KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI MÀ KHÓ VÌ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG" (NGUYỄN BÁ HỌC)
BÀI LÀM:
Bài 1
Cuộc sống ngày một phát triển với nhiều điều mới mẻ, thôi thúc ta tìm kiếm và vươn tới tầm cao của sự hiểu biết ,nhưng điều đó không phải dễ dàng vì để đạt được những ước mơ và khát vọng đó, con người phải vượt qua nhiều thử thách, gian nan.
Vậy đâu là sức mạnh để con người vượt qua chặng đường nhiều chông gai đó để đạt được những ước mơ và khát vọng của mình ? Sức mạnh ấy đơn giản chính là chính bản thân ta như nhà cách mạng Nguyễn Bá Học đã đưa ra một lời khuyên vô cung quý giá đối với con người :"Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Câu nói của ông không đơn thuần chỉ cho ta những bản chất của những khó khăn mà mỗi con người đã, đang và sẽ vấp phải trong cuộc sống này mà đã chỉ cho ta hướng đi đúng đắn để vượt qua điều đó.
"Đường đi” chính là cuộc sống của ta đây, không gian nan vì “ngăn sông cách núi”mà khó vì ý chí “lòng người” không thể vượt qua. Tuy mỗi người đều có một cuộc sống riêng nhưng hình như mọi đường đời đều có chung một điểm chính là những con sông những vách núi đang chờ ta chinh phục .Thật vậy , có ai đi đến thành công mà chưa từng bị thất bại làm sờn lòng , nhụt chí nhưng với niềm tin và sự hi vọng chiến thắng ,ta tự tích lũy và rút ra được những bài học, kinh nghiệm đường đời quý giá, rồi từ đó ta biết được đâu là con đường riêng và cách đi riêng để đạt được mục tiêu .Hãy lấy việc học làm một điển hình tiêu biểu cho ý kiến trên. Càng lên lớp lớn , việc học tập ngày càng nhiều bắt ta phải thật kiên trì và bền bỉ . Khó khăn đấy gian khổ đấy , nhưng không vì lẽ đó mà các bạn học sinh lại đánh mất hi vọng và niềm tin của mình ,các bạn luôn cố gắng hoàn thành tốt việc học, đương nhiên có nhiều lúc thực sự mệt mỏi lắm nhưng đó không phải là cái cớ để các bạn lui bước. Mọi nỗ lực luôn được đền đáp bằng những thành công to lớn , giờ đây các bạn trở thành những người công dân tốt , những người có ích và có chỗ đứng trong xã hội .
Nhưng bên cạnh đó, một số khác thì lại nao núng, ngại ngần trước việc học khó khăn , họ vẫn ham chơi, thích làm quen và giao tiếp với bạn xấu . Liệu rồi những cái thú vui ấy cũng chẳng đem lại gì cho bạn chăng ? Và khi bạn nhận thấy đã lãng phí quá nhiều thời gian cho việc vui chơi thì hình như mọi thứ đã muộn đễ sửa đổi khi nó đã trở thành thói quen . Những trò chơi , những cuộc tán gẫu dài ấy chỉ là những cái lợi trước mắt, nó thể hiện sự ngại ngần của con người khi phải đương đầu trước khó khăn mà cuộc sống đang thử thách bản thân bạn. Rồi mọi hậu quả mà bạn gánh chịu lại bắt đầu từ chính sự e ngại và tư tưởng muốn hưởng thụ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu, ngại khó, ngại khổ trong học tập sẽ dẫn đến thất học, lạc hậu trong tư tưởng ảnh hưởng đến chính mình và cả xã hội.
Là học sinh, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ và bổn phận của mình, luôn tự nhắc nhở bản thân: “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.”
Nói như vậy có nghĩa là, nhiệm vụ chính của chúng ta là học tập, sẽ không có lí do gì để chúng ta không cố gắng học tốt, chỉ có tích cực trau dồi kiến thức chúng ta mới trở thành những chủ nhân có ích cho đất nước, đứng trước một bài tập khó hay đứng trước những phút chúng ta lười biếng hãy nhớ tới câu nói của thầy Nguyễn Bá Học để vượt qua, để vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Câu nói của thầy giáo Nguyễn Bá Học là một lời khuyên vô cung hữu ích đối với tuổi trẻ thời đại mới. Cuộc sống đang phát triển từng ngày, từng giờ, thế hệ trẻ chúng ta cần có một quyết tâm, một ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn mà vươn tới chân trời tri thức đang rộng mở. Phải luôn nhớ rằng hãy vượt lên chính mình để vươn tới những đỉnh vinh quan chói lọi đang chờ chúng ta chinh phục
Bài 2
Bài làm
Cuộc đời của một con người được ví như một con đường quanh co, đầy gian nan, đau khổ. Và cuộc sống đôi lúc cũng cần những điều gian nan, khổ sở ấy để đạt được những ước mơ, khát vọng của bản thân, con người cần phải vượt qua những thử thách. “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì long người ngại núi e sông”, câu nói đó của Nguyển Bá Học đã chỉ ra những khó khăn mà chúng ta phài, đang và đã vượt qua, đồng thời câu nói đó cũng đã chỉ ra hướng đi cho mỗi người đẩ vượt qua những trở ngại ấy.
Lời nói của Nguyển Bá Học mang đậm ý nghĩa khuyên bảo chúng ta phải vượt qua chính bản thân mình , con đường có biết bao nhiêu chông gai, khó khăn đi chăng nữa nhưng chỉ cần ý chí của ta không nản lòng thì sẽ có thể vượt qua được. Những hình ảnh “con đường, sông, núi, ….” Trong câu nói của Nguyễn Bá Học không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là con người phải vượt qua được những khó khăn để rèn luyện ý chí của bản thân mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn thế. . Đường đi ở đây là cuộc sống của mỗi người. Mỗi người có có một cuộc đời, cuộc sống khác nhau và mỗi cuộc đời ấy là một con đường không giống nhau. Nhưng chúng có một điểm chung là chúng đều là những con đường khó khăn, gian nan, có biết bao nhiêu con sông , ngọn núi cản trở bước đường tiến tới thành công , vinh quang của bản thân. Những cản trở ngăn sông cách núi ấy không khó vượt qua, mọi điều phụ thuộc vào bản thân chúng ta , ý chí của chúng ta có muốn vượt qua chúng hay không.
Mọi việc đều do bản thân ta quyết định. Nếu ngại ngung trước những khó khăn, gian khổ thì bản thân ta sẽ trở thành những con người hèn nhát, nhu nhược, một con người chẳng bao giờ thực hiện được những điều mình muốn. Ngược lại, nếu bản thân dũng cảm, không ngại gian nan thì chúng ta sẽ nhận được những điều vinh quang. Không có việc gì vô nghĩa mà người ta lại đặt ra những câu nói để giáo huấn đời sau cả. Câu nói của Nguyển Bá Học cũng thế, có lẽ niềm tự hào về quê hương đất nước cũng thể hiện một chút ít trong đó. Đó là niểm tự hào vể sự bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm, sự kiên trì nhẫn nại tìm ra con đường cứu nước của Người…
Đề có được cuộc sống hòa bình ngày nay. Dân tộc Việt Nam đã vươn lên từ một quá khứ thương tâm nhưng đáng tự hào. Một ngàn năm độ hộ bởi giặc Tàu, một trăm năm đô hộ bởi giặc Tây để rồi hôm nay có được một đất nước độc lập tự do. Bản thân chúng ta nên tự hào vì những vị anh hung góp phần hình thành lên đất nước này. Cuộc đời và sự nghiệp của họ chính là những bằng chứng sống động cho việc không ngại “ ngăn sông cách núi” từ Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi đến Phan Bội Châu hay Chủ Tịch Hồ Chí Minh… Quá trình tìm kiếm sự tự do, độc lập cho dân tộc của họ trải qua biết bao nhiêu khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Bến nhà Rồng để tìm đường cứu nước đến năm 1924 Người quay về thành lập Đảng. Rồi từng bước giải cứu đất nước. Rõ rang chỉ với một ý chí quyết tâm , kiên cường mới thực hiện được ước mơ “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là nước được độc lập, tự do, nhân dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Có nhưng tấm gương sang ngời về việc không ngại núi e sông như Bác nhưng đồng thời cũng có những tấm gương hổ thẹn về việc ấy. Chỉ vì sợ mà dâng hiến đất nước của cha ông cho bọn ngoại bang nhu Bảo Đại. Chúng vì cái sợ , cái lợi trước mắt mà đánh mất đi ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam . Thật đáng hổ thẹn. Họ để đất nước bị đè nén, chà đạp đau thương , phủ bỏ trách nhiệm của mình.
Là học sinh chúng ta cần thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của mình. Đó là nghĩa vụ học tập, trau dồi vốn kiến thức cho bản thân . Hãy tự hành động chứ đừng suy nghĩ và mơ ước mà không thực hiện được.
Lời răn dạy của cụ Nguyển Bá Học khuyên bảo chúng ta hãy vượt qua khó khăn để giành lấy vinh quang. Rút ra bài học cho bản thân nếu không có ý chí và nghị lực thì sẽ có một bức tường lớn ngăn cản con đường thành công của ta đó chinh là bản thân mỗi người.. Sống là phải nổ lực và quyết tâm, khẳng định ý chí và nghị lực của bản thân.
Trong chúng ta không ai là hòan hảo và cũng không ai ngừng cố gắng trở nên hòan hảo. Mọi người đều có những mục tiêu và hòai bão khác nhau. Ai cũng muốn vươn lên và hòa nhập vào xã hội, tham gia vào guồng máy lao động nhộn nhịp. Nhưng để đến với ước mơ của mình, ta phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách mà thử thách lớn nhất đó chính là bản thân ta. Như câu nói của Nguyễn Bá Ngọc :"
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông" cũng nhằm nhắc nhở, động viên mọi người phải kiên trì và không nản lòng trước những gian lao, nguy khó.
Nếu trong một bản nhạc có những cung bậc cao thấp thì cuộc sống của chúng ta cũng có những thăng trầm khác nhau.
Trong nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, " Đường đi khó" - Đó là những mục tiêu và hòai bão mà ta không chắc chắn là sẽ đạt được, là một quá trình học hỏi và luyện tập cố gắng không ngừng. " Núi" và "Sông" là hai sự vật to lớn, sâu và dài, rất khó vượt qua nếu không có ý chí và bản lĩnh. Nó tượng trưng cho những rào rản, khó khăn ngăn bước ta đến với thành công. Câu nói ấy không chỉ là một nhận định cá nhân mà còn là kinh nghiệm quý báu cho những ai có mục tiêu sống. Muốn có được những gì mong ước , ta phải thực sự đam mê, thậm chí còn gặp phải những thất bại. Từ những cái khó, từ những kinh nghiệm thực tế ấy, thế giới mới tạo ra những con người sống và biết cách sống, biết cách vươn lên thật mạnh mẽ và hữu ích.
Ai cũng thấm thía sự mất mát trong chiến tranh khi chứng kiến người mẹ mất con, vợ mất chồng và con xa bố... Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về vũ khí đã khiến những trái tim yêu nước tưởng như quỵ ngã.... Nhưng vượt lên trên tất cả, không vì khó khăn mà nhân dân ta nản lòng, chịu nhún nhường trước quân địch. Họ vẫn đứng lên, hoà mình vào làn sóng đập tan ách thống trị và giành quyền làm chủ đất nước mình. Hay như trong xã hội hiện đại, một chiếc cúp vô địch thế giới, bài kiểm tra điểm mười hay chỉ là những bước chân đau nhói của một bệnh nhân bị chấn thương cột sống... tất nhiên, không phải là chuyện dễ. Nhưng bằng ý chí, bằng niềm tin vượt qua "Sông", vượt qua "Núi" họ vẫn không từ bỏ giấc mơ đến vinh quang.
Nhận định của Nguyễn Bá Ngọc tuy đã rất lâu nhưng vẫn luôn quý giá cho những ai mau nản lòng trước nguy khó. Nó không hướng ta đến những ước mơ viển vông xa vời mà chỉ khích lệ ta hết mình khi làm việc và học tập, theo đuổi mục tiêu đến cung và bên cạnh đó lắng nghe ý kiến từ xung quanh để cải thiên mình tốt hơn. Nó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh với những ai dung vật chất để mua danh chuộc lợi cho bản thân mình, đánh mất sự công bằng trong cuộc sống.
Biên giới giữa thành công và thất bại đó chính là lòng người. Với nhận định của Nguyễn Bá Ngọc, thế hệ trẻ càng có thêm một bài học làm hành trang quý báu trên con đường học vấn và làm chủ đất nước. Thế hệ học sinh, sinh viên đã đang và sẽ luôn lấy đất nước làm điểm tựa để học hỏi, hoà mình vào bầu trời tri thức của thế giới. Đó là lời khuyên quý giá tạc vào thời gian, không bao giờ phai mờ.
==