Hoàn thiện chính sách phân phối

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty CP Du lịch và Truyền thông Hoàng Gia (Trang 27)

Hiện nay Công ty đang sử dụng cả hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nhưng hiệu quả từ kênh phân phối gián tiếp là chưa cao. Khi thiết lập kênh phân phối gián tiếp cần phải tránh rủi ro vì nếu xẩy ra rủi ro sẽ làm mất uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường.

Ngoài ra Công ty nên đẩy mạnh chính sách phân phối trực tiếp để tối đa hóa lợi nhuận, vì thực tế hiện nay tiếp cận của khách hàng đến Công ty còn ít.

3.2.1. Những kiến nghị và đề xuất với Công ty CP DL & TT Hoàng Gia

Công ty CP DL& TT Hoàng Gia là một công ty đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, để tạo được thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp của mình thì doanh nghiệp cần phải có một số biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp như:

- Cần phải nâng cấp các trang thiết bị trong văn phòng để có thể phục vụ tốt hơn nữa cho công việc.

- Khai thác các thị trường khách quen thuộc và mở rộng hơn nữa các thị trường khách, có thể mở rộng thị trường khách sang các tỉnh lân cận.

- Có thể mở các cơ sở ở một số tỉnh khác nhau để có thể thu hút được nhiều thị trường khách hơn.

- Đào tạo để nâng cấp trình độ cho nhân viên.

- Có một số chính sách khen thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc trong tháng.

- Cần sáng tạo hơn nữa trong quá trình tạo ra một sản phẩm du lịch, tạo ra những chương trình du lịch phong phú và mới lạ hơn nữa dể thu hút khách hàng.

- Xúc tiến công tác quảng cáo sản phẩm du lịch của công ty.

3.2.2. Những kiến nghị và đề xuất với Khoa

- Là sinh viên của khoa Văn hóa du lịch, em xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa cùng các giảng viên đã tạo điều kiện cho chúng em có được những kì thực tập như thế này để chúng em có nhiều điều kiện trau dồi những kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc trong tương lai sau khi chúng em ra trường.

- Trong thời gian thực tập, chúng em thấy rằng kiến thức mà nhà trường trang bị là rất cần thiết, tuy nhiên còn thiếu nhiều so với thực tế nghề nghiệp. Do

vậy, Khoa cần phải tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế nhiều hơn nữa để sinh viên có được một kiến thức vững hơn.

- Đối với một hướng dẫn viên du lịch thì trình độ ngoại ngữ là rất quan trọng. Khoa cần phải sắp xếp lịch học ngoại ngữ hợp lý, tăng thời lượng và chương trình để sinh viên có điều kiện luyện tập nhiều hơn.

- Khoa nên xây dựng thêm nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch để có thể gửi sinh viên trong Khoa đến thực tập.

3.2.3. Kiến nghị với ngành du lịch

- Tăng cường tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho các nhà quản trị, nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên du lịch.

- Tổng cục du lịch cần có sự chỉ đạo và thành lập bộ máy an ninh bảo vệ khách du lịch, tránh các hiện tượng lừa lọc, gây sự với khách du lịch khi họ đến du lịch với địa phương đặc biệt với du khách nước ngoài.

KẾT LUẬN

Du lịch ngày càng được thừa nhận là ngành kinh tế dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, du lịch sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, miền núi có tiềm năng du lịch, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và khu vực đó.

Qua quá trình thực tập tại Công ty du lịch CP TT&DL Hoàng Gia thì đã mang lại những kiến thức thực tế vô cùng quan trọng đối với em, một sinh viên năm cuối chuyên ngành du lịch. Trước xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch thì yêu cầu đòi hỏi những cán bộ làm trong ngành du lịch phải có trình độ cao về nghiệp vụ du lịch. Thời gian thực tập cũng đã mang lại một số lượng kiến thức thực tế vô cùng lớn đối với em và đóng vai trò rất quan trọng trong công việc sau khi ra trường. Qua quá trình thực tập cũng đã mang lại một lượng kiến thức thực tế sâu rộng.

Trong chiến lược phát triển du lịch năm 2011, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Việt Nam đón khách du lịch quốc tế gấp 3 lần so với nănm 2000 (khoảng 6 triệu lượt khách), và gấp 2 lần số khách nội địa (khoảng 25 triệu lượt khách). Tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động trực tiếp và 1 triệu lao động gián tiếp, đưa tổng doanh thu đạt xấp xỉ 6% tổng GDP của cả nước với tốc độ tăng trưởng trên 12% một năm.

Nhìn vào số liệu trên cho thấy tầm quan trọng đối với việc phát triển du lịch nói chung đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Lượng. Làng nghề truyền thống Việt Nam. Nxb VHDT, 2005. 2. Đinh Vân Chi. Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch. Nxb VHTT, 2004.

3. Đổng Minh Ngọc, Vương Lôi Đình. Kinh tế du lịch và du lịch học. Nxb Trẻ, 2001.

4. Nguyễn Cường Hiền. Nghệ thuật hướng dẫn du lịch. Nxb Văn hóa, 1994.

5. Nguyễn Văn Lưu. Thị trường du lịch. Nxb Thanh niên, 2003.

6. Nhiều tác giả. Giao tiếp sự mở đầu cho thành công. Nxb VHTT, 2002. 7. Tổng cục du lịch Việt Nam. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Tài liệu bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch. Lưu hành nội bộ), 1997.

8. Thông tin từ Internet.

9. Trần Nhạn. Du lịch và kinh doanh du lịch. Nxb VHTT, 1995.

10. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang. Marketing du lịch. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2001.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty CP Du lịch và Truyền thông Hoàng Gia (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)