❖ Là việc cho vay mà NH thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NH NN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
❖ Mô tả phương thức cho vay
•C Loại tiền vay: VND, ngoại tệ •C Thời gian cho vay: tối đa 12 tháng
•C Mức cho vay: hạn mức khách hàng được sủ dụng vượt quá số tiền có trên tài
khoản tiền gửi thanh toán không kì hạn.
•C Lãi suất: cố định và thả nổi
•C Bảo đảm tiền vay: có/không bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ 3. •C Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần
•C Trả nợ gốc và lãi vốn vay: thu tự động trên tài khoản tiền gửi •C Phạt quá hạn: lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
1.2.7.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
❖ NH chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NH NN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
❖ Mô tả phương thức cho vay
•C Loại tiền vay: VND
■S Mức cho vay: 80% số tiền chi tiêu trên thẻ, tối đa 100.000.000 VND đối với thẻ
vàng, 50.000.000 đối với thẻ chuẩn, không quá 30.000.000 VND với thẻ tín dụng nội địa.
J Lãi suất: cố định và thả nổi
J Bảo đảm tiền vay: ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá hoặc
được cấp tín chấp tùy đối tượng.
J Giải ngân: một lần hoặc nhiều lần
J Trả nợ gốc và lãi vốn vay: thanh toán hàng tháng tối thiểu 20% số tiền chi tiêu trên
thẻ theo bảng liệt kê giao dịch khách hàng. Số tiền chi tiêu trên thẻ không được trừ vào số tiền đã ký quỹ.
J Phạt quá hạn: lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
1.2.8 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp
Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của NH trong việc cấp tín dụng. Các giai đoạn được xây dựng theo một trình tự nhất định bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lí hợp đồng tín dụng.
❖ Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn
+ Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu
Cán bộ tín dụng tư vấn, hướng dẫn khách hàng thiết lập bộ hồ sơ vay vốn. Hồ sơ cho vay gồm:
J Hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp cho NH.
• Hồ sơ pháp lí
Quyết định thành lập (Nếu pháp luật qui định phải có).
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lí của cơ quan nhà nươc thẩm quyền qui định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo qui định điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền.
Giấy phép/ chứng chỉ hành nghề (ngành nghề theo qui định phải có) Giấy chứng nhận đầu tư (trường hợp phải có theo qui định).
Quyết định giao vốn/ biên bản góp vốn. Danh sách thành viên sáng lập.
Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có). Các giấy tờ khác (nếu có).
• Hồ sơ kinh tế
Báo cáo tài chính 2 năm liền kề (trừ doanh nghiệp mới thành lập). Báo cáo tài chính quý gần nhất.
• Hồ sơ vay vốn
Giấy đề nghị vay vốn hoặc giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn
Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dich vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường)
Các hợp đồng mua bán cung ứng dịch vụ, chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay).
Văn bản của cấp có thẩm quyền theo qui định điều lệ của doanh nghiệp về việc châp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh vay vốn.
Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong tương lai).
J Hồ sơ do NH lập
Báo cáo thẩm định tái thẩm định
Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có) Tờ trình gửi NH cấp trên (nếu có)
Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn.
J Hồ sơ do khách hàng và NH cùng lập
Hợp đồng tín dụng/ sổ vay vốn Giấy nhận nợ
Hợp đồng bảo đảm tiền vay Biên bản kiểm tra sau khi cho vay + Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng
Cán bộ tín dụng kiểm tra bộ hồ sơ cho vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Lúc này, cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ.
❖ Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
+ Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hay qua các kênh thông tin khác.
+ Kiểm tra mục đích vay vốn
Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn có phù hợp với pháp luật hiện hành, phương án kinh doanh có phù hợp với thời điểm kinh doanh, tiêu thụ.
Đối với những khoản vay là ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn bảo đảm phù hợp với qui định quản lí ngoại hối hiện hành.
❖ Bước 3: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định
+ Thẩm định tư cách khách hàng
Xem xét người đại diện doanh nghiệp có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp.
+ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Kiểm tra khả năng tài chính của doanh nghiệp có thể đảm bảo trả nợ trong khoản thời hạn cam kết. Hiện tại, doanh nghiệp có vay tại NH khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
+ Thẩm định tài sản đảm bảo, dự án đầu tư
Tập trung kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm qua hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp và khảo sat thực tế (quyền sở hữu tài sản, sự tranh chấp tài sản, khả năng giao dịch và chuyển nhượng của tài sản, giá trị thực tế của tài sản).
❖ Bước 4: Quyết định cho vay
Thông qua bảng báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn, trình lên trưởng phòng để kiểm tra. Sau đó, trình lãnh đạo NH phê duyệt quyết định cho vay.
❖ Bước 5: Giải ngân
Sau khi khách hàng đã hoàn thiện bợ hồ sơ/đã công chứng, chứng thực và đăng kí giao dịch bảo đảm, cán bộ tín dung kiểm tra lại lần cuối.
Khi đã đầy đủ, đúng yêu cầu cán bộ tín dụng tiến hành nhập các thông tin cần thiết vào phần mềm điện toán.
Nếu giải ngân 2 lần trở lên hay cho vay theo hạn mức tín dụng thì phải lập thêm giấy nhận nợ cho mỗi lần nhận nợ.
+ Tiến hành giải ngân
Nếu trong thẩm quyền, cán bộ tín dụng thực hiện giải ngân trực tiếp hay chuyển sang bộ phận kế toán, ngân quỹ để thực hiện giải ngân/chuyển tiền.
Kế toán tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn theo danh mục qui định và kiểm tra các yếu tố pháp lí trên hồ sơ vay vốn. Trước khi giải ngân phải yêu cầu khách hàng ký nhận trên giấy nhận nợ hoặc phụ lục hợp đồng.
Lưu giữ bộ hồ sơ vay vốn theo qui định.
❖ Bước 6: Kiểm tra, giám sát khoản cho vay
Lập thông báo gửi cho khách hàng trước 5 ngày làm việc so với ngày đến hạn nợ để thông báo các khoản nợ đến hạn.
Kiểm tra sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Kiểm tra tình hình trả nợ gốc, lãi, phí.
Kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo hoặc tiến độ dự án.
Kiểm tra thẩm định sau khi cho vay, chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận tiền vay. NH có thể tiến hành kiểm tra đột xuất tùy vào điều kiện và tình hình cụ thể và phải lập biên bản sau khi kiểm tra.
❖ Bước 7: Thu nợ và lãi
Có nhiều phương thức để khách hàng tiến hành trả nợ
+ Khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản NH: giao dịch viên lập phiếu chuyển khoản thu nợ từ tài khoản thanh toán.
+ Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt:
• Số tiền mặt nằm trong hạn mức thu: giao dịch viên trực tiếp lập thủ tục và thu tiền mặt trực tiếp từ khách hàng.
• Số tiền vượt mức thu: cán bộ tín dụng xác định chính xác số tiền trả nợ, lập phiếu thu, hạch toán thu nợ. Sau đó, khách hàng nộp tiền tại quỹ.
❖ Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng
+ Thanh lý hợp đồng
Khách hàng trả hết nợ gốc, lãi, phí, cán bộ tín dụng đối chiếu, kiểm tra giữa chứng từ giấy và hệ thống điện toán để tất toán khoản vay.
+ Thanh lý hợp đồng tín dụng:
Không cần lập biên bản thanh lý cho các hợp đồng tín dụng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí.
Nếu khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng lập biên bản thanh lý, hợp đồng tín dụng trình trưởng phòng kiểm tra, xem xét trước khi giám đốc ký biên bản thanh lý.
+ Giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay
Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể giải chấp toàn bộ hay một phần tài sản bảo đảm. Đối chiếu số lượng, giá trị tài sản bảo đảm với dư nợ hiện tại, khách hàng lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), cán bộ tín dụng ghi nhận ý kiến đề nghị trình trưởng phòng và giám đốc phê duyệt.
Căn cứ phê duyêt, phối hợp với kế toán và người được giao giữ tài sản kiểm tra giấy tờ, lập biên bản giao giấy tờ và tài sản cho khách hàng.
Trong quá trình cho vay cần xem xét nhiều yếu tố, một vài yếu tố cơ bản được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Một vài yếu tố cơ bản trong qui trình cho vay
Tính cách Năng lực Tài sản thế chấp Kiểm soát
Quá trình thanh toán của khách hàng trước đây Năng lực của khách hàng và người bảo lãnh
Quyền sở hữu tài sản Xem xét qui định đối với các hoạt động của NH liên quan tới chất lượng, đặc điểm của các khoản cho vay.
Mục đích vay
vốn Xem xét lịch sử hoạtđộng, cơ cấu, bản chất kinh doanh, các khách hàng, nhà cung cấp của người vay vốn
Giá trị tài sản Ký các cam kết và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan tới khoản cho vay.
Dự báo tình hình kinh doanh của khách hàng
Mức độ chuyên môn hóa của tài sản
Yêu cầu vay trước sau phải tuân thủ đúng chính sách cho vay bằng văn bản. Phân hạng tín dụng của khách hàng Pháp lí, trở ngại và những hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản
Xem xét các tài liêu không phải của cơ quan kiểm soát tín dụng.
Nguồn: Trích Peter Rose, “Các khoản cho vay trong một nền kinh tế có vấn đề”, tạp chí ICB, Canada Banker, số 3 (tháng 6 năm 1983)
1.3 Hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại NH TM
1.3.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
1.3.8.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
(Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước)
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) =---x 100% Dư nợ năm trước
+ Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực tế kế hoạch tín dụng.
+ Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
1.3.8.2 Tỷ lệ thu lãi
Tổng lãi đã thu trong năm
Tỷ lệ thu lãi (%) =---x 100% Tổng lãi phải thu trong năm
+ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của NH từ việc cho vay.
+ Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của NH, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của NH, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong NH tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của NH và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.
1.3.8.3 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn
+ Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH.
+ Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng cao, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của NH, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì NH đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của NH.
1.3.8.4 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
+ Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH, thể hiện NH đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa.
+ Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì NH chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia và cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì NH chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.
1.3.8.5 Tỷ lệ nợ xấu
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu ( % ) =---x 100 Tổng dư nợ
+ Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại NH. Tổng nợ xấu của NH bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay.
+ Tỷ lệ nợ xấu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại
1.3.8.6 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) =---x 100