Những giải pháp để đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ ý THỨC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN ý NGHĨA CỦA NHỮNG QUAN ĐIỂM đó đối VỚI THỰC TIỄN (Trang 26 - 31)

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TRONG

2. Những giải pháp để đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới

Để nâng cao ý thức người dân với công tác phòng chống dịch, sau đây là một số những giải pháp kiến nghị áp dụng:

a) Tăng cường tuyên truyền, vận động ý thức người dân nghiêm túc chấp hành các biện pháp chống dịch.

- Tuyên truyền, kêu gọi người dân đến và về tỉnh từ các địa phương có nguy cơ cao ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ các biện pháp phòng chống dịch

- Phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch đối với những ngành nghề đặc thù tiếp xúc với nhiều người như shipper, xe ôm...:Trước khi chở khách, người tài xế phải hỏi kỹ các thông tin như ở tỉnh nào về, tên gì và về đâu, bởi khi nắm bắt được thông tin sẽ giúp mình nâng cao ý thức trong việc phòng, chống cũng như cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi cần thiết.

- Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về các hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể: Thông báo trên loa phường, xóm; in thông tin và dán tại các địa điểm có đông người (ví dụ như khu dân cư, chợ...)

- Giáo dục tuyên truyền, lồng ghép những bài tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống Covid trong những bài giảng tại các trường học.

- Tổ chức các cuộc thi online giúp người dân tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về tình hình dịch bệnh, các quy định pháp luật trong phòng chống Covid.

b) Nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm

- Loại bỏ những thông tin sai sự thật, xử phạt nghiêm khắc những các nhân, tổ chức phát tán tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dư luận, làm giảm sự tín nhiệm nhân dân vào chủ trương phòng chống dịch của chính phủ

- Nghiêm khắc xử phạt những hành vi làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng như khai báo y tế sai sự thật, mua bán trang thiết bị y tế không đạt chuẩn, trốn tránh việc đi cách ly y tế,…để tăng tính răn đe trong cộng đồng.

c) Mạnh tay trong cơ chế quản lý, kiểm tra

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở để xem xét sự chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid: Nhiều cơ sở karaoke, quán nét... vẫn hoạt động chui mặc dù có các chỉ thị về giãn cách xã hội...Nhờ sự thanh tra, kiểm tra kịp thời mà những hành vi này đã bị xử lý trước khi gây hậu quả nghiêm trọng.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, nhắc nhở và xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng chống dịch.

d) Biểu dương những tấm gương đẹp mùa dịch

Đối với các hành động cao đẹp như xung phong về tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ vật chất và sức lao động cho công tác chống dịch ta cần biểu dương, khen ngợi để nâng cao hơn tinh thần chống dịch của toàn thể xã hội, để toàn dân ta đồng lòng cùng đẩy lùi bệnh dịch.

=> Vai trò của ý thức: Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan. - Qua tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia và ngay tại Việt Nam, có thể thấy rõ rằng virus lây lan hay được kiểm soát đều liên quan đến ý thức và hành vi của con người. Ở những nơi đông người nhưng nếu người dân hiểu biết về dịch bệnh, có ý thức phòng bệnh tốt hơn thì sẽ giảm thiểu được những nguy cơ lây nhiễm.

+ Ở Trung Quốc, các thành phố có mật độ dân số rất cao như Bắc Kinh, Thượng Hải, do thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhiều so với các tỉnh Hồ Bắc, Đại Liên, những nơi có mật độ dân cư thấp hơn.

+ Ở các nước châu Âu, khi chính quyền áp dụng lệnh phong tỏa, người dân tự giác đeo khẩu trang và tiêm chủng thì tỷ lệ nhiễm bệnh giảm đáng kể. Song, khi bắt đầu nới lỏng cách ly, mọi người đi lại nhiều hơn thì lập tức số ca nhiễm lại gia tăng trở lại ( điển hình như dịch bệnh bùng lại ở Nga và Pháp).

+ Ở Việt Nam, khi dịch bùng phát, cả hệ thống chính trị và toàn dân cùng quyết tâm phòng chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Bộ Y tế liên tục phát đi khuyến cáo nhắc nhở người dân tự bảo vệ mình và cộng đồng. Trong tình hình đó, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, của đội ngũ y bác sĩ, và những nguồn lực vật chất, chúng ta rất cần phải dùng đến sức mạnh của ý thức để cùng đẩy lùi dịch bệnh này.

- Như vậy, ý thức được đề cập ở đây là sự nhận thức và hành động của cá nhân và cộng đồng để ứng phó trước đại dịch, được xem xét dưới góc độ ý thức xã hội, theo quan điểm duy vật biện chứng. Ý thức xã hội hay ý thức cá nhân đều nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh cơ sở đã sinh ra nó. Mặt khác, ý thức xã hội cũng có tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội. Nếu ý thức là đúng đắn, nó có tác dụng tích cực, thúc đẩy xã hội tiến lên. Ngược lại nếu ý thức đó là sai lầm, thì nó sẽ cản trở, kìm hãm, thậm chí phá hoại những thành quả mà cả cộng đồng đã nỗ lực xây dựng. Trong những trường hợp nhất định, ý thức có sức mạnh đặc biệt, là yếu tố quyết định tạo nên những kỳ tích trước những khó khăn cả về điều kiện vật chất và những giới hạn về sức lực của con người. Qua đó cho thấy, việc phát huy vai trò của ý thức trong bảo vệ cộng đồng và phòng chống dịch là việc làm cần thiết. Thực chất của việc phát huy vai trò của ý thức là tìm ra, khơi dậy, nâng cao ý thức tiến bộ, tích cực trong đời sống xã hội, tạo ra sức mạnh tinh thần cho công cuộc phòng chống dịch hiện nay ở nước ta.

- Để ý thức xã hội có tác dụng tích cực với đời sống thì phải đảm bảo rằng ý thức đó là đúng đắn, nghĩa là phản ánh đúng bản chất, quy luật của hiện tượng khách quan; ý thức ấy phải được phổ biến, thâm nhập vào đông đảo quần chúng nhân dân; ý thức đó phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc trong đời sống; tính tích cực, tự giác của chủ thể ý thức (các cá nhân, cộng đồng xã hội và lực lượng đóng vai trò là trung tâm của thời kỳ lịch sử ấy) cũng quyết định mức độ tác dụng của ý thức đến tồn tại xã hội. - Ý thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chủ trương chống dịch; chỉ khi toàn dân đồng lòng ý thức thì những triển khai phòng chống dịch của nhà nước mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Cùng với sự hợp tác của người dân lân cận sẽ giúp đỡ rất nhiều trong công tác khoanh vùng truy vết, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

- Việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định giúp người dân bảo đảm sự an toàn của chính mình, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng và phần nào làm rút bớt gánh nặng của nhà nước trong công tác chống dịch.

Tóm lại, thực tế đã cho thấy ý thức tốt hay kém đều tác động trực tiếp đến thành quả phòng chống dịch của toàn xã hội. Để tháo gỡ những cản trở về tư tưởng, ý thức, chúng ta cần lưu ý những chỉ dẫn quan trọng của nghĩa duy vật biện chứng: “Chừng nào hoạt động của con người là có mục đích, tức là hoạt động sống tích cực của nó được dẫn dắt bởi những quan niệm và hiểu biết về những đặc tính hiện thực của các khách thể, thì chừng đó con người thoát khỏi và đối lập với hiện thực khách quan. Theo đó, thì rất cần thiết việc kiên quyết thống nhất ý chí, chấp hành theo những nguyên tắc chung của cộng đồng an toàn cho tất cả mọi người. Ngoài ra, còn phải kết hợp các biện pháp để đảm bảo cuộc sống, để động viên, khích lệ, đoàn kết, hỗ trợ để nâng cao ý thức toàn xã hội.

PHẦN KẾT LUẬN

Với những nội dung nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn quan niệm về ý thức của nhà triết học Mác – Lênin. Đồng thời cũng thấy được vai trò, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn thông qua việc liên hệ tình hình dịch COVID–19 bùng phát ở Việt Nam lần thứ tư và đưa ra một số phương hướng, giải pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan do đó chúng ta cần phát huy hết sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần kiên quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông…về sự vật, hiện tượng. Phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập và lao động. Luôn nỗ lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch xâm nhập.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận trên đây là toàn bộ nội dung mà nhóm chúng em đã nghiêm túc tìm hiểu và nghiên cứu về ý thức. Vấn đề này còn rất nhiều khía cạnh để chúng ta có thể bàn tới, tuy nhiên do có sự hạn chế nhất định nên chúng em chỉ xin đóng góp một số nội dung cơ bản của vấn đề.

Lời cảm ơn!

Xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Triết học Mác – Lênin – Phạm Thị Hương đã giảng dạy tận tình để chúng em có kiến thức và vận dụng vào bài tiểu luận. Mặc dù kinh nghiệm còn hạn chế, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của nhóm và sự hướng dẫn của giảng viên, đề tài đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhóm em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của cô và các bạn để chúng em bổ sung kiến thức đề tài thảo luận đạt kết quả cao hơn nữa!

Nguồn tài liệu: -Thư viện pháp luật

- Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dành cho bậc đại học không chuyên lí luận chính trị).

- Trang thông tin điện tử hội đồng lí luận trung ương. - Cổng thông tin điện tử bộ y tế.

- Trang thông tin điện tử bộ y tế cục y tế dự phòng. - Cổng thông tin điện tử chính phủ.

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - Tạp chí cộng sản.

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM VỀ ý THỨC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN ý NGHĨA CỦA NHỮNG QUAN ĐIỂM đó đối VỚI THỰC TIỄN (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)