- Tăng số lượng khách hàng hoạt động
- Ta cũng thấy cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì nhu cầu của
người dân cũng tăng theo. Nhu cầu vay ngày càng đa dạng về hình thức cũng như số lượng. Vì vậy NH cần phải đưa ra những nhiều loại hình tín dụng hấp dẫn, với nhiều ưu đãi phù hợp từng vùng miền, từng nhóm đối tượng góp phần làm tăng số lượng khách hàng tìm đến NH.
- Nên linh hoạt trong hoạt động cho vay, vẫn biết cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro
- thấp, có điều kiện kinh tế kém ở hiện tại thì trong tương lai không cao được. Vì vậy cần phải
mạnh dạn đánh giá xem xét mức độ tín nhiệm của KH để có thể chọn một phương thức cho
vay phù hợp. Nếu được VPBank có thể tư vấn thiết lập phương án cho vay với KH, như vậy
sẽ làm tăng mức độ tín nhiệm giữa VPBank với KH, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Trong hoạt động tín dụng, tiếp tục duy trì các KH truyền thống, bên cạnh đó mở rộng
đối tượng KH vay mới, nên tập trung vào KH là các DN vừa và nhỏ, cá thể. Đây là xu hướng chung của các NH trong khu vực cũng như trên thế giới, phục vụ đối tượng cá thể, DN vừa và nhỏ đảm bảo cho NH quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho KH, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp NH đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Điều này không những giúp cho NH đa dạng hóa được loại hình cho vay mà còn phân tán rủi ro do không tập trung vốn vào một đối tượng. Mặt khác, NH nên phân loại KH theo mối quan hệ tín dụng với NH để giảm thấp vốn bị mất do rủi ro tín dụng.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của phần lớn
bộ phận dân cư, đặc biệt là dân sống ở thành thị tăng lên nhanh với nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Vì vậy NH cần phát triển mạnh hơn về công tác cho vay tiêu dùng, điều này không chỉ mang lợi nhuận cao cho NH mà còn mở rộng thị trường hoạt động.
- Ngoài các hình thức cho vay truyền thống qua việc cần cố thế chấp tài sản, VPBank
nên tìm cũng như phát triển các hình thức vay mới như:
- + Cho vay bảo đảm bằng các khoản phải thu: NH có thể giúp KH thiếu vốn tức thời bằng
cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng của khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoặc không thông báo cho KH thiếu nợ của KH tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
- - Cần đẩy mạnh xử lý nợ quá hạn, nợ xấu trong các khoản vay vốn của KH
- +Xử lý nợ cũ: tiến hành giãn nợ và gia hạn nợ cho khách hàng biểu hiện một thiện chí, tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian thu hồi vốn hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng và cũng chứng tỏ NH đã thông cảm với những khó khăn của KH trong làm ăn kinh doanh. Tập trung thu hồi dứt điểm các khoản nợ quá hạn của từng chi nhánh. Dừng quan hệ tín dụng, bằng mọi biện pháp thu hồi nợ đối với KH là các doanh nghiệp bị lỗ, không có khả năng khắc phục hoặc có nợ quá hạn lớn, xử lý các tài sản đảm bảo mà NH đang nắm giữ. Đối với khách hàng là doanh nghiệp có nợ gia hạn, nợ quá hạn
- nên tập trung đôn đốc, theo dõi chặc chẽ các nguồn tài chính của doanh nghiệp đó, giám sát
từng hạn mục, từng dự án đầu tư để đề ra biện pháp thu nợ, tăng cường bổ sung tài sản cố
định nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
- +Đối với những khoản cho vay mới:
- Thực hiện rà roát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại nợ để nắm rõ thực trạng nợ. Tăng cường quản lý vốn đã cho vay, bám sát hoạt động nguồn thu, bảo đảm thu hồi ngay sau khi công trình có nguồn vốn, không để tình trạng vốn vay ngoài tầm kiểm soát.
- Tăng cường cho vay có đảm bảo bằng tài sản đối với KH. Thực hiện các biện pháp đảm
bảo tài sản bổ sung đối với các khoản cho vay dự án, phương án sản xuất kinh doanh chưa đủ tài sản thế chấp theo quy định.
- Đẩy mạnh hệ số thu nợ
- Đi kèm với sự phát triển của hoạt động cho vay, thì doanh số cho vay của NH cũng tăng, bên
cạnh đó doanh số thu nợ cũng tăng theo. Chính vì để đẩy mạnh hệ số thu nợ không có nghĩa là làm giảm doanh số cho vay mà là phải tăng cường trong công tác thu nợ, làm tăng doanh số thu nợ, để có thể đảm bảo được hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay của NH và góp phần vào việc làm giảm nợ xấu, nợ quá hạn.
- Tăng cường nguồn vốn huy động
- Hiếm khi một tổ chức cá nhân nào dùng 100% vốn tự có của mình để sản xuất kinh doanh, NH cũng vậy, và vốn là cơ sở để NH tố chức mọi hoạt động kinh, ngoài vốn ban đầu thì NH phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
- Nên xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho hoạt động cho vay. Lãi suất là một trong
số yếu tố đầu tiên KH quan tâm khi quyết định vay vốn ở NH. Vì vậy chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với từng đối tượng KH giúp KH dễ dàng hơn để tiếp xúc với nguồn vốn của NH, làm đẩy mạnh hơn hiệu quả cho vay của NH.
- + Chính sách lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn:
- ++ Với khách hàng quen thuộc, có uy tín, vay trả sòng phẳng thì có chế được hưởng một mức lãi suất ưu đãi thấp hơn. Điều đó góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài với KH, vừa khuyến khích cho các KH tăng cường mối quan hệ với VPBank, vừa tích cực làm ăn có
-hiệu quả, trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho NH.
- ++ Tùy từng đối tượng vay vốn như ngành nghề làm việc, vị trí xã hội, trình độ học vấn mà VPBank có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau nhằm kích thích đối tượng khách hàng vay vốn.
- Ngoài ra có thể tùy từng trường hợp cụ thể như KH đến vay vốn lần đầu tiên, hoặc đối với tổng giá trị khoản vay lớn có thể giảm lãi suất và có nhiều ưu đãi khác.
- - Mở rộng quan hệ khách hàng:
- Việc hoạt động tín dụng của NH phụ thuộc nhiều vào việc huy động vốn, và nhu cầu
đa dạng của KH vay vốn. Ngày nay, kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu của KH ngày càng cao, do đó NH cần mở rộng thêm các phòng giao dịch trên các địa bàn, những địa bàn quan trọng tập trung nhiều dân cư và khu công nghiệp, phải nghiên cứu và đẩy mạnh công tác marketing, tìm hiểu xem người dân hiện nay cần cái gì, nhu cầu như thế nào để đưa ra sản phẩm tương ứng, nhằm huy động được nhiều vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế.
- Tìm kiếm KH mới, KH tiềm năng, giữ quan hệ tốt với KH truyền thống. Mở công
tác quảng cáo, tiếp thị, quảng bá sâu rộng đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp kinh tế để người dân biết về các hình thức huy động vốn, những ưu đãi trong hoạt động cho vay cũng như các chương trình khuyến mãi tại NH.
- Cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,
các thành phần được Chính phủ và Nhà nước khuyến khích phát triển. Đặc biệt đối với các DN quốc doanh, hiện nay DN quốc doanh đã được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, bình đẳng với các DN ngoài quốc doanh.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị KH nhằm nắm bắt được những mong muốn,
nhu cầu vốn, định hướng trong tương lại để NH có kế hoạch kịp thời hoặc có những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế hiện nay.
- Thủ tục giao dịch hệ thống phải thuận tiện, đơn giản, phục vụ nhanh, tạo chiến lược thiện
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng
- Công việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm xảy ra trong quá trình cho
vay. Để có thể phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề, từ đó có hướng xử lý thích hợp, tránh tình trạng không thu hồi được vốn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH. Do đó, trong khâu thẩm định NH cần phải chú trọng đến các vấn đề sau:
- +Về việc định giá tài sản thế chấp, NH phải thẩm định một cách chặt chẽ, vì nếu định giá
thấp hơn giá trị thực tế thì đến khi KH không trả được nợ, NH đem tài sản đi bán với giá thấp hơn thị trường hoặc không có người mua, làm xảy ra tình trạng không thu được vốn hoặc mất cả vốn.
- +Tư cách người vay: làm rõ mục đích đi vay, lịch sử và trả nợ đối với KH cũ, còn KH mới
thì cần thu nhập thông tin từ các nguồn khác.
- +Năng lực đi vay: chỉ cấp tín dụng cho KH có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Kiên quyết không cho vay đối với các đối tượng không có lý lịch rõ ràng, dù họ có khả năng trả nợ vay cho NH.
- +Thu nhập của người vay: cần quan tâm đến nguồn trả nợ của KH từ đâu, có đủ để trả nợ không.
- Tăng cường công tác xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn.
- Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó để đảm bảo hiệu quả trong hoạt
động tín dụng NH cần thực hiện tốt các công việc sau:
- +Phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân tích trách nhiệm giữa các khâu thẩm
định và quyết định cho vay.
- +Thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người vay trước khi cho vay, đảm bảo
tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuân thủ theo quy định cho vay, đảm bảo cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở có đảm bảo theo đúng quy định.
- +Hạn chế cho vay tập trung vốn vào một số ít KH, một số ngành, lĩnh vực kinh doanh để có
thể tránh được rủi ro ngành và thực hiện phân tán rủi ro.
- +Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay đối với khoản cho vay
- +Theo dõi thường xuyên các khoản cho vay có vấn đề.
- +Tăng cường biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội hay
hoạt động của NH có sự biến động lớn đe dọa sự an toàn và hiệu quả vốn tín dụng. - - Nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên
- Yếu tố con người được coi là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh NH, nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của NH.
- Hiện nay, việc chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực là điều kiện hết sức quan trọng,
để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh NH có cạnh tranh. Đứng trước những yêu cầu thiết yếu toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, VPBank không những phải đương đầu với đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn cả thế giới về nhiều mặt, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, cần phải có kiến thức chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các chủ trương chính sách của VPBank, biết vận dụng sáng tạo linh hoạt trong từng vị trí công tác được giao, bên cạnh đó cần phải tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, công nghệ thông tin, nghiệp vụ thẻ,.. .nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm hiện đại hóa NH, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển đất nước. Trong đó, VPBank cần chú trọng nâng cao nghiệp vụ tín dụng, kỹ thuật phân tích tài chính các doanh nghiệp, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phân tích tín dụng thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, nâng cao quản lý rủi ro tín dụng. Đẩy mạnh hơn nữa việc trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động để từng bước hiện đại hóa NH, nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Mỗi cán bộ công nhân viên phải là một tấm gương sáng về tinh thần đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cao bởi vì NH huy động tiền gửi để cho vay, mọi thất thoát rủi ro đều gây nên thiệt hại tài sản của Nhà nước, của nhân dân và ảnh hưởng đến nền kinh tế chính trị của đất nước. Trong khi đời sống của cán bộ nhân viên, NH chưa cao mà luôn phải va chạm với đồng tiền nếu không có đạo đức sẽ dễ bị cám dỗ vật chất dẫn đến hành vi tiêu cực hoặc sai trái.
- Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, VPBank cần thực hiện một số biện pháp: + Tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan tuyển chọn những người có năng lực, tâm huyết với nghề, ưu tiên người có kinh nghiệm.
- + Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng
- cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng
như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi...
- +Bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu từng công
việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác đảm bảo quyền lợi gắn vơi trách nhiệm.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các văn bản hành chính nhà nước:
- Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, 2010.
- Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, 2013.
- Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, 2014. [2] Sách tiếng việt:
- PGS.TS. Trần Thị Xuân Hương và ThS.Hoàng Thị Minh Ngọc (2012). Giáo trình Nghiệp
vụ ngân hàng thương mại. Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
- TS. Nguyễn Minh Kiều (2011). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Lao động xã hội. - ThS Châu Văn Thưởng và ThS. Phùng Hữu Hạnh (2013). Các nghiệp vụ cơ bản ngân hàng thương mại Việt Nam. Tài chính.
[3] Tham khảo điện tử:
- PGS.,TS. Nguyễn Đắc Hưng (2015). “Bàn thêm về tái cơ cấu tổ chức tín dụng ở Việt
- Nam”. www.sbv.gov.vn. Số 21
- Kinh tế đô thị (2015). “Năm 2015, doanh số huy động và cho vay sẽ tăng cao".
- www.baomoi.com. 16/01
- TS. Nguyễn Thị Hoài Lê (2013). “Chính sách tiền tệ và những tác động đến doanh
nghiệp’”. www.vietstock.vn. 26/03
- Hồng Anh (2015). “Năm 2015, tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 18%””.
- www.nhandan.com.vn. 24/12
[4] Các trang web:
- “Báo cáo thường niên VPBank”, trang web www.vpbank.com.vn
- www.sbv.gov.vn