Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao việt nam (Trang 32 - 39)

1.4.1.1. Sự phát triển của khoa học công nghệ

CMCN 4.0 bắt đầu vào đầu thế kỷ 21, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT), S.M.A.C, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới..., đặc trưng của CMCN 4.0 khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0không gắn với sự ra đời của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau trong đó trọng tâm là công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - truyền thông. Sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhoà ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Đó là cuộc cách mạng của sự hội tụ ở đỉnh cao, sự tiết kiệm các nguồn lực ở mức tối ưu nhất từ trước tới nay.

Tốc độ phát triển của những đột phá trong CMCN 4.0 là không có tiền lệ trong lịch sử. Để đo tốc độ lan truyền của công nghệ, một số chuyên gia sử dụng tiêu chí thời gian mà sản phẩm công nghệ đạt ngưỡng 50 triệu người sử dụng. Theo đó, nếu như trước đây để đạt được con số 50 triệu người sử dụng, điện thoại cần 75 năm, radio cần 38 năm, tivi cần 13 năm, thì gần đây Internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn.

Tốc độ phát triển đột phá trong CMCN 4.0 đã có vai trò tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng, mở ra một kỷ nguyên đa truyền thông hoá. Với những đặc điểm nổi bật như: tính tức thời và đa dạng về nguồn tin, khả năng lan toả mang tính toàn cầu. Điều này đã giúp người dùng không bị thụđộng đối với sự biến đổi của thế giới xung quanh.

Cùng với khả năng truyền tải thông tin cực nhanh của các loại hình báo chí điện tử và sự hình thành hệ thống thông tin toàn cầu, tốc độ lan toả thông tin đã tăng lên hàng triệu lần. Con người trở nên hiểu nhau hơn, khoảng cách địa lý dường như được rút ngắn và thế giới phụ thuộc vào nhau hơn.

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng càng có điều kiện phát triển. Hệ thống báo chí - với tư cách là bộ phận cốt lõi của các phương tiện thông tin đại chúng càng thể hiện rõ quy luật này.

1.4.1.2. Tác động của toàn cầu hoá

Toàn cầu hoá là một trong những vấn đề được toàn nhân loại quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều khoa học, trong đó có Khoa học chính trị - kinh tế. Joseph E.Stilizt - tiến sĩ Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhiều năm là giáo sư Đại học Yale (Mỹ), đoạt giải Noben kinh tế năm 2001, trong cuốn Toàn cầu hoá và những mặt trái đã nhận

người, toàn cầu hoá đem thế giới lại gần hơn thông qua việc trao đổi hàng

hoá và các sản phẩm, thông tin, kiến thức văn hoá. Nhưng trong suốt vài thập

kỷ qua, tốc độ hội nhập toàn cầu đã trở nên nhanh và sâu sắc hơn rất nhiều

do có những tiến bộ chưa từng thấy trong công nghệ, truyền thông, khoa học,

giao thông vận tải và công nghiệp. Trong khi toàn cầu hoá là chất xúc tác và

cũng là hệ quả của tiến bộ loài người, nó cũng là một quá trình hỗn độn, cần

điều chỉnh và nó cũng tạo ra những thách thức và các vấn đề lớn” [54].

Đảng ta cũng khẳng định: “Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế

quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức

tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của

mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý

của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia” [6].

Hệ thống thông tin toàn cầu phát triển nhanh, trở thành một quyền lực đầy sức mạnh, tính cạnh tranh giữa các loại hình báo chí ngày càng gay gắt. Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự khai thác những tiềm năng cực lớn của bộ não con người. Thế kỷ XXI được dự báo với những xu thế phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới các quốc gia, trong đó nổi bật nhất là xu thế toàn cầu hoá của một thời đại mới, thời đại chuyển đổi sang nền kinh tế thứ ba - nền kinh tế tri thức. Trước hết, xu thế đó sẽ diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin vốn rất gắn bó và nhạy cảm đối với hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng.

Sự phát triển của xã hội hiện đại đã tạo ra những tiền đề quan trọng để các phương tiện thông tin đại chúng mà trong đó cốt lõi là hệ thống báo chí phát triển ngày càng mạnh mẽ. Dòng chảy mạnh mẽ của xu thế ấy đã có những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của hệ thống thông tin đại chúng thế giới - trong đó có hệ thống báo chí, tạo cho báo chí khả năng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin của con người. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã có khả năng to lớn để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người.

Cùng với sự tác động của nhiều yếu tố khác, những tác động của toàn cầu hoá đến lĩnh vực thông tin đã dẫn tới xu hướng toàn cầu hoá thông tin. Đó là quá trình quy chuẩn hoá và mở rộng quy mô ra toàn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn thông tin, công chúng, phương tiện kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp nhận thông tin của các loại hình báo chí.

Xã hội càng hiện đại thì tốc độ vận động của các tiến trình kinh tế xã hội càng nhanh. Mặt khác, với tốc độ phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, với việc quốc tế hoá các quá trình sản xuất kinh doanh, các chính sách kinh tế xã hội phải được thích ứng kịp thời. Đó là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và cũng là một yêu cầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ mới.

Tất nhiên, cũng giống như toàn cầu hoá về kinh tế, chúng ta thấy rõ những mặt tiêu cực của toàn cầu hoá thông tin như: sự áp đặt thông tin, áp đặt những giá trị văn hoá… trên cơ sở đó tác động, chi phối về mặt kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của xu hướng toàn cầu hoá thông tin là: Tăng cường khả năng giao tiếp; tạo cơ hội tiếp nhận kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại; nhanh chóng quốc tế hoá các thành tựu, tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật, văn hoá - nghệ thuật, các kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và lao động…

1.4.1.3. Tác động của cơ chế thị trường

Đại hội VI, đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trường. Đại hội IX trên cơ sở tổng kết 15 năm đổi mới, Đảng ta đã khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó như một yêu cầu khách quan trên con đường đổi mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí. Nó

tạo điều kiện để báo chí bung ra phát triển, tự đổi mới để thích ứng với yêu cầu của cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin của nhân dân và đã thực sự thu hút được nhiều người đọc, người xem hơn.

Việc giải phóng sức sản xuất, kích thích những năng lực tiềm tàng, khuyến khích khát vọng làm giàu, tạo điều kiện cho mọi nhu cầu sản xuất, kinh doanh, làm kinh tế đã tạo nên nhu cầu thông tin phong phú làm xuất hiện thị trường thông tin, đưa báo chí nước ta từng bước trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường, thành một loại hàng hoá đặc biệt. Cũng từ đó, yêu cầu cạnh tranh báo chí xuất hiện và trở thành động lực quan trọng đối với báo chí.

Chủ trương xoá bao cấp về tài chính trong hoạt động báo chí, yêu cầu báo chí vừa đảm bảo vai trò là một bộ phận công tác tư tưởng, văn hoá của Đảng vừa làm kinh tế theo luật định khiến mỗi tờ báo phải không ngừng đổi mới, xem đó như một điều kiện để tồn tại. Chính nhờ chủ động được về tài chính, nhiều tờ báo và cơ quan báo chí trong cơ chế thị trường đã có điều kiện để cải thiện đời sống phóng viên, biên tập viên và mở rộng quan hệ giao lưu trong nước và ngoài nước, từng bước hiện đại hoá cơ sở thiết bị phương tiện nghiệp vụ, đổi mới cách thức hành nghề để có thể hòa nhập với báo chí khu vực và thế giới.

Cơ chế thị trường đã mở rộng cánh cửa kho tàng thông tin làm cho thông tin như những dòng chảy từ khắp mọi nơi đổ về tạo điều kiện cho báo chí khai thác nguồn chất liệu dồi dào này. Do tác động của sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường đã làm cho chất lượng của báo chí nâng cao, số lượng ngày càng tăng, đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng báo chí.

Cơ chế thị trường đã tham gia lựa chọn các nhà quản lý báo chí giỏi và những nhà báo có tài. Cơ chế thị trường còn tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ khó khăn để phát triển, đã kích thích mạnh mẽ được tính chủ động, sáng tạo của người làm báo và của cơ quan báo chí. Mỗi tờ báo đều được cải tiến về nội dung và hình thức thông tin, cải tiến trong cách in ấn và trình bày, cố gắng

nắm bắt nhu cầu bạn đọc, chủ động phát hành nhanh và rộng, quan tâm hơn đến hiệu quả trực tiếp của hoạt động báo chí. Các tờ báo phải luôn luôn quan tâm đến độc giả, phải tính đến hiệu quả các chi phí sản xuất, bố trí hợp lý và mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm của mình.

1.4.1.4. Xu hướng hội tụ của truyền thông

Trong khuôn khổ của lĩnh vực truyền thông, hội tụ được hiểu theo hai nghĩa sau:

Thứ nhất, công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện báo chí khác nhau vào trong một phương thức hoạt động. Sự hội tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đa truyền thông. Hội tụ của các loại hình báo chí: báo in, ti vi, phát thanh, phim ảnh được kết hợp đểđưa các dịch vụ tới người sử dụng.

Thứ hai, sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng. Các tập đoàn báo chí, một công ty sở hữu nhiều loại kinh doanh báo chí khác nhau. Điều này dẫn đến sự hội tụ về kinh tế: Các hãng truyền thông hội tụ qua việc liên kết sáp nhập hoặc mua cổ phần của nhau.

Hội tụ là sự kết hợp của nhiều loại hình báo chí. Nhiều cơ quan báo chí của Việt Nam hiện nay đã theo hướng phát triển đa phương tiện. Nhiều báo in, đài phát thanh - truyền hình có báo mạng điện tử, mặc dù mới chỉ là phiên bản của tờ báo truyền thống. Báo chí đa phương tiện sẽ làm cho báo chí tốt hơn với nội dung đa dạng và phong phú. Hội tụ báo chí khiến nhà báo phải “suy nghĩ đa phương tiện”. Hội tụ sẽ giúp cho các nhà báo có cơ hội để thực hiện tốt hơn vai trò của mình, và để có thể kể câu chuyện phù hợp với từng loại hình báo chí. Báo chí đa phương tiện là cách thức để chiếm lĩnh được nhiều khán giả hơn, do đó kinh doanh tốt hơn.

Có ba lý do để báo chí đa phương tiện trở nên chiếm ưu thế: thứ nhất, do sự phát triển của công nghệ thông tin; thứ hai, do nhu cầu thông tin và tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng tăng; thứ ba, do nhu cầu phát triển tự thân của các loại hình báo chí trước xu thế cạnh tranh gay gắt. Môi trường

hội tụ truyền thông đã tạo cho báo chí Việt Nam những thuận lợi và thách thức mới, do đó, trong tương lai gần, không một cơ quan báo chí, truyền thông nào có thể đứng ngoài sự tác động mang tính quy luật này. Có hai yếu tố“hội tụ” là hội tụ phương tiện và hội tụ con người. Vấn đềđào tạo một đội ngũ nhà báo “đa chức năng” - nhà báo thời báo chí hội tụ truyền thông, đa phương tiện, vì thế là một yêu cầu rất quan trọng.

1.4.1.5. Trình độ dân trí và yêu cầu ngày càng cao của công chúng

Dân trí gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị của dân trí không chỉ giới hạn ở trình độ học vấn hay lượng thông tin người dân nhận được, mà quan trọng hơn là ở mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề chính trị - xã hội, mức độ dấn thân, muốn làm, dám làm, khả năng hành xử có trách nhiệm của mình một cách có hiệu quả. Dân trí nước ta ngày càng cao, người dân quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, những nhiệm vụ trung tâm của đất nước ngày càng nhiều.

Dân trí phát triển cao đòi hỏi báo chí phải đổi mới và phát triển không ngừng. Thực tiễn xã hội đặt ra những đòi hỏi mở rộng quy mô thông tin của từng cơ quan báo chí, song lại phải tránh tình trạng thừa các thông tin vô bổ, thiếu các thông tin bổ ích. Các cơ quan báo chí phải đủ trình độ và bản lĩnh để nhận thức và phân tích một cách chính xác, kịp thời các sự kiện, những diễn biến phức tạp của thời cuộc, đủ sức hình thành và hướng dẫn một cách đúng đắn dư luận xã hội, có sức tập hợp, động viên xã hội hành động theo những mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước. Hội nhập với bên ngoài, báo chí - truyền thông nước ta cần có những đổi mới mạnh mẽ cả về nhận thức và hành động [57].

1.4.1.6. Báo chí phát triển mạnh mẽ

Trước yêu cầu đa dạng và phong phú của công chúng; trước thành công của đổi mới và hội nhập, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển. Tính đến tháng 2 năm 2013, số lượng cơ quan báo chí in trên cả nước là 812 với 1.084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ,

ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương, ngành, đoàn thể trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Cả nước có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có hai đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, một đài của ngành là Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh) [13].

Tóm lại: Càng cạnh tranh báo chí càng phát triển và người được hưởng lợi nhiều nhất chính là đông đảo người đọc… Cuộc cạnh tranh sôi động này cũng trở thành động lực lôi cuốn báo chí nước ta tiến dần lên theo trình độ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử thể dục thể thao việt nam (Trang 32 - 39)