CHƯƠNG 4 : SƠ ĐỒ CHI TIẾT VÀ BỐ TRÍ TOÀN NHÀ MÁY
4.2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NHIỆT CHI TIẾT CỦA NHÀ MÁY
4.2.3 Các thiết bị trong nhà máy
Là thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng trong nhà máy nhiệt điện
Lò hơi phải đảm bảo cung cấp đủ hơi cho Tuabin cả về số lượng và chất lượng hơi
+ Sản lượng hơi 1650 T/h
+ Thông số hơi quá nhiệt
+ Nhiệt độ: 5450C
+ Áp suất: 250 bar
- Nhiệt độ nước cấp: 270 0C
- Nhiên liệu: than cám có thành phần và đặc tính như sau :
Clv = 73,6%; Slv = 0,4%;Nlv = 0,2%; Alv = 16,8%; H2lv = 1,3%; Wlv = 5,5%; O'2lv = 2,2%; Vlv = 5,5%; Qtlv = 28000 kJ/kg
4.2.3.2 Tuabine
Toàn nhà máy có 3 khối, mỗi khối có 1 tuabine K-400-240 ngưng hơi.Tuabin được lắp đồng trục với máy phát điện có công suất 400 MW
có t0
4.2.3.3 Bình ngưng
Bình ngưng có nhiệm vụ làm ngưng tụ hơi nước thoát ra khỏi tuabin, tạo nên độ chân không cần thiết để tuabin làm việc an toàn và kinh tế. Trong thiết kế này dùng bình ngưng làm mát kiểu bề mặt. Nước làm mát đi trong ống, hơi đi ngoài ống nhả nhiệt cho nước làm mát. Các ống này được chế tạo bằng ống đồng, các ống bằng thép không được sử dụng trong bình ngưng vì chúng có những nhược điểm sau: bị oxy hoá và ăn mòn hoá học, có hệ số dẫn nhiệt thấp. Các ống được ghép chặt lên hai mặt sàng chính. Để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt trong bình ngưng người ta chế tạo bình ngưng theo kiểu 2 chặng, số chặng là số lần trao đổi nhiệt giữa hơi và nước lạnh.
Tuabin K-400-240 có một bình ngưng ,áp lực làm việc của bình ngưng là 0,068 bar.Để bảo vệ tuabin trên cổ bình ngưng ,người ta đặt van an toàn,van này hoạt động theo nguyên lý của màng kim loại ; màng kim loại đặt trên đường ống nối một đầu nối với cổ bình ngưng còn đầu kia nối với cửa ống thông với ngoài trời.Sau màng kim loại người ta đặt một lưỡi dao kim loại.Bình thường nếu chân không của bình ngưng tốt thì màng kim loại cong vào phía trong;khi chân không bình ngưng xấu đi thì màng kim loại sẽ xích dần đến mũi dao và bị mũi dao đâm thùng khi áp suất trong bình lớn hơn áp suất khí trời,từ đó hơi trong bình sẽ thoát ra ngoài trời do đó sẽ bảo vệ được tuabine.
4.2.3.4 Ejectơ
Nhiệm vụ của Ejectơ là giữ cho áp lực trong bình ngưng đúng mức qui định, nó hút không khí trong bình ngưng để đảm bảo chân không .Trong bình ngưng từ các khởi động và trong quá trình làm việc của khối.
Mỗi tuabin đặt 2 Ejectơ, 1 Ejectơ khởi động làm việc lúc khởi động khối và 1 Ejectơ chính làm việc liên tục với với tuabin. Hơi cung cấp cho Ejectơ được trích từ tuabine. Nước của Ejectơ đưa về khoang chứa bình ngưng. Nước ngưng được đưa qua Ejectơ để làm mát Ejectơ.
4.2.3.5 Bình gia nhiệt hạ áp
Tuabin sử dụng bình gia nhiệt hạ áp trao đổi nhiệt kiểu bề mặt, hơi cung cấp cho các bình gia nhiệt này được lấy từ các cửa trích của tuabin. Nước ngưng đi qua các bình gia nhiệt hạ áp này và nhận nhiệt của hơi nóng truyền cho nó làm tăng nhiệt độ của nước ngưng. Hơi sau khi nhả nhiệt cho nước ngưng thì ngưng lại thành nước đọng, nước đọng được dồn từ GNHA5^ GNHA6 ^ GNHA7 và từ GNHA7 nước đọng được bơm đẩy trở lại đường nước ngưng, hỗn hợp với nước ngưng tại điểm hỗn hợp K ở giữa bình GNHA6 và GNHA7. Nước đọng từ bình GNHA8 đưa về khoang nước bình ngưng.
Các bình gia nhiệt hạ áp đều có van nối tắt để đề phòng sự cố 1 bình nào đó sửa chữa thì nước ngưng vẫn liên tục đến các thiết bị đằng sau nó theo đường nước ngưng đi để đổ về bình khử khí.
4.2.3.6 Bình khử khí
Bình khử khí có nhiệm vụ khử các chất khí hoà tan trong nước trước khi vào lò hơi.Nguồn nước đi vào bình khử khí gồm có nước đọng từ các bình gia nhiệt cao áp, nước ngưng từ các bình gia nhiệt hạ áp, nước bổ sung. Để cấp hơi cho bình khử khí người ta trích hơi tại cửa trích số 4 đi qua bộ giảm áp vào bình. Nước sau khi đã khử khí được chứa trong bể chứa phía dưới cột khử khí. Lượng nước chứa trong bình chứa có khả năng cung cấp nước cho lò làm việc với phụ tải hơi cực đại trong 5 phút
Thiết bị khử khí là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu hỗn hợp, trong đó nước vào thiết bị khử khí đi từ trên xuống, hơi đi từ dưới lên. Thiết bị khử khí trong bản thiết kế này làm việc với áp lực 6at. Các dòng nước có nhiệt độ khác nhau đưa vào thiết bị khử khí được phân phối theo độ cao của cột khử khí, nước có nhiệt độ thấp đưa vào phía trên cao và cứ hạ xuống theo nhiệt độ tăng dần của nướ
Bình khử khí có đường xả nước tự động để xả nước lúc mức nước ở bình chứa lớn hơn qui định. Phía trên có đặt van xả khí không ngưng ra ngoài trời và van an toàn.
4.2.3.7 Bình gia nhiệt cao áp
Tuabin có 3 bình gia nhiệt cao áp, trao đổi nhiệt kiểu bề mặt lấy hơi từ các cửa trích số 1, 2 và 3 của tuabin. Tại các bình GNCA có bố trí đường đi tắt của nước cấp đảm bảo nước cấp đến lò hơi liên tục. Nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp 1 được đưa về bình gia nhiệt cao áp 2 rồi đến 3 rồi đổ vào bình khử khí. Trên đường dẫn nước đọng có đặt van con heo, đường dẫn nước đọng cũng phải có đường đi tắt.
4.2.3.8 Tuabine truyền động bơm cấp
Theo tiêu chuẩn thiết kế đối với những khối lớn có công suất từ 250MW trở lên thì bơm cấp phải truyền động bằng tuabine phụ, trong thiết kế này tuabine truyền động bơm cấp là tuabine ngưng hơi
Hơi cấp cho tuabine phụ được lấy từ cửa số trích số 3 trên tuabine chính. Hơi từ cửa số trích số 3 đi ra được chia làm 2 phần: 1 phần đi vào bình gia nhiệt cao áp 3, 1 phần đi vào tuabine phụ. Sau khi giãn nở sinh công để truyền động bơm cấp thì hơi trong tuabine phụ thoát ra được đưa về bình ngưng. Tuabine phụ được lắp đồng trục với bơm cấp nước.
4.2.3.9 Bơm nước ngưng
Khối có 3 bơm nước ngưng. Ở đầu đẩy của bơm cũng đặt đường tái tuần hoàn và van 1 chiều. Bơm nước ngưng có nhiệm vụ đưa nước ngưng từ bình ngưng đi qua các bình gia nhiệt hạ áp rồi đến bình khử khí.
4.2.3.10 Bơm tuần hoàn
Bơm tuần hoàn được tính năng suất làm việc trong điều kiện mùa hè (nhiệt độ nước tuần hoàn cao nhất), do vậy năng suất làm việc của bơm lớn nhất.
Khối có 2 bơm tuần hoàn, mỗi bơm có năng suất là 50% tổng năng suất, không cần đặt bơm dự phòng vì điều kiện làm việc của bơm không nặng nề lắm .Trạm bơm tuần hoàn đặt tại bờ sông, tất cả các bơm này đều dồn vào 1 trạm để dễ thao tác vận hành, theo dõi .Để ngăn chặn rác vào ống hút nước ta dùng lưới quay, làm lưới chắn ở trạm bơm.
Lưới quay là 1 loại lưới di động, có hiệu quả loại rác bẩn rất cao, dùng nước phun để rửa sạch rác bẩn trên lưới này.
4.2.3.11 Bơm nước cấp
Trong nhà máy điện tuabine ngưng hơi, bơm nước cấp là thiết bị làm việc nặng nề do phải cung cấp một lượng nước với lưu lượng và cột áp lớn. Trong thiết kế này bơm được nối theo sơ đồ 1 cấp. So sánh với sơ đồ 2 cấp nhận thấy sơ đồ này có sự tin cậy của bơm cao do làm việc ở vùng nước có nhiệt độ thấp.
Bơm nước cấp được đặt thêm một bơm dự phòng có năng suất bằng 50% năng suất của bơm chính và được truyền động bằng điện.
Bơm nước cấp dùng loại bơm ly tâm có nhiều từng liên tiếp để nâng cao áp lực, ở đầu đẩy của bơm ta đặt van 1 chiều để nước không quay trở lại bơm gây hiện tượng thủy kích phá hỏng bơm.
4.2.3.12 Các thiết bị xử lý khói a, Xử lý Bụi
Chức năng: Hệ thống lọc bụi có chức năng loại bỏ các hạt tro trong khói thông qua các tấm cực điện từ.
Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống khử bụi cho tổ máy 400 MW
ESP được cấu tạo bằng khoang dạng hộp với hai đầu trống để khói đi qua. Bên trong bố trí các tấm cực dương và âm đặt dọc theo chiều đi của khói. Hệ thống được bố trí các máy biến thế để cung cấp điện cao áp đấu với các cực phóng để tạo môi trường ion giữa các tấm cực, tại đây các hạt bụi sẽ được ion hóa mang điện tích âm, và được các tấm cực lắng hút lại, định kỹ sẽ được hệ thống búa gõ rơi xuống các phễu chứa bên dưới trước khi được hút sang Silo chứa tro bụi của hệ thống thải xỉ.
b, Hệ thống khử SO2
Chức năng: Xử lý khí SOx là sản phẩm cháy và đi theo đường khói thải ra môi trường. Các khí SOx này khi thải ra môi trường sẽ gây ra mưa axit và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra lượng khói thải ra môi trường phải đảm bảo được yêu câu về môi trường.
Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống khử SOx cho tổ máy 400 MW Hệ thống xử lý SOx ta dùng hệ thống sử lý kiểu tháp hấp thụ bằng đá vôi.
Nguyên lý: Khói được đưa vào phía giữa của tháp hấp thụ rồi được thổi lên trên đỉnh của tháp hấp thụ rồi tác dụng bới đá vôi được đưa từ trên xuống dưới để loại bỏ SOx.