V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪ N: PGS.TS NGUY ỄN VĂN N HỜ
5.1.1 Các tham số của mô hình mô phỏng
Đặc tính mô phỏng – Mô hình mô phỏng này được xây dựng để kiểm chứng giải thuật, kết quả mô phỏng được tham khảo để xây dựng và hiệu chỉnh mô hình thực nghiệm. Do điều kiện khách quan của cơ sở vật chất nên một số tham số và cấu hình chọn lựa không phải là tối ưu:
• Nguồn AC – Trong một số mô hình, 2 nguồn AC lệch pha nhau 30o để triệt tiêu một phần dao động điện áp trên tụ. Do thực tế ở PTN sử dụng biến áp thường nên ta sử dụng 2 nguồn đồng pha bình thường. Biên độ được điều chỉnh tùy thuộc vào điện áp DC cần tạo ra trên tụ. Tần số nguồn AC là 50Hz.
• Tụ điện – Sử dụng tụ 7800uF, để thấy được rõ ràng kết quả của giải thuật giảm điện áp common-mode, điện áp DC cần phải cân bằng tốt nên sử dụng tụ khá lớn.
• Tải – Tải R-L bao gồm 160Ω điện trở và 200mH điện cảm, tải được chọn để phù hợp với mô hình thực tế.
• Cuộn cảm lọc đầu vào - Giúp giảm dao động điện áp trên tụ và làm cho mô hình mô phỏng gần với mô hình thực tế.
• Tần số ngõ ra – 50Hz được chọn.
• Sóng mang – Một sóng mang [0 1 0] với tần số 5kHz được tạo ra để sử dụng với giải thuật điều chế nhiều sóng mang và quy về 1 sóng mang chuẩn.
• Bộ chỉnh lưu – Sử dụng bộ chỉnh lưu cầu Diode 3 pha không điều khiển.
• Bộ nghịch lưu – Sử dụng các IGBT trong mô hình mô phỏng để xây dựng các module cầu H.