Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa của cư dân vùng biển đảo vân đồn, quảng ninh (Trang 27 - 40)

1.2.1. Nội hàm của khái niệm văn hóa

Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm văn hóa đã có nhiều cách hiểu khác nhau, tùy vào quan điểm của các ngành nghiên cứu, khái niệm văn hóa có những cách diễn giải phong phú và đa dạng. Cho đến nay, khái niệm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau.

Chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về văn hóa thường gắnvăn hóa với bản chất con người. Một trong các lực lượng bản chất ấy là sức lao động, là tài năng sáng tạo của con người. Đó không phải là các lực lượng bẩm sinh xuất hiện một cách tự nhiên, mà chúng biến đổi do tác động của các quan hệ xã hội, do trình độ phát triển văn hóa. Các lực lượng bản chất người ấy được khách thể hóa thông qua hoạt động cải tạo thế giới của con người. Chính hoạt động này là phương thức tồn tại, tái sản xuất ra đời sống xã hội.

C.Mác luôn khẳng định văn hóa là yếu tố mang bản chất của con người, được hình thành trong quá trình con người lao động, sản xuất đã phát hiện: “Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người” [42, tr.587]. Ở một tác phẩm khác, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Của cải là gì nếu không phải là sự biểu hiện tuyệt đối của những tài năng sáng tạo của con người, không cần đến tiên đề nào khác, ngoài sự phát triển lịch sử đã có, sự phát triển vốn lấy cái chỉnh thể của sự phát triển làm mục đích tự thân, tức là mọi lực lượng bản chất người, bất chấp quy luật đã định trước” [43, tr.476].

Như vậy, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chứng minh một cách thuyết phục về tính chất xã hội của lực lượng bản chất người. Nếu phương diện kinh tế của lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất thì phương diện văn hóa lao động chính là sự sáng tạo để cải tạo tự nhiên, phục vụ sự tồn tại

và phát triển của con người. Đây là tư duy biện chứng của triết học Mác khi đưa ra quan điểm về văn hóa.

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn

phê phán các khái niệm và định nghĩa), trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “văn hóa” rất phức tạp.

Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra quan điểm về văn hóa như sau: “Văn hóa

hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [138; tr.13.]. Theo định nghĩa này, văn hóa và văn minh được đồng nhất là một, bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã bao quát hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người trong đời sống xã hội.

F. Boas trong cuốn sách Trí óc của người Nguyên Thủy đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” [14; tr.19]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.

Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là: “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”[166; tr.357]…Theo định nghĩa này, văn hóa là nét đặc trưng của một nhóm người trong cộng đồng, được hình thành từ hành vi

của con người trong cuộc sống hàng ngày và đến lượt mình, nó lại trở thành nguyên nhân tạo nên những hành vi khác của con người.

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [85; tr. 431.]. Với quan niệm này, văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Taylor, văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh cũng được coi là là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.

Theo Phạm Văn Đồng, “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [163; tr.22]. Theo quan điểm này, văn hóa là những gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và phát triển xã hội.

Tác giả Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ hẹp được gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa là kiến thức của con người và xã hội nhưng chính tác giả cũng cho rằng với cách hiểu này thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống - cả vật chất, xã hội, tinh thần - của từng cộng đồng

[22, tr. 565, 565, 570]; Theo đó, văn hóa luôn bị chi phối bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…” [64]. Theo nghĩa hẹp: “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng” [72, tr. 14]… Với hai khía cạnh này, văn hóa bao trùm nhiều mặt trong cả đời sống vật chất và tinh thần của con người, tạo nên dấu ấn khác biệt giữa người này với người khác, cộng đồng này với cộng đồng khác, quốc gia này với quốc gia khác.

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Trên cơ sở phân tích, kế thừa những quan điểm khác nhau về văn hóa, theo góc độ tiếp cận của luận án, văn hóa được hiểu là tổng thể lối sống, sinh kế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, khoa học, pháp luật, nghệ thuật,... được con người tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Nhờ có văn hóa mà cộng đồng này có những nét đặc trưng và khác biệt so với cộng đồng khác. Theo

định nghĩa này, văn hóa bao gồm có những giá trị vật chất và tinh thần, là kết quả của quá trình lao động và sáng tạo của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Quan điểm này dựa trên phương pháp luận duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Văn hóa là một khái niệm phức hợp vì bản thân nó kết tinh từ nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, để hiểu rõ hơn về khái niệm văn hóa, không thể bỏ qua cấu trúc của nó.

Theo cách nhìn truyền thống, văn hóa có cấu trúc hai phần là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cách phân chia này có phần đơn giản nên đôi khi không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa. Do đó, một số ý kiến chia cấu trúc văn hóa thành ba phần là văn hóa vật chất - văn hóa xã hội - văn hóa tinh thần hay văn hóa vật chất - văn hóa tinh thần - văn hóa nghệ thuật. Theo Trần Ngọc Thêm trong cuốn sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, cấu trúc hệ thống văn hóa được chia thành 3 thành tố cơ bản: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng và văn hóa ứng xử. Trong văn hóa ứng xử chia thành: văn hóa ứng xử với tự nhiên, văn hóa ứng xử với xã hội. Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố của văn hóa như: hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật (Nguyễn Tấn Đắc); hoặc văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật (Ngô Đức Thịnh).

Ở góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả tán thành cách phân chia của tác giả Ngô Đức Thịnh [114]. Theo đó, văn hóa có bốn thành tố cơ bản:

Thứ nhất, văn hóa sản xuất, được hình thành trong quá trình con người lao động, sản xuất. Trong quá trình đó, chủ thể đã tích lũy được một kho tàng

kinh nghiệm và tri thức phong phú từ môi trường sống và lao động. Văn hóa sản xuất gắn với sinh kế của con người trong lao động sản xuất, thể hiện cách con thức con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Thứ hai, văn hóa xã hội bao gồm 2 nội dung là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật…).

Thứ ba, văn hóa tư tưởng là các hoạt động tinh thần, tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người. Vì vậy, ý thức như thế nào phụ thuộc vào đối tượng, phản ánh, môi trường xã hội và trình độ nhận thức, tâm sinh lý của mỗi người.

Thứ tư, văn hóa nghệ thuật là sự sáng tạo, các hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là vật thể hoặc phi vật thể) mang lại những giá trị lớn về tinh thần, tư tưởng và có giá trị thẩm mỹ, làm rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của con người.

Việc phân chia cấu trúc văn hóa là cơ sở để nhận diện các khía cạnh của văn hóa cư dân vùng biển đảo Vân Đồn hiện nay.

1.2.2. Văn hóa của cư dân vùng biển đảo

Với hơn 3 nghìn km bờ biển, Việt Nam là một quốc gia có biển. Ngoài biển thuần túy, Việt Nam còn có các đảo, quần đảo lớn nhỏ khác nhau. Cư dân vùng biển đảo là những người dân sống ở các vùng biển đảo của nước ta, có môi trường sống và nguồn sống gắn liền với biển đảo. Theo đó, mọi hoạt động sinh hoạt trong lao động sản xuất cũng như đời sống tinh thần của họ cũng bị quy định bởi môi trường biển đảo. Vì thế, cũng như cư dân vùng đồng bằng, miền núi; cư dân vùng biển đảo cũng có đời sống văn hóa riêng với những đặc điểm đặc trưng riêng có, không bị trộn lẫn với văn hóa ở các vùng khác được phân chia theo không gian và phương thức lao động, sản xuất.

Từ những nhận định trên, theo các tiếp cận của luận án, văn hóa của cư dân vùng biển đảo là tổng thể các yếu tố làm nên đời sống vật chất và tinh thần của cư dân vùng biển đảo như sinh kế, lối sống, các phong tục tập quán, tín ngưỡng… được hình thành trong quá trình con người sinh sống và gắn bó với biển.

Theo quan điểm này, văn hóa của cư dân vùng biển và văn hóa biển có nhiều điểm giao thoa, tương đồng với nhau.

Văn hóa biển là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm văn hoá phân loại theo điều kiện sinh thái, hay khái quát hơn là văn hoá xét theo không gian, bên cạnh những khái niệm như “văn hoá núi” - “văn hóa đồng bằng”; “văn hoá xứ nóng” -

“văn hoá xứ lạnh”; “văn hoá gió mùa”. Như vậy, văn hóa của cư dân vùng biển

Văn hóa biển được một số nhà nghiên cứu xem là một trong những cội nguồn của văn minh nhân loại; văn hoá Hy Lạp cổ đại và văn hoá Địa Trung Hải là những nền văn hoá biển điển hình và là cội nguồn của văn hóa phương Tây. Văn hóa biển là một bộ phận quan trọng thuộc sở hữu của con người do nền văn minh vật chất và tinh thần tạo nên. Văn hóa biển là một hiện tượng văn hoá hình thành dưới tác động của môi trường biển lên cuộc sống và lao động của con người, lên các giá trị, lên thực tiễn tinh thần và sức sản xuất vật chất của xã hội. Văn hóa biển được định nghĩa là văn hóa có liên quan tới đại dương, bắt nguồn từ trong hoạt động sáng tạo văn hóa trong một thời gian dài của cư dân vùng duyên hải sống trong sự tương tác trực tiếp với biển, hình thành bởi tác động của các tục lệ biển, các giá trị và các biểu tượng văn hoá hữu hình và vô hình khác.

ỞViệt Nam,văn hóa biểnlà một khái niệm khá mới mẻ. Quan niệm về văn hóa biển, nổi bật có hai quan điểm tương đồng về nội hàm. Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa biển“là hệ thống hóa các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại, lấy biển cả làm nguồn sống chính...Văn hóa biển phải thỏa mãn các yếu tố đặc trưng có tính hệ thống về giá trị nhân văn, tính lịch sử, không gian, môi trường..”[108]. Bên cạnh đó tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng văn hóa biển là quá trình nhận thức, là khoảng thời gian mà con người tiếp xúc và nhận lại những tri thức từ biển. Ở đó, văn hóa biển “là hệ thống tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị và biểu tượng rút ra từ những hoạt động sống trong môi trường ấy. Cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích với môi trường biển" [115; Tr.15].

Từ những quan điểm khác nhau về văn hóa biển, dưới góc độ của văn hóa học, có thể hiểu Văn hoá biển hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại lấy biển làm nguồn sống chính. Theo

định nghĩa này, có hai đặc trưng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn hoá biển với

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ văn hóa của cư dân vùng biển đảo vân đồn, quảng ninh (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)