Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong lớp học

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 54 (Trang 33)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

B. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

1.5. Hƣớng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi trong lớp học

1.5.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi

Sau khi đã cho HS làm quen với việc học tập thông qua trò chơi mà mình đã thiết kế và tổ chức cho cả lớp thì tiếp tục cho HS tự thiết kế trò chơi của mình và thi đua giữa các nhóm.

- GV giới thiệu trang youtube và pinterest với từ khóa game chemistry thì có rất nhiều trò chơi cho HS tham khảo và thiết kế

- GV giao nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm tự thiết kế một trò chơi về chủ đề hoặc phần kiến thức GV giao + Tự lồng ghép kiến thức đã qui định vào trò chơi

+ Tổ chức chơi theo trạm để thi đua giữa các nhóm

+ Tiêu chí chấm điểm: Về hình thức (4 điểm). Về nội dung kiến thức (4 điểm). Về cách tổ chức trò chơi và luật chơi (2 điểm)

1.5.2. Một số sản phẩm trò chơi của học sinh

TRÕ CHƠI: ĐỪNG ĐỂ ĐIỂM RƠI

* Luật chơi

- Mỗi đội cử 3 ngƣời chơi, xuất phát là 100 điểm trong tay

- Có 1 câu hỏi chính và 3 câu hỏi phụ và 6 gợi ý, có 1 gợi ý cho sẵn - Các đội sẽ dùng điểm của mình để mua gợi ý

- Rút ngẫu nhiên 1 đến 5 giá điểm, ví dụ rút số 4 đƣợc 50 điểm, rút đƣợc mệnh giá nào tƣơng đƣơng với mất điểm từng đấy (100-50=50 điểm, vì lúc đầu có 100 điểm cho sẵn) nếu trả lời sai gợi ý còn nếu trả lời đúng thì đƣợc cộng từng đấy số điểm

TRÕ CHƠI: VÕNG QUAY MAY MẮN

*Luật chơi:

+ Ngƣời chơi quay và chọn vào các ô cộng điểm, mất điểm, mất lƣợt… + Ngƣời chơi sẽ đƣợc cho sẵn 10 điểm

+ Nếu quay vào ô cộng điểm: ngƣời chơi trả lời đúng thì đƣợc cộng thêm từng đó số điểm; trả lời sai thì giữ nguyên điểm mà không đƣợc cộng

+ Nếu quay vào ô mất điểm: trả lời đúng giữ nguyên điểm, trả lời sai bị trừ từng đó số điểm...

TRÕ CHƠI: ĐẤU TRƢỜNG TRUNG TÂM

* Chuẩn bị

- Phiếu bốc thăm để ở trung tâm (là các câu hỏi bài tập đánh số câu 1, 2, 3....) tùy mục đích thầy cô sử dụng thời gian bao nhiêu trong tiết học.

- Phiếu câu hỏi 1, 2, 3 (là các bài tập ở các mức độ tƣơng ứng với số phiếu bốc thăm- tùy GV sử dụng phù hợp trình độ hs)

- 3 giấy A3, bút dạ kẻ 4 bậc thang tƣơng ứng với các câu hỏi

- Bộ phiếu trả lời câu hỏi (đáp án A, B, C, D) tƣơng ứng với số câu hỏi bốc thăm đƣợc

* Luật chơi

- Chia lớp thành 3 góc chơi (lớp 36 HS). Mỗi góc 12 HS và 1 trọng tài - Mỗi góc chơi là 1 bộ đấu trƣờng trung tâm. Mỗi góc chơi gồm 6 đội (có thể nhiều hơn tùy GV). Mỗi đội gồm 2 HS (để thảo luận cùng nhau giải bài tập). Mỗi bộ chơi sẽ có 6 ô khác màu (có thể tự vẽ) tƣơng ứng 6 đội kéo dài đến trung tâm có 4 vạch (đó là bậc thang tƣơng ứng câu hỏi đội đó trả lời đƣợc sẽ bƣớc dần đến từng bậc (tiến dần trung tâm). Bắt đầu chơi bất kì đội nào theo chỉ định của trọng tài.

- Đội đầu tiên chơi sẽ bốc thăm câu hỏi ở trung tâm thì trọng tài đƣa 6 câu hỏi đã bốc đƣợc cho 6 đội cùng làm. Tối đa 2 phút

- Phát xong câu hỏi đội nào làm xong nhanh thì giơ phiếu đáp án lên.trọng tài nhìn vào phiếu đáp án so sánh. Nếu đúng thì quyền bốc thăm tiếp theo là đội trả lời đúng đó và đội ấy sẽ đi đƣợc nấc thang đó (để tiến dần trung tâm) đánh dấu bằng bút từng bậc thang đã đi hoặc dùng kẹo đặt vào nấc thang đi đƣợc. Nếu sai đội khác có quyền giơ phiếu tiếp. Nếu hết 2 phút không đội nào đƣa câu trả lời thì đội kế tiếp với đội đã bốc câu hỏi sẽ dành quyền bốc phiếu câu hỏi (kế tiếp theo chiều kim đồng hồ).

- Trò chơi diễn ra đến khi đội nào đi đến nấc thang cuối cùng thì dừng lại và đội đó dành chiến thắng là 1 phần quà (có thể cho điểm 10)

- GV có thể đếm các bậc thang các đội còn lại đi đƣợc để phân giải hai, ba (có thể thƣởng điểm 9,8). Kết thúc trò chơi cho HS ăn kẹo đã đánh dấu các bậc thang đi đƣợc.

* Nhận xét

- Trò chơi phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Trò chơi sử dụng cho mọi môn học.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học phần Hóa học lớp 11, tôi thấy: Mỗi trò chơi đều cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi, chuẩn bị điều kiện và phƣơng tiện chơi, giới thiệu và giải thích, điều khiển, hƣớng dẫn sử dụng trò chơi. GV có thể kết hợp những nội dung đó cùng với mục tiêu bài học cũng nhƣ

những điều kiện cho phép khác để tổ chức trò chơi. Cũng trên cơ sở đó GV cũng có thể tự mình thiết kế các trò chơi khác phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tế. Điều quan trọng nhất mà GV cần lƣu ý đó là: không nên để HS sa đà vào trò chơi mà quên mất nhiệm vụ học tập. Sau mỗi trò chơi GV nên hỏi các HS của mình xem: Em nhớ đƣợc những kiến thức và rèn luyện kĩ năng gì sau trò chơi này… Có nhƣ vậy việc tổ chức trò chơi mới đạt hiệu quả tối ƣu.

CHƢƠNG 2: DẠY HỌC STEM 2.1. Dạy học STEM

2.1.1. STEM là gì

STEM là thuật ngữ lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 2001. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), thuật ngữ này đƣợc sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của mỗi quốc gia. Giáo dục STEM về bản chất đƣợc hiểu là trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (đƣợc gọi là kiễn thức, kĩ năng STEM). Kiến thức và kĩ năng STEM phải đƣợc tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp HS không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra đƣợc những sản phẩm trong cuộc sống.

Qua tham khảo tài liệu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Khi học tập theo mô hình STEM HS đƣợc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học tập theo phƣơng pháp dạy học tích cực: học qua dự án, học qua trò chơi và đặc biệt phƣơng pháp học qua thực hành luôn đƣợc áp dụng triệt để cho các môn học. Thông qua các chủ đề STEM HS đƣợc hoạt động, đƣợc trải nghiệm và thấy đƣợc ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, HS đƣợc khuyến khích vận dụng kiến thức kĩ năng STEM để giải quyết các VĐ có liên quan đến cuộc sống, tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Từ đó sẽ giúp HS hợp tác với nhau, chủ động và tự lực thực hiện các nhiệm vụ học; đƣợc làm quen hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học. HS còn đƣợc trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, ĐG đƣợc sự phù hợp, năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực

STEM. Các hoạt động nêu trên làm tăng hứng thú học tập, góp phần tích cực vào hình thành và phát triển phẩm chất, NL cho HS.

2.1.2. Phân loại STEM

(1) Dựa trên các lĩnh vực STEM tham gia giải quyết vấn đề.

- STEM đầy đủ: là loại hình STEM yêu cầu ngƣời học cần vận dụng kiến thức của cả bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề.

- STEM khuyết: là loại hình STEM mà ngƣời học không phải vận dụng kiến thức cả bốn lĩnh vực STEM để giải quyết vấn đề.

(2) Dựa trên phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM

- STEM cơ bản: là loại hình STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở kiến thức thuộc phạm vi các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Các sản phẩm STEM này thƣờng đơn giản, chủ đề giáo dục STEM bám sát nội dung sách giáo khoa và thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở các nội dung thực hành, thí nghiệm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.

- STEM mở rộng: là loại hình STEM có những kiến thức nằm ngoài chƣơng trình và sách giáo khoa. Những kiến thức đó ngƣời học phải tự tìm hiểu và nghiên cứu. Sản phẩm STEM của loại hình này có độ phức tạp cao hơn.

(3) Dựa vào mục đích dạy học

- STEM dạy kiến thức mới: là STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở kết nối kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà HS chƣa đƣợc học (hoặc đƣợc học một phần). HS sẽ vừa giải quyết đƣợc vấn đề và vừa lĩnh hội đƣợc kiến thức mới.

- STEM vận dụng: là STEM đƣợc xây dựng trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học. STEM dạng này sẽ bồi dƣỡng cho HS năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tế. Kiến thức lý thuyết đƣợc củng cố và khắc sâu.

2.2. Các hình thức tổ chức giáo dục STEM

Giáo dục STEM là một phƣơng thức giáo dục nhằm trang bị cho HS những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

Nội dung bài học theo chủ đề (sau đây gọi chung bài học) STEM gắn với việc giải quyết tƣơng đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó HS đƣợc tổ chức tham

gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho HS.

Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trƣờng có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM nhƣ sau:

2.2.1. Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM

- Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trƣờng trung học. GV thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông theo hƣớng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.

- Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chƣơng trình của các môn học nhằm thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông theo thời lƣợng quy định của các môn học trong chƣơng trình.

- HS thực hiện bài học STEM đƣợc chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dung kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dƣới sự hƣớng dẫn của GV.

2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM

- Hoạt động trải nghiệm STEM đƣợc tổ chức thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; đƣợc tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện. Nhà trƣờng có thể tổ chức các không gian trải nghiệm STEM trong nhà trƣờng; giới thiệu thƣ viện học liệu số, thí nghiệm ảo, mô phỏng, phần mềm học tập để học sinh tìm hiểu, khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.

- Hoạt động trải nghiệm STEM đƣợc tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trƣờng; nội dung mỗi buổi trải nghiệm đƣợc thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ƣu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử

nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế hoạch dạy học của nhà trƣờng.

- Tăng cƣờng sự hợp tác giữa trƣờng trung học với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các thành phần kinh tế - xã hội khác và gia đình để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các quy định hiện hành.

2.2.3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật

- Hoạt động này dành cho những HS có năng lực, sở thích và hứng thú với các hoạt động tìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết các vấn đề thực tiễn; thông qua quá trình tổ chức dạy học các bài học STEM và hoạt động trải nghiệm STEM phát hiện các HS có năng khiếu để bồi dƣỡng, tạo điều kiện thuận lợi HS tham gia nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật đƣợc thực hiện dƣới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.

- Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM hoặc cuộc thi khoa học, kỹ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dƣơng nỗ lực của GV và HS trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án nghiên cứu gửi tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp trên.

2.3. Nội dung giáo dục STEM

2.3.1. Bài học STEM

a) Nội dung bài học STEM nằm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, gắn kết các vấn đề của thực tiễn xã hội

- Nội dung bài học STEM đuợc gắn kết với các vấn đề thực tiễn đời sống xã hội, khoa học, công nghệ và HS đƣợc yêu cầu tìm các giải pháp đế giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh kiến thức, đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học.

- Nội dung kiến thức của các bài học thuộc một môn học hoặc một số môn học trong chƣơng trình; bảo đảm giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra một cách tƣơng đối trọn vẹn.

- Bài học STEM đuợc xây dựng dựa theo quy trình thiết kế kĩ thuật với tiến trình bao gồm 8 bƣớc: xác định vấn đề; nghiên cứu kiến thức nền; đề xuất các giải pháp; lựa chọn giải pháp; chế tạo mô hình (nguyên mẫu); thử nghiệm và đánh giá; chia sẻ thảo luận; điều chỉnh thiết kế.

- Cấu trúc bài học STEM có thể đuợc chia thành 5 hoạt động chính, thể hiện rõ 8 bƣớc của quy trình thiết kế kĩ thuật nhƣ sau:

+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc yêu cầu chế tạo một sản phẩm ứng dụng gắn với nội dung bài học với các tiêu chí cụ thể.

+ Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (bao gồm kiến thức trong bài học cần sử dụng để giải quyết vấn đề hoặc chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) và đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí đã nêu.

+ Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phƣơng án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn, hoàn thiện phƣơng án tốt nhất (trong truờng hợp có nhiều phƣơng án).

+ Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phƣơng án thiết kế đã đuợc lựa chọn; thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo.

+ Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo; điều chỉnh, hoàn thiện thiết kế ban đầu.

c) Phƣơng pháp dạy học đƣa HS vào các hoạt động tìm tòi và khám phá, định hƣớng hành động

- Hoạt động học của HS đƣợc thiết kế theo hƣớng mở về điều kiện thực hiện, nhƣng cụ thể về tiêu chí của sản phẩm cần đạt.

- Hoạt động học của HS là hoạt động đƣợc chuyển giao và hợp tác; quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của HS.

- HS thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tƣởng và thiết kế lại nguyên mẫu của mình nếu cần.

- HS tự điều chỉnh các ý tƣởng của mình và xây dựng hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân.

d) Hình thức tổ chức dạy học cần lôi cuốn học sinh vào hoạt động kiến tạo, tăng cƣờng hoạt động nhóm, tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 54 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)