HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 79 (Trang 59 - 63)

Để làm sáng rõ khả năng ứng dụng cũng như kiểm nghiệm được tính khả thi của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm cụ thể như sau:

1. Đối tượng thực nghiệm và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12 (bậc THPT) đang học sách Ngữ văn 12 (chương trình SGK Ngữ văn 12, tập 1, Ban cơ bản).

- Địa bàn thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm tại hai lớp của trường THPT Mỹ Tho – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định. Cả hai lớp đều là giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực giảng dạy tốt. Số lượng và chất lượng học sinh của hai lớp khá đồng đều. Vì thế, tôi chọn 2 lớp này để tiến hành thực nghiệm, trong đó một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

Trang 60

Bảng đối tượng thực nghiệm và đối chứng

Tên trường Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Giáo viên dạy Lớp Sĩ số Giáo viên dạy

Trường THPT Mỹ Tho

12A1 40 Nguyễn Thị

Thanh Xuân 12A2 40 Đỗ Thị Đông

2. Thời gian thực nghiệm

Các giờ dạy Làm văn theo kế hoạch giáo dục buổi sáng (Ngữ văn12) được bố trí ở đầu học kì I và các tiết ôn tập buổi chiều. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào bắt đầu từ tháng 9 năm học 2020 – 2021

3. Nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm

3.1. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm ở trên, tôi tiến hành áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào bài dạy cụ thể trong nội dung ôn tập Ngữ văn lớp 12 cho dạng đề thứ nhất Cảm nhận/ phân tích một đoạn thơ/ bài thơ không có định hướng. Làm sao vừa đảm bảo được hai yêu cầu của một bài văn nghị luận - đúng và hay. Tiếp theo, tôi tiến hành cho học sinh thực hành nhằm đánh giá năng lực cảm thụ và các năng lực khác của học sinh sau quá trình rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận nhằm hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học.

3.2. Cách thức tiến hành

Quá trình thực nghiệm được tổ chức với ba giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi triển khai thực nghiệm, tôi tiến hành soạn và hoàn thiện việc thiết kế giáo án. Sau đó, tôi trao đổi với giáo viên dạy lớp đối chứng và lớp thực nghiệm về nội dung và các biện pháp nhằm phát triển năng lực cảm thụ và các năng lực khác cho học trong quá trình ôn tập. Tại lớp đối chứng, giáo viên sử dụng giáo án của chính bản thân họ soạn và giảng dạy. Còn ở lớp thực nghiệm, tôi sẽ sử dụng giáo án do mình thiết kế để giảng dạy.

- Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã bàn bạc và thống nhất với giáo viên dạy thực nghiệm về tinh thần cơ bản của việc dạy thực nghiệm: mục đích, ý nghĩa của việc thực nghiệm; cách thức thực nghiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị với giáo viên nghiên cứu giáo án mà tôi đã thiết kế và mạnh dạn đề xuất cách tổ chức giờ học thực nghiệm trên lớp sao cho hiệu quả nhất.

Trong quá trình thực nghiệm, giáo viên tiến hành dạy theo giáo án đã soạn trên các đối tượng đã xác định theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy ở trường lựa

Trang 61

chọn thực nghiệm. Đồng thời, cho học sinh làm bài viết kiểm tra (chung đề, chung đáp án) nhằm đánh giá và khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm (lớp dạy bằng giáo án thực nghiệm) và lớp đối chứng (lớp dạy theo giáo án thường).

+ Giai đoạn 3: Thu thập, xử lý kết quả thực nghiệm

Sau quá trình dạy học và cho học sinh lớp thực nghiệm thực hiện bài viết kiểm tra, khuyến khích các em vận dụng những gì đã rèn luyện được vào bài đọc hiểu và làm văn của mình, tôi thu lại sản phẩm và tiến hành phân tích. Từ đó đánh giá kết quả sau cùng của việc phát triển năng lực toàn diện cho học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận. Có thể nói, kết quả là một trong những nội dung quan trọng của thực nghiệm, bởi kết quả thực nghiệm có tác dụng làm sáng rõ tính đúng đắn và khẳng định tính khả thi của những biện pháp được đề xuất trong SKKN.

4. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm

Tôi chọn hình thức kiểm tra là đưa ra các bài tập để yêu cầu các em thực hiện các kỹ năng viết bài văn hoàn chỉnh. Sau đó, tôi thu lại kết quả, tiến hành chấm bài, thống kê kết quả đạt hay không đạt yêu cầu theo các tiêu chí vừa nêu, rồi so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

5. Kết quả thực nghiệm

Sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra năng lực của học sinh nhằm so sánh mức độ nhận thức giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng. (Đề kiểm tra: Phụ lục 4). Quá trình làm bài của học sinh được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Chúng tôi sử dụng thang điểm để đánh giá là:

Bảng đánh giá thang điểm

Đánh giá Thang điểm Ghi chú

Giỏi điểm 8 - đến 10

Khá điểm 7- đến dưới 8 Trung bình điểm 5 – đến dưới 7

Yếu kém điểm dưới 5

Trang 62

Qua quá trình chấm bài của HS, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng đánh giá kết quả bài kiểm tra

Nhóm

Điểm giỏi Điểm khá Điểm

trung bình Điểm yếu

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) THPT Mỹ Tho TN (40 HS) 7 17,5 18 45 13 32,5 2 5 ĐC (40 HS) 5 12,5 14 35 17 42,5 4 10

Bảng tổng hợp kết quả lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng

Nhóm

Tổng Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung

bình Điểm yếu Số lượng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thực nghiệm 40 9 22,5 22 55 7 17,5 2 5 Đối chứng 40 6 15 18 45 12 30 4 10

Trang 63

Biểu đồ so sánh kết quả tổng hợp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Qua quá trình dạy học thực nghiệm và tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của

2 lớp (1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng với tổng số 80 học sinh), tôi nhận thấy như sau: có sự chênh lệch về điểm giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, tỉ lệ điểm giỏi và điểm khá cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể: tỉ lệ điểm giỏi, điểm khá ở lớp thực nghiệm chiếm 22,5% và 55%; trong khi ở lớp đối chứng, các tỉ lệ này lần lượt là 15% và 45%. Ở lớp đối chứng phổ điểm ở mức trung bình cao hơn: thực nghiệm chiếm 17,5%; trong khi đối chứng là 30%. Với điểm yếu kém, lớp thực nghiệm có tỉ lệ là 5% trong khi lớp ĐC chiếm 10%.

Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng đã cho thấy học sinh ở các lớp thực nghiệm hiểu bài, nắm vững kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, vận dụng linh hoạt vào những tình huống học tập mới. Có không ít những bài viết có suy nghĩ độc đáo, sâu sắc, thể hiện sự chín chắn trong nhận thức, khiến người chấm bài cảm thấy thích thú và trân trọng.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm THPT21 79 (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)