Theo tiêu chuẩn thiết kế đối với những khối lớn có công suất từ 250MW trở lên thì bơm cấp phải truyền động bằng tuabine phụ, trong thiết kế này tuabine truyền động bơm cấp là tuabine ngưng hơi
Hơi cấp cho tuabine phụ được lấy từ cửa số trích số 3 trên tuabine chính. Hơi từ cửa số trích số 3 đi ra được chia làm 2 phần: 1 phần đi vào bình gia nhiệt cao áp 3, 1 phần đi vào tuabine phụ. Sau khi giãn nở sinh công để truyền động bơm cấp thì hơi trong tuabine phụ thoát ra được đưa về bình ngưng. Tuabine phụ được lắp đồng trục với bơm cấp nước.
4.2.3.9 Bơm nước ngưng
Khối có 3 bơm nước ngưng. Ở đầu đẩy của bơm cũng đặt đường tái tuần hoàn và van 1 chiều. Bơm nước ngưng có nhiệm vụ đưa nước ngưng từ bình ngưng đi qua các bình gia nhiệt hạ áp rồi đến bình khử khí.
4.2.3.10 Bơm tuần hoàn
Bơm tuần hoàn được tính năng suất làm việc trong điều kiện mùa hè (nhiệt độ nước tuần hoàn cao nhất), do vậy năng suất làm việc của bơm lớn nhất.
Khối có 2 bơm tuần hoàn, mỗi bơm có năng suất là 50% tổng năng suất, không cần đặt bơm dự phòng vì điều kiện làm việc của bơm không nặng nề lắm .Trạm bơm tuần hoàn đặt tại bờ sông, tất cả các bơm này đều dồn vào 1 trạm để dễ thao tác vận hành, theo dõi .Để ngăn chặn rác vào ống hút nước ta dùng lưới quay, làm lưới chắn ở trạm bơm.
Lưới quay là 1 loại lưới di động, có hiệu quả loại rác bẩn rất cao, dùng nước phun để rửa sạch rác bẩn trên lưới này.
4.2.3.11 Bơm nước cấp
Trong nhà máy điện tuabine ngưng hơi, bơm nước cấp là thiết bị làm việc nặng nề do phải cung cấp một lượng nước với lưu lượng và cột áp lớn. Trong thiết kế này bơm được nối theo sơ đồ 1 cấp. So sánh với sơ đồ 2 cấp nhận thấy sơ đồ này có sự tin cậy của bơm cao do làm việc ở vùng nước có nhiệt độ thấp.
Bơm nước cấp được đặt thêm một bơm dự phòng có năng suất bằng 50% năng suất của bơm chính và được truyền động bằng điện.
Bơm nước cấp dùng loại bơm ly tâm có nhiều từng liên tiếp để nâng cao áp lực, ở đầu đẩy của bơm ta đặt van 1 chiều để nước không quay trở lại bơm gây hiện tượng thủy kích phá hỏng bơm.
4.2.3.12 Các thiết bị xử lý khói a, Xử lý Bụi
Chức năng: Hệ thống lọc bụi có chức năng loại bỏ các hạt tro trong khói thông qua các tấm cực điện từ.
Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống khử bụi cho tổ máy 400 MW
ESP được cấu tạo bằng khoang dạng hộp với hai đầu trống để khói đi qua. Bên trong bố trí các tấm cực dương và âm đặt dọc theo chiều đi của khói. Hệ thống được bố trí các máy biến thế để cung cấp điện cao áp đấu với các cực phóng để tạo môi trường ion giữa các tấm cực, tại đây các hạt bụi sẽ được ion hóa mang điện tích âm, và được các tấm cực lắng hút lại, định kỹ sẽ được hệ thống búa gõ rơi xuống các phễu chứa bên dưới trước khi được hút sang Silo chứa tro bụi của hệ thống thải xỉ.
b, Hệ thống khử SO2
Chức năng: Xử lý khí SOx là sản phẩm cháy và đi theo đường khói thải ra môi trường. Các khí SOx này khi thải ra môi trường sẽ gây ra mưa axit và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra lượng khói thải ra môi trường phải đảm bảo được yêu câu về môi trường.
Cấu tạo và nguyên lý cơ bản của hệ thống khử SOx cho tổ máy 400 MW Hệ thống xử lý SOx ta dùng hệ thống sử lý kiểu tháp hấp thụ bằng đá vôi.
Nguyên lý: Khói được đưa vào phía giữa của tháp hấp thụ rồi được thổi lên trên đỉnh của tháp hấp thụ rồi tác dụng bới đá vôi được đưa từ trên xuống dưới để loại bỏ SOx.