3.2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ
Theo khảo sát thực tế tình hình quản trị VLĐ công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT, nhận thấy công ty không xác định nhu cầu vốn lưu động trước mỗi kì kinh doanh.
Để đảm bảo hoạt động chứng khoán kinh doanh của công diễn ra liên tục, công ty luôn luôn phải dự trữ một lượng vốn lưu động cần thiết cho những trường hợp bất thường trong hoạt động chứng khoán. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Có thể xác định nhu cầu VLĐ bằng hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Dựa theo tình hình chứng khoán kinh doanh của công ty: doanh thu tăng đều, khá ổn định qua các kỳ và sự ảnh hưởng lớn giữa doanh thu và các khoản mục vốn lưu động.
Đề xuất công ty nên ứng dụng xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp gián tiếp, cụ thể là phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2019, ta xác định nhu cầu VLĐ công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT năm 2020 như sau:
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy. Để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần cần phải tăng thêm 0,423 đồng vốn. Một đồng doanh thu thuần tăng lên thì công ty huy động 0,2003 đồng. Từ kết quả trên ta tính được tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu là: 0,423 - 0,2003 = 0,2227 (đồng)
Bảng 3.2: Các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng năm 2019
Đơn vị tính: VNĐ
STT Tên khoản mục Số dư bình quân Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu (%)
Doanh thu thuần 112.256.356.856 -
A Tài sản ngắn hạn 47.174.190.835 42,3
1 Tiền và các khoản tương đương
tiền 2.703.526.455 2,5
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 25.460.815.546 22,7
4 Hàng tồn kho 18.652.965.258 16,7
5 Tài sản ngắn hạn khác 356.883.576 0,4
B Nguồn vốn chiếm dụng 22.544.128.481 20,03
1 Nợ ngắn hạn 22.544.128.481 20,03
(Nguồn: Tính từ Báo cáo tài chính công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT)
Kết quả cho thấy để tăng một đồng doanh thu công ty có cần huy động thêm 0,2227 đồng vốn. Theo kế hoạch chứng khoán kinh doanh năm 2020 của công ty, doanh thu thuần sẽ tăng thêm:
Như vậy nhu cầu vốn lưu động tăng thêm năm 2020 là:
2.743.643.144 * 0,2227 = 611.009.328 (đồng)
3.2.1.2. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Đây là một loại tài sản có tính linh hoạt cao. Một trong những yêu cầu của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là phải làm cho đồng vốn đầu tư vào kinh doanh không ngừng vận động và sinh lời. Chính vì thế, việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác tài chính DN.
Thực tiễn ở công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT ta thấy hiện tại lượng vốn bằng tiền của công ty là tương đối phù hợp, tương xứng với quy mô kinh doanh của công ty. Để duy trùy lượng tiền phù hợp nhưu vậy trong thời gian tới công ty nên áp dụng các biện pháp sau đây:
- Xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý. Công ty cần dự đoán và quản lý chặt chẽ nguồn nhập, xuất quỹ tiền mặt bằng cách chứng khoán nội quy, quy chế chỉ tiêu.
- Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày, tránh xảy ra nhầm lẫn, thiếu hụt, sai lệch giữa tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ.
- Duy trì quỹ tiền gửi ngân hàng hợp lý hơn số hiện tại, để có thể đảm bảo thanh toán cho các đối tác qua tín dụng ngân hàng.
- Xem xét, lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả để tăng khả năng sinh lời của vốn tiền nhà rỗi, tránh ứ đọng tiền làm giảm giá trị vốn có, mở rộng đầu tư vào các dự án hiện tại, đầu tư mới vào các dự án mới.
3.2.1.3. Quản trị nợ phải thu
Trong năm 2019, công ty vẫn tiếp tục chính sách bán chịu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, khoản nợ phải thu của công ty giảm nhưng giảm không đáng kể. Đồng nghĩa với việc công ty sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi cho việc tăng tiền vay đáp ứng nhu cầu VLĐ bị chiếm dụng. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy trong năm 2019 không có
ty cần cân nhắc xác định khoản vốn bị chiếm dụng này một cách hợp lý, tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ thông qua việc thực hiện một số giải pháp sau:
- Công ty phải xác định chính sách bán chịu một cách thích hợp bởi vì nợ phải thu của công ty chủ yếu phụ thuộc vào khả năng hàng hoá bán chịu dịch vụ thực hiện chịu cho khách hàng.Vì thế để quản lý nợ phải thu thì công ty phải xác định được mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty, xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh, tình trạng tài chính công ty.
- Phân tích khách hàng và xác định đối tượng bán chịu đặc biệt là công ty phải phân tích khả năng tài chính của khách hàng tiềm năng từ đó thực hiện việc bán chịu một cách phù hợp, bên cạnh đó công ty cũng phải xem xét chữ tín của khách hàng.
3.2.1.4. Quản trị hàng tồn kho
Việc quản lý hàng tồn kho rất quan trọng vì: vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp
Mục tiêu của công ty là duy trì quy mô hàng tồn kho lớn, phù hợp với quy mô san xuất kinh doanh của mình, tuy nhiên, nếu duy trì lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ vừa gây tốn diện tích nhà xưởng, tốn kém chi phí trong việc bảo quản, lại làm tồn đọng vốn lưu động của công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Trước tình hình đó, công ty có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:
- Đối với các khoản chi phí chứng khoán kinh doanh dở dang chiếm giá trị lớn trong giá trị hàng tồn kho và có xu hướng tăng, công ty nên đẩy mạnh hơn nữa quá trình chế biến, chứng khoán để đưa vào tiêu thụ, nhanh chóng thu tiền về.
- Xác định đúng đắn lượng hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Mở rộng quy mô, nhưng tránh tình trạng dự trữ quá lớn lượng hàng không cần thiết, làm giảm tốc độ chu chuyển hàng tồn kho, gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tăng khả năng tạo doanh thu của hàng tồn kho bằng cách nâng cao chất lượng các dây chuyền đang vận hành, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian hoạt động, thực hiện chứng khoán dứt điểm để dây chuyền sớm hoàn thành tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Đối với lượng hàng hóa tồn kho, công ty nên có các chính sách khuyến mại hay hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng mua với số lượng lớn để tiêu thụ nhanh những mặt hàng này.