Mục tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu SKKN thiết kế dạy chủ đề oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh (Trang 26 - 31)

- Để điều chế oxi chúng ta đi từ 2 hướng:

a. Mục tiêu hoạt động

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để giải quyết tình huống “Mua cá” và các vấn đề thực tiễn liên quan khi HS gặp trong đời sống.

- HS vận dụng kiến thức về vai trò của oxi, liên hệ mở rộng đến nguồn tạo ra oxi trong tự nhiên, hiện tượng quang hợp của cây xanh. Từ đó có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Vận dụng: Tình huống “Mua cá”

Qua gói câu hỏi củng cố, các em đã nắm được bài học ngày hôm nay, trong thực tế các em có áp dụng được các kiến thức đã học để trả lời được các vấn đề trong thực tế hay không? Các em đã ra chợ quan sát các chậu cá như cô dặn hay chưa? Chúng ta hãy cùng 2 bạn HS đi mua cá qua video (video 8) sau nhé.

GV chốt và cho HS xem câu trả lời (video 9), GV bổ sung:

Khí oxi là chất khí duy nhất duy trì sự sống và sự cháy. Khí oxi ít tan trong nước. Chính nhờ đó mà các động vật trong nước mới có thể sống. Nhưng trong chậu cá, thì không gian nhỏ, lượng cá nhiều, ta cần cung cấp oxi để cá hô hấp. Chính vì vậy người ta phải sục không khí bằng các máy sục khí oxi, để oxi không khí có thể hòa tan vào nước để duy trì sự sống cho cá.

HS xem video (video 8) 2 bạn mua cá và trả lời câu hỏi trong video:

“- Ơ, Lệ đi mua cá à?

- Hôm nay mẹ tớ bảo đi mua cá.

- Hôm nay tớ cũng được giao việc đi mua cá.

Thế tại sao những người bán cá, người ta lại phải bơm sục không khí vào chậu cá?”

- HS thảo luận và trả lời

- Xem video 2 bạn đi mua cá trả lời

“À! Đơn giản! Chúng tớ vừa học xong bài Oxi nên tớ giải thích được: Khi nuôi cá cảnh hoặc nuôi cá trong chậu, số lượng cá

nhiều mà không gian nhỏ hẹp, người ta phải sục khí oxi để giúp cho quá trình hô hấp của cá đấy”

Mở rộng: Hiện tượng quang hợp ở cây xanh.

- GV kiểm tra bài thuyết trình về sự quang hợp của cây xanh và chốt ý: Các em thân mến! Đầu buổi học các em đã được tham gia trò chơi thử thách! Các em biết rằng chúng ta hít khí oxi và thải khí cacbonic. Để cho môi trường chúng ta đang sống trong lành hơn thì cây cối chính là nguồn cung cấp khí oxi lớn nhất cho khí quyển, ước tính khoảng 400 triệu tấn trên 1 năm. Vậy cây xanh cung cấp oxi cho khí quyển như thế nào? Chúng ta cùng theo dõi video sự quang hợp của cây xanh. (video số 10)

- Liên hệ bảo vệ môi trường: (video 11)

“Qua đoạn video, các em sẽ hiểu được phần nào

vai trò của cây xanh đối với sự sống của con người trên trái đất. Thực vật thường được coi là lá phổi xanh của trái đất, chúng hấp thụ khí CO2

và nhả khí O2. Thế nhưng hiện nay, chính con người đang hủy hoại môi trường sống, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, hệ quả dẫn tới sự thay đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt xảy ra. Vì vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các em hãy là những sứ giả tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường: Hãy trồng nhiều cây xanh, cùng nhau góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp như lời bài hát “Tổ quốc Việt nam xanh thắm, có sạch đẹp mãi được không? Điều đó phụ thuộc vào bạn! Chỉ thuộc vào bạn mà thôi” Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính chúng ta!

- HS thuyết trình sự quang hợp của cây xanh (đã chuẩn bị)

Xem video 10: Sự quang hợp của cây xanh:

“Cây cối chính là nguồn cung cấp oxi lớn nhất cho khí quyển. Con số ước tính khoảng 400 triệu tấn/năm. Vậy cây xanh cung cấp oxi cho khí quyển như thế nào? Các em hãy theo dõi đoạn video sau nhé. Dưới sự hỗ trợ của ánh sáng mặt trời, nước và khí cacbonic, sự quang hợp diễn ra ở lá của cây xanh. Lá cây có các lỗ chân lông rất nhỏ gọi là lỗ khí. Nhờ đó mà khí CO2 có thể xâm nhập vào cây. Thực vật hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi. Những chiếc lá chứa các sắc tố nhỏ xíu gọi là lục lạp. Lục lạp hấp thụ khí CO2 và ánh sáng mặt trời. Rồi biến chúng thành đường và giải phóng khí oxi. Thực vật thường được gọi là lá phổi xanh của trái đất vì chúng hấp thụ khí CO2 và thải khí O2 mà chúng ta hít thở hàng ngày.

- Xem GV liên hệ bảo vệ môi trường qua video 11.

Tổng kết bài học

- GV chiếu cho HS xem video (video 12) tổng kết kiến thức 5 nội dung chính về Oxi (Vị trí, cấu tạo; tính chất vật lý; tính chất hóa học; điều chế và ứng dụng của oxi) qua hình ảnh kèm

ghi chú để HS khắc sâu lại kiến thức đã học. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Bài tập về nhà

- Làm các BT trong SGK, SBT bài Oxi. - Chuẩn bị, đọc trước phần ozon.

II.4. Kết quả thực hiện

Đề tài này đã được sử dụng để dạy chính khóa trong chương 6: “Oxi, lưu huỳnh”-Hóa học 10 tại trường THPT A.

Kết quả thu được như sau:

Khi giảng dạy, qua quan sát chúng tôi nhận thấy HS rất là hứng thú với bài học, hiểu bài một cách tự nhiên, làm việc hiệu quả, say sưa.

Sau khi dạy bài học, chúng tôi tiến hành kiểm tra một cách nghiêm túc với 1 đề kiểm tra 10 phút (thay cho việc kiểm tra bài cũ), đề gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm tại lớp của trường THPT A (chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng có sĩ số, học lực tương đương, kết quả như sau: (Đề kiểm tra và đáp án đính kèm -Phụ lục 3)

- Tại trường THPT A:

+ Lớp 10A1, 10A2 là 2 lớp thực nghiệm áp dụng đề tài vào dạy chính khóa. + Lớp 10A3 là lớp đối chứng không áp dụng đề tài.

Kết quả kiểm tra ở mỗi lớp thu được như sau:

Lớp Sĩ số Kiểm tra Làn điểm <5 điểm 5 ÷ < 6 điểm 6÷ < 7 điểm 7÷ <8 điểm 8÷ <9 điểm 9 ÷ 10 điểm 10A1 (TN) 34 10 phút 0 7 3 8 9 7 10A2 (TN) 34 0 8 8 11 6 1 10A2 (ĐC) 31 7 8 4 5 5 2

Kết quả Test mức độ hứng thú với bài học ở mỗi lớp thu được như sau:

Lớp 10A1: 34 HS 10A2: 34 HS 10A3: 31 HS

Mức độ Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất thích 17 50 % 15 44,1% 3 9,7%

Thích 15 44,1 % 14 41,2 % 8 25,8%

Bình thường 2 5,9 % 5 14,7% 10 32,2 %

Không thích 0 0 0 0 10 32,2%

Như vậy có thể thấy:

- Kết quả thu được ở bài kiểm tra, lớp thực nghiệm đều có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Cho thấy hiệu quả hơn khi học sinh được áp dụng đề tài này khi học tập.

- Từ bảng Test độ hứng thú và thực tế việc HS được trải nghiệm trò chơi, được trực tiếp làm thí nghiệm, chuẩn bị bài gắn liền với kiến thực thực tế, tự làm bài tập,… HS đã phát huy năng lực tự giải quyết vấn đề. Với cách GV tổ chức tiết học như thế này, học sinh thực sự cảm thấy hứng thú khi học tập, HS như được xem phim, được tự mình chinh phục tri thức.

- Khi tổ chức các hoạt động dạy học, HS tích cực, chủ động, hợp tác và hứng thú học tập, không cảm thấy lúng túng và sợ môn Hóa như trước nữa. Học sinh có sự liên hệ thực tế tốt hơn đối với mỗi nội dung các em đã học.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của từng người giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người “thắp sáng ngọn lửa” chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.

Áp dụng đề tài “Thiết kế dạy Chủ đề Oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh”

trong giảng dạy tôi nhận thấy:

+ Đã giúp các em học sinh được tìm hiểu sâu hơn, chi tiết hơn về Oxi, biết vận dụng kiến thức đã học về Oxi để áp dụng vào cuộc sống.

+ Học sinh chinh phục kiến thức một cách tự nhiên, hứng thú với bài học.

+ Phát huy tối đa năng lực của học sinh, hình thành và rèn những năng lực mới: Khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện tượng trong thực tế, khả năng tự học, tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác,...

+ Học sinh cảm thấy yêu thích môn Hóa hơn, không lúng túng mỗi khi học Hóa. Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tôi cũng đã cân nhắc và điều chỉnh rất kỹ sao cho các hoạt động giảng dạy chủ đề Oxi đạt hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa năng lực của học sinh. Trong nội dung đề tài này, chúng tôi nhận thấy:

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế video, tổ chức những hoạt động trải nghiệm nhỏ, làm thí nghiệm,... và kết hợp với các tình huống thực tế trong soạn giảng giáo án, tổ chức các hoạt động học tập cho sinh, có tác động mạnh mẽ tới việc phát triển năng lực của học sinh.

+ Trong bài học này, học sinh được tự mình trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên nên rất là hứng thú. Khi học một vấn đề gì mà học sinh phát huy được năng lực của bản thân, thấy có ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống thì sẽ chú ý tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu và dễ nhớ hơn.

Tôi hy vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy - học hoá học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan.

+

Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi dạy chủ đề Oxi và qua các bài kiểm tra học sinh cho phép tôi kết luận đề tài có tính khả thi (đã áp dụng ở trường THPT), đang và tiếp tục nhân rộng để góp phần nâng cao hiệu quả khi dạy học.

- Với thực trạng học hoá học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hoá học trong thời kỳ mới. Mặc dù đã cố gắng, song sáng kiến của tôi không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu SKKN thiết kế dạy chủ đề oxi theo hướng phát huy năng lực học sinh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w