7.4.1. Kết luận
Huấn luyện thể thao là một quá trình lâu dài và gian lao đó là sự chuẩn bị cho VĐV nhằm đạt được những thành tích thể thao cao và cao nhất. Nó được trải qua nhiều giai đoạn mỗi một giai đoạn lại có những nhiêm vụ khác nhau cần giải quyết,
nhiện vụ của giai đoạn trước được hoàn thành là tiền đề huấn luyện trong giai đoạn sau. Với những công việc đặc biệt như vậy trong huấn luyện thể thao đòi hỏi mỗi người HLV - giáo viên phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn sâu về công tác huấn luyện. Phải tạo ra cho mình một thái độ làm việc khoa học và hiệu quả trong quá trình huấn luyện.
Cũng như các môn thể thao khác công tác huấn luyện trong bóng chuyền cũng có những đặc thù riêng biệt, đặc biệt là huấn luyện thể lực. Đây là công việc rất cần thiết đòi hỏi những người làm công tác huấn luyện cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phát triển thể lực cho các cầu thủ nhằm đáp ứng với các yêu cầu ngày càng cao của thi đấu. Trong đội ngũ học sinh việc huấn luyện thể lực lại càng khó khăn việc chuẩn bị thể lực cho các học sinh học môn bóng chuyền nhất thiết phải được thực hiện trong suốt quá trình từ khi bắt đầu vào học tới lúc ra trường. Việc lựa chọn phương pháp và phương tiện huấn luyện thể lực cho các em cần phải căn cứ vào đặc điểm chức năng của các em và kế hoạch năm học của nhà trường. Mặt khác cần phải theo dõi những phản ứng của cơ thể với lượng vận động trên cơ sở hiểu biết sâu sắc các nguyên tắc, phương pháp của sinh lý vận động trong quá trình giảng dạy và huấn luyện.
Với những lý luận trên là một giáo viên giảng dạy môn thể dục tôi đã tìm hiểu và lựa chon ra một số bài tập ứng dụng trong quá trình huấn luyện thể lực cho học sinh. Đây là những bài tập mang tính chất đặc thù nhất, cơ bản nhất trong huấn luyện thể lực cho học sinh. Những lý luận và những bài tập này có tính chất định hướng cho công tác huấn luyện thể lực cho học sinh nhằm đạt được kết quả trong quá trình giảng dạy góp phần hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường đề ra.
7.4.2. Kiến nghị
Như vậy sau hơn 7 tuần áp dụng đổi mới phương pháp tập luyện để nâng cao thể lực chung và chuyên môn cho nhóm thực nghiệm với việc áp dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh, sức bền, tăng dần lượng vận động phù hợp thì thành tích đã tăng cao rõ rệt so với nhóm đối chứng.
Từ những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất để tăng cường hứng thú tập luyện cho học sinh, giúp học sinh có được những thành tích nhất định trong quá trình học bộ môn thể dục nói chung và nội dung bóng chuyền nói riêng. Qua đó giúp học sinh có được sức khỏe để học những môn khác đạt được hiệu quả tốt hơn.
Thứ nhất: Nhà trường quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trang bị sân bãi bảo đảm cho học sinh tập luyện. Đồng thời tổ chức các cuộc thi đấu bóng chuyền có khen thưởng để khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh.
Thứ hai: Giáo viên giảng dạy bộ môn không ngừng trau dồi phẩm chất, thái độ, đổi mới phương pháp dạy học tích cực hơn. Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm.
Thứ ba: Học sinh phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, ý nghĩa của môn học đối với sức khỏe, cuộc sống và công việc sau này của mình. Chú ý nghe giáo viên phân tích, thị phạm động tác, nghiêm túc hơn nữa trong giờ học và mạnh dạn hỏi giáo viên những gì chưa hiểu và thắc mắc về kỹ thuật động tác hay kiến thức chuyên môn có liên quan. Cần sử dụng linh hoạt những kiến thức thực tế vào giờ học.
Trên đây là một số nghiên cứu ở mức độ cá nhân và bản thân cũng chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ mới công tác trong ngành được 8 năm nên rất cần nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn, từ đó áp dụng rộng rãi vào thực tế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm cho đề tài của mình được hoàn thiện hơn, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức và thể chất.