láng
a. Về biên giới:
Thứ nhất, đối với Trung Quốc: Ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Kết quả: Đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài 1.449,56km, trong đó có 383,914 km đi theo sông, suối, đã được cắm 1.971 cột mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.
Thứ hai, đối với Lào, Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết tại thủ đô Vientiane (Lào). Kết quả là hai bên đã phân giới được 1.877km trong tổng số hơn 2.000km chiều dài của đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới.
Thứ ba, đối với Campuchia: Việt Nam và Campuchia đã tiến hành ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử (năm 1982), Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia (ngày 20/7/1983), Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia (ngày 27/12/1985). Tuy nhiên, do tình hình chính trị nội bộ của Campuchia, vấn đề phân giới, cắm mốc giữa hai nước bị gián đoạn trong một thời gian. Năm 2005, hai nước đã ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc. Kết quả, hai bên đã hoàn thành pháp lý hóa thành quả phân giới, cắm mốc đối với khoảng 1.045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến; ký kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.
Thứ nhất, đàm phán phân định vùng biển Việt Nam - Thái Lan: Hai bên ký Hiệp định về phân định ranh giới biển giữa hai nước vào ngày 9/8/1997 và hiệp định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 26/2/1998. Theo Hiệp định, hai bên giải quyết dứt điểm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn, theo đó Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lấn giữa hai nước.
Thứ hai, đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Cùng với Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc cũng ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này mới hết hạn vào ngày 30/6/2020, sau khi đã kết thúc 15 năm thời hạn và một năm gia hạn.
Thứ ba, đàm phán phân định vùng thềm lục địa Việt Nam - Indonesia. Ngày 26/6/2003, sau 25 năm đàm phán, Việt Nam và Indonesia đã ký Hiệp định phân định thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước và hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 29/5/2007. Theo hiệp định, đường phân định thềm lục địa giữa hai nước là một đường nối các đoạn thẳng có tọa độ xác định và chỉ phân định thềm lục địa giữa hai nước. Hai bên đang tiếp tục đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước.
2. Giải pháp
Một là, nắm vững và quán triệt sâu sắc, vận dụng có nguyên tắc, linh hoạt, sáng tạo chủ trương và đường lối bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và đường lối đối ngoại độc lập, bình đẳng, hòa bình và hợp tác phát triển trong việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ.
Hai là, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng như xác định chính xác bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế.
Ba là, kiên trì thúc đẩy các điểm tương đồng và thu hẹp những điểm khác biệt, song kiên quyết đấu tranh, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng, phù hợp luật pháp quốc tế trong quá trình giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.
Bốn là, việc giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ phải căn cứ và vận dụng nhuần nhuyễn các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế vào những trường hợp cụ thể và luôn bảo đảm giải pháp cuối cùng phải phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 2:
Quốc gia có thẩm quyền xử lý vụ việc trên là Việt Nam.
Vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia là toàn bộ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven bờ. Theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982, các vùng này bao gồm: Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Căn cứ theo Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982: Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng; nhô ra nhất của bờ biển; tại ngấn nước triều thấp nhất. Từ đây, Việt Nam xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-11- 1982.
Trong vụ việc trên, tàu Sima Pride mang quốc tịch Singapore đã đâm vào tàu cá BKS: BV 7094 của ngư dân Việt Nam tại vị trí cách mũi Vũng Tàu 6 hải lý về phía nam. Vị trí này được xác định nằm trong lãnh hải của Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam có thẩm quyền để xử lý vụ việc trên.
Câu 3:
Căn cứ theo Điều 58, Điều 79 UNCLOS, ta có thể nhận định quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012 phù hợp với UNCLOS vì:
Có thể thấy các quy định về quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) và thềm lục địa (TLĐ) trong Luật biển Việt Nam năm 2012 và Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 có một sự tương thích lớn đó là Luật biển Việt Nam năm tôn trọng và tuân theo các quy định của Công ước đối với quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, các nhà làm luật của Việt Nam đã kế thừa, phát triển các quy định được ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 áp dụng vào để quy định trong Luật biển Việt Nam năm 2012.
Tất cả các quy định trong Công ước không phải quy định riêng lẻ, không có nghĩa là chỉ áp dụng từng điều khoản trong công ước mà chúng có mối liên hệ với nhau. Trong việc lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm tại điều 58 UNCLOS có quy định tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm, đây là một quyền mà công ước dành cho các quốc gia. Điều 58 và Điều 70 có mối liên hệ mật thiết với nhau vì TLĐ và vùng ĐQKT có ảnh hưởng đến nhau vì vậy việc đặt dây cáp và ống dẫn ngầm liên quan đến cả hai vùng. Mặc dù đây là quyền tự do của các quốc gia, tuy nhiên, việc đặt hệ thống cáp, dây ống dẫn ngầm đi qua một vùng biển thì không chỉ là một hoạt động, một hành vi mà phải thực hiện một chuỗi hoạt động (khảo sát địa hình đáy biển, thiết kế, cố định cáp,….) và tất cả những hoạt động này đều liên quan đến quyền tài phán của quốc gia ven biển (Điều 56 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển).
Vì vậy quy định của Luật biển Việt Nam năm 2012 về việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia phù hợp với UNCLOS.