Thơ viết khi qua lầu Hoàng Hạc

Một phần của tài liệu Niên luận "Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam" ppt (Trang 29 - 32)

III TỪ TÁC PHẨM ĐẾN TÁC PHẨM

1. Thơ viết khi qua lầu Hoàng Hạc

Nguyễn Du không phải nhà thơ Việt Nam duy nhất có những cảm hứng sâu sắc khi qua Lầu Hoàng Hạc. Ngôi lầu để lại bài thơ bất hủ của Thôi Hiệu gắn liền với câu chuyện “vứt bút không đề thơ” của Lý Bạch không làm

các nhà thơ Việt Nam nhường bước, họ vẫn thả sức mình viết về lầu Hoàng Hạc để làm thoả mãn cảm xúc trào dâng trong lòng mình trước cảnh đẹp đất trời, cỏ cây… Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thu thập được 8 bài thơ của các tác giả Việt Nam ( trừ hai bài thơ của Nguyễn Du) viết về lầu Hoàng Hạc và tất cả đều được viết khi các nhà ngoại giao đi sứ qua đây.

Những người được cử đi sứ trước hết là những người có dũng khí và đó cũng là những đại diện xứng đáng cho nền văn hiến của dân tộc, những người mang phong thái, tâm hồn dân tộc, không chỉ thấu suốt kim cổ, thông hiểu sử sách, giỏi ứng đối mà còn là những nhà thơ nổi tiếng để có thể làm đẹp cho đất nước ở bên ngoài. Bên cạnh những bài thơ nói lên tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, trên đường đi sứ, qua lòng đất nước Trung Hoa đã có biết bao vần thơ của họ nói về cái đẹp của phong cảnh, tình người. Và nói tới mảng thơ văn này thì không thể không nói đến những bài thơ viết về Hoàng Hạc Lâu. Chúng tôi xin liẹt kê ra đât một số tác phẩm để người đọc được biết .

Thời nhà Trần có Phạm Sư Mạnh với bài thơ Hoạ Đại Minh sử Dư Quý nói lên vẻ đẹp của bãi Anh Vũ, lầu Hoàng Hạc.

Thời Tây Sơn, có hai nhà thơ đi sứ tả lầu Hoàng Hạc là Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Phan Huy ích có hẳn ba bài thơ về đề tài này dó là: Xương dịch thứ phụ quốc thư kí Ngô binh bộ, Du Hoàng Hạc Lâu hữu thi kí Ngô binh bộ…” và Hán Thuỷ chu trình. Ngô Thì Nhậm có hai bài thơ là : Chu trung vọng Hoàng Hạc LâuĐăng Hoàng Hạc Lâu phú.

Thời nhà Nguyễn có Nguyễn Du và Ngô Thì Vị. Nguyễn Du như đã nói ở trên, có hai bài là: Hoàng Hạc LâuHán Dương vãn Diêu. Ngô Thì Vị có Hoàng Hạc Lâu.

Tất cả đều ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của lầu Hoàng Hạc và phong cảnh xung quanh và mỗi người có một tâm trạng riêng gửi vào bài thơ của mình. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi xin đưa ra bài thơ của Ngô Thì Vị vì “ không

có nhà thơ nào trước và sau Ngô Thì Vị đã miêu tả lầu Hoàng Hạc như ông đã tả.” (Quang Lợi)

( bài thơ )

Bài thơ của ông có một chút ngang tàng, khí phách làm bài thơ thoát hẳn ra khỏi khuôn sáo từ xưa: lên lầu nhìn mây trắng lòng người chỉ thấy tang thương, thấy lòng buồn vô nghĩa. Đằng này thơ của Ngô Thì Vị không thế. Thư đọc hai câu thơ cuối của ông:

Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị Đấu đảm đề thi kí thử du.

“ Câu trên như một dòng lạc khoán, câu dưới nói “mình lớn mật đề thơ”. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên tên “Việt Nam” được đưa vào trong thơ.” (Phạm Thiều_Đào Phương Bình).

Mây trắng ngàn năm vẫn trôi trên lầu vắng, vần thơ của Thôi Hiệu vẫn được ghi khắc ngàn năm. Các nhà thơ Việt Nam đến đây “đăng lâu vọng viễn” mang theo tâm tình thời đại, dân tộc mình, mang theo những tâm sự thầm kín của mình nên những câu thơ không trở nên nhàm chán. Như vậy, không chỉ Thôi Hiệu đề thơ ở lầu Hoàng Hạc, Nguyễn Du viết về Hoàng Hạc Lâu mà con rất nhiều thi nhân Việt Nam khác lấy thi hứng từ không gian này và đều có sự đồng cảm với nhà thơ Trung Quốc, chỉ là tấm lòng mỗi nhà thơ mỗi thời mỗi khác mà thôi.

3.Lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương

khác trong văn học trung đại đã khiến cho một tài thơ của văn học hiện đại có một nỗi Những bài thơ về lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu, Nguyễn Du và nhiều nhà thơ đồng điệu. Đó là Vũ Hoàn Chương.Nhà thơ này không chỉ dịch Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà còn có những lời nhắn gửi tri âm đến nhưng thi nhân đời trước. Bài thơ của ông viết về lầu Hoàng Hạc như sau:

Đã bao giờ có hạc vàng đâu! Mà có người tiên để có lầu!

Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở,

Lầm Thôi Hiệu trước, Nguyễn Du sau. Hạc chưa thoát khỏi mê hồn kịch Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu Trăng gió hão huyền như khói sóng Nồi kê đã chín nghĩ mà đau…

Bài thơ này được Vũ Hoàng Chương làm một tháng trước khi qua đời, cũng có thể coi như là một bài luận sự đời của ông. Ở bài thơ này có lẽ hay nhất ở bốn câu thơ giữa : “Tưởng hạc vàng đi mây trắng ở….Tiên vẫn nằm trong vạn cổ sầu.” “ Vũ cho rằng hai thi sĩ lừng danh Thôi Hiệu và Nguyễn Du đều lầm cả…cứ tưởng là cõi tiên có thực ư?...làm gì ra có…” Có lẽ, lời nhắn gửi của Vũ Hoàng Chương với thế hệ trước là ở đó, không có hạc vàng, không có cõi tiên đâu…Nhưng tiếc thay, ông chỉ là nhà thơ sinh muộn sau nhiều thế kỉ.

4.Tiểu Kết

Vậy là một vùng danh lam thắng cảnh để lại một bài thơ hay cho đời sau….Để rồi cuốn hút biết bao nhiều tài thơ vào cuộc. Họ viết về lầu Hoàng Hạc, viết về Hoàng Hạc Lâu và họ bày tỏ nỗi niềm tri âm cùng người muôn năm trước. Bài thơ của Thôi Hiệu sống cũng một phần ở đó.

Một phần của tài liệu Niên luận "Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam" ppt (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w