Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho bác sĩ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sỹ tại bênh viện đa khoa tỉnh đăk lăk (Trang 46)

các Bệnh viện công lập.

Các yếu tố thuộc Bệnh viện công lập

- Nguồn nhân lực trong đơn vị công lập:

Có thể nói, quản lý con người vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở việc người lãnh đạo phải biết nắm vững những đặc điểm vốn có của con người để có thể xây dựng nên các chính

39

sách quản lý hợp lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan. Còn nói quản lý nguồn nhân lực là một nghệ thuật vì người lãnh đạo phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp quản lý thích hợp vì mỗi cá nhân con người đều có sự khác biệt lẫn nhau về nhu cầu, thái độ, nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý. Như vậy để quản lý lao động và tạo ra động lực cho người lao động thì mỗi đơn vị công lập phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Vì một chính sách quản lý sẽ tác động rất nhiều đến thái độ, hành vi của người lao động. Và người lao động sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách quản lý trong đơn vị công lập. Điều đó, đòi hỏi đơn vị công lập phải biết kết hợp đúng đắn và linh hoạt các chính sách, phương pháp để phát huy động lực làm việc cho người lao động.

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của đơn vị công lập. Tuy nhiên tài sản quý giá ấy cần phải được đem lại thành công cho đơn vị công lập, thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Chính vì vậy việc tạo động lực cho người lao động là rất cần thiết để tài sản quý giá ấy thực sự có ý nghĩa.

Xác định nguồn nhân lực là tài sản quý giá nên đơn vị công lập phải dựa trên đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhu cầu của nguồn nhân lực để xây dựng chính sách thu hút lao động và quyết định sử dụng công cụ nào để tạo ra động lực cho họ.

- Nguồn tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập:

Nguồn tài chính trong đơn vị công lập được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu do đơn vị tạo nên đều có vai trò rất lớn trong việc hình thành nên các quỹ tài chính phục vụ cho các hoạt động của đơn vị công lập, trong đó có người lao động. Trong đơn vị công lập, các khoản như tiền lương, phụ cấp, các khoản bảo hiểm… của người lao động được đơn vị công lập trả theo các quy định của nhà nước. Nếu đơn vị công lập có nguồn tài chính dồi dào thì đơn vị sẽ có điều kiện phát huy tốt sử dụng công cụ tài chính

40

để tạo ra động lực làm việc cho người lao động. Vì vậy nguồn tài chính sẽ quyết định việc sử dụng công cụ tài chính trong đơn vị công lập.

- Chính sách đào tạo và phát triển

Phát triển là một quá trình mà người BS được chuyển lên một vị trí cao hơn trong bệnh viện. Quá trình này thường đi kèm với những lợi ích về vật chất cùng với sự tăng lên của địa vị xã hội và vị thế nghề nghiệp. Phát triển cũng là một nhu cầu thiết thực của tất cả BS; vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ trong bệnh viện. Chính sách phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện cá nhân người BS, đồng thời nó là cơ sở để đơn vị giữ chân người tài và thu hút được những BS giỏi.

Khả năng thăng tiến: Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực, chính đáng của người người lao động. Vì sựthăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Chính sách thăng tiến có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra động lực làm việc và hoàn thiện cá nhân của người lao động. Nó là cơ sở để giữ gìn và phát huy người lao động giỏi và thu hút người lao động đến với đơn vị công lập.

- Nhân tố về môi trường trong đơn vị sự nghiệp công lập:

Tính hấp dẫn của công việc: Trong đơn vị công lập, mỗi người lao động có những năng lực, sởtrường và đặc điểm tính cách khác nhau, phù hợp với mỗi công việc khác nhau. Khi người lao động làm một công việc phù hợp với mong muốn, sở thích, trình độ chuyên môn của họ thì sẽ phát huy được hiệu quả công việc cao. Ngược lại, nếu không có sự phù hợp thì công việc lúc đó sẽ trở thành sự buồn tẻ, nhàm chán và sẽ hoạt động không có hiệu quả. Khi người lao động thấy công việc của họhấp dẫn thì họ sẽ có động lực làm việc cao hơn.

Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể người lao động của đơn vị công lập, đóng vai trò to lớn

41

trong việc xây dựng và củng cố đơn vị công lập vững mạnh từ đó có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của người lao động.

Trong đơn vị công lập, người lãnh đạo còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên bầu không khí làm việc. Tùy theo cách lãnh đạo của người lãnh đạo mà đơn vị vận hành theo một hướng nhất định và cũng tùy theo phong cách của người lãnh đạo để người lao động có động lực làm việc tốt hay không.

Văn hóa công sở trong đơn vị sự nghiệp công lập: Văn hóa công sở biểu hiện rõ qua niềm tin, thói quen, hành vi của người lao động trong mối quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý với người lao động và giữa đồng nghiệp với nhau. Để văn hoá công sở thực sự trở thành động lực thúc đẩy cho người lao động tích cực làm việc, đơn vị cần dần loại bỏ những thói quen, hành vi xấu, gây hại cho động lực làm việc của người lao động. Đồng thời khuyến khích xây dựng và bồi đắp những hành vi văn hoá có lợi để trở thành những chuẩn mực giá trị. Văn hóa công sở có ảnh hưởng rất lớn đến lề lối, phong cách, tính tích cực làm việc của người lao động trong mỗi đơn vị công lập. Nó vừa là yếu tố thúc đẩy, đồng thời cũng có thể là yếu tố gây cản trở động lực làm việc của người lao động. Văn hóa công sở là điểm khác biệt tạo nên uy tín, thương hiệu riêng của đơn vị công lập, có một ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Vì vậy văn hóa công sở có một vị trí quan trọng trong đơn vị công lập.

Đánh giá kết quả làm việc: Đánh giá kết quả làm việc xác định mức lao động mà người lao động đã thực hiện được để xét các mức khen thưởng hoặc kỷ luật, đồng thời qua công tác đánh giá cũng xem xét được năng lực, thành tích và triển vọng của từng người lao động từ đó đơn vị công lập đưa ra các quyết định về mặt nhân sự. Kết quả đánh giá cũng có ảnh hưởng đến động lực làm việc của từng người nên nếu đánh giá không chính xác có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.

42

1.4. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho BS của một số Bệnh viện

1.4.1. Kinh nghiệm của bệnh viện Uông Bí - Quảng Ninh.

Trong đợt tham quan học tập, học hỏi kinh nghiệm tại bệnh viện Uông Bí, Quảng Ninh.

Có mặt tại bệnh viện, điều cảm nhận đầu tiên đối với chúng tôi đó là cơ sở vật chất của bệnh viện rất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Ở bàn đón tiếp hướng dẫn bệnh nhân, các cán bộ, nhân viên đều niềm nở, nhiệt tình chỉ dẫn từng bệnh nhân làm thủ tục khám bệnh. Là bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện Uông Bí có quy mô 1000 giường bệnh với hơn 1000 cán bộ, viên chức và người lao động với đội ngũ bác sỹ trình độ chuyên môn cao, có 6 phòng chức năng, 8 khoa cận lâm sàng, 19 khoa lâm sàng, khám chữa bệnh chất lượng cao với các phòng khám chuyên khoa... Thời gian qua, Bệnh viện đã chú trọng nâng cao y đức, trình độ chuyên môn của đội ngũ BS, đồng thời không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác KCB.

Và cũng là cơ sở khám chữa bệnh hàng đầu của tỉnh, bệnh viện Uông Bí hiện Trung bình mỗi ngày có hàng ngàn lượt người tới tham gia khám, điều trị bệnh tại đây. Để không ngừng nâng cao chất lượng KCB và sự hài lòng của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Bệnh viện Uông Bí đã đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh đến khám và điều trị.

Qua tìm hiểu gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo đơn vị được biết nhằm đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ngày càng cao cho nhân dân, bệnh viện Uông Bí đã huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại, hệ thống trang thiết bị y tế đồng bộ như máy chụp cộng hưởng từ, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D, 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động… Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng chuyên môn kỹ thuật

43

cho đơn vị mình, Bệnh viện luôn chú trọng tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ BS đủ về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

Một trong những nội dung đổi mới của Bệnh viện chính là nâng cao chất lượng đội ngũ BS có trình độ chuyên môn sau (BS CKI, BS CKII) khám và điều trị chăm sóc người bệnh, thay đổi nhận thức, hành vi và tác phong làm việc của đội ngũ BS, cán bộ, viên chức; lấy các tiêu chuẩn, đạo đức cán bộ y tế, các quy định về kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa với người bệnh làm yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cán bộ, nhân viên. Công tác chăm sóc toàn diện người bệnh được triển khai đồng bộ, có nề nếp, nhờ đó mà lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng nhiều, dẫn đến nguồn thu nhập tăng thêm của cá nhân trong bệnh viện, thỏa mãn với công sức mà họ đã bỏ ra và rất hài lòng với thu nhập khi làm việc tại bệnh viện Uông Bí.

1.4.2. Kinh nghiệm của bệnh viện Đa khoa Bà Rịa tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu.

Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa được hình thành, phát triển từ năm 1985, trở thành Bệnh viện Đa khoa khám và điều trị cho người bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa với qui mô 700 giường bệnh: có 8 Phòng chức năng, 20 khoa Lâm sàng, 9 khoa Cận lâm sàng và hậu cần với một đội ngũ cán bộ, viên chức 1080 người, trong đó gần 300 BS (phần lớn có trình độ sau đại học, trong đó có 59 CKII/tiến sĩ, 135 CKI/thạc sĩ. Từ khi thành lập đến nay đội ngũ BS luôn là đối tượng được quan tâm đặc biệt từ khâu tuyển dụng, đào tạo... vì vậy đội ngũ BS ngày càng được nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn vàđang được trẻ hóa đội ngũ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng KCB cao cho nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

44

Để giúp cho đội ngũ BS có động lực làm việc, bệnh viện đã áp dụng đa dạng các biện pháp: Hoàn thiện công tác chi trả lương và các chế độ phụ cấp, phúc lợi gắn với tiêu chí trả lương đầy đủ, kịp thời và phải gắn với kích thích được sự phấn đấu của BS; hoàn thiện việc chi trả tiền phụ cấp, thực hiện tốt các khoản chi phẫu thuật, thủ thuật, chế độ độc hại, phúc lợi, tiền thưởng qua việc cải tiến quy chế chi tiêu nội bộ, điều chỉnh các mức chi hợp lý hơn; cải tiến đơn giá theo hướng tăng tiền chi trả cho giờ trực, khen thưởng, phúc lợi, ...; Bên cạnh đó, bệnh viện còn tìm cách nâng cao tiền lương cho BS như tăng nguồn thu để tăng chi lương, tăng tiền lương cơ bản hàng tháng từ đó làm đòn bẩy vật chất cơ bản để phát triển động lực làm việc; có chính sách hỗ trợ người được đào tạo; thực hiện tốt công tác thăng tiến; cải thiện điều kiện làm việc cho BS, khai thác các nguồn lực phục vụ cho việc nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, môi trường làm việc thuận lợi, đầu tư trang thiết bị y tế hợp lý và quan tâm điều kiện làm việc cho BS; nâng cao đời sống tinh thần cho BS thông qua phát huy truyền thống, uy tín, xây dựng văn hóa bệnh viện.

Thực hiện tốt Quyết định Quyết định số 2151 của Bộ Y tế về đổi mới phong cách thái độ của cán bộ y tế, hướng đến sự hài lòng người bệnh, với kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh đạt 90% sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh về tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ y tế toàn viện nói chung và đề cao trách nhiệm và nâng lực của đội ngũ bác sĩ với công suất 2.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị mỗi ngày.

1.4.3. Kinh nghiệm của Bnh vin Y hc c truyn tỉnh Đắk Lk

Do Bệnh viện có nguồn thu khá lớn nên việc sử dụng các công cụ tài chính để tạo động lực cho người lao động được thực hiện tương đối tốt. Các khoản chi chế độ trực, bảo hộ lao động, phụ cấp độc hại được chi theo các quy định của nhà nước.

45

chức vụ Bệnh viện còn áp dụng hệ số bằng cấp để khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao. Mức thưởng các ngày lễ, tết tối đa đến 2 triệu đồng.

Ngoài các mục chi thăm hỏi ốm đau, Bệnh viện còn có nội dung chi hỗ trợ người lao động nữ sau khi sinh con theo chế độ.

Chi hỗ trợ cho người lao động học tập theo trình độ khác nhau có mức hỗ trợ khác nhau. Người lao động học dài hạn thì Bệnh viện hỗ trợ theo năm, học ngắn hạn thì được hỗ trợ theo khóa, tùy theo thời gian khóa học.

Xác định tầm quan trọng của đội ngũ BS đối với sự phát triển của Bệnh viện; thời gian qua Bệnh viện đã thực hiện các cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, BS. Vì vậy, đội ngũ BS của Bệnh viện đang trên đà phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để tạo được động lực làm việc cho BS, Bệnh viện đã thực hiện tốt các giải pháp: cải tiến việc xác định các nhu cầu và phân loại nhu cầu của BS qua điều tra, khảo sát sự hài lòng của cán bộ viên chức, phân nhóm nhu cầu một cách bài bản, khoa học, từ đó thiết kế những chương trình tạo động lực phù hợp và nâng cao chất lượng triển khai; có kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chương trình tạo động lực làm việc; chú trọng công tác tạo động lực làm việc qua lương và các khoản trích theo lương theo hướng tiết kiệm các khoản chi để tăng trả lương cho BS, tăng tiền phụ cấp cho BS trẻ, tăng tiền thưởng và trả thưởng theo kết quả thực hiện công việc; Cải thiện môi trường làm việc, tăng cơ hội đào tạo và phát triển cho BS; phát triển văn hóa Bệnh viện qua xây dựng quy chế văn hóa công sở của Bệnh viện; đồng thời phát huy việc tạo động lực làm việc cho BS thông qua tổ chức hội thi BS giỏi.

1.4.4 Kinh nghiệm củaBệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh

Qua tìm hiểu kinh nghiệm tạo động lực làm việc của Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, có thể thấy tại bệnh viện khá tương đồng về quy mô tổ chức. Đội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sỹ tại bênh viện đa khoa tỉnh đăk lăk (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)