Những thông tin cần được bảo mật

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10 (Trang 31)

- Bản quyền của cá nhân.

a) Bài học kinh nghiệm :

Để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần: + Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. + Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu.

+ Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng bài học, môn học.

+ Luôn xác định việc dạy đại trà với công tác bồi dưỡng HSG để góp phần đưa sự nghiệp GD của địa phương tiến kịp với đà phát triển chung của xã hội.

Bằng những việc làm cụ thể không chỉ trong những tiết dạy văn mà cả trong những giờ ôn tập, tôi đã giúp cho học sinh trong những lớp mình dạy thấy được vai trò của văn học, thấy được việc học văn, làm đề văn không khó mà cơ bản là phải biết cách học, biết cách ôn tập để áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào những đề văn cụ thể.

b) Kiến nghị

Qua đây, tôi cũng xin đề xuất với nhà trường nên tổ chức những buổi tọa đàm hoặc báo cáo chuyên đề về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn. Từ đó giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tổ chức những đêm thơ, là cơ hội để giáo viên và học sinh thể hiện niềm đam mê văn học cũng như cơ hội để bồi dưỡng kiến thức văn học và thắp sáng lên tình yêu văn học

10. Đánh giá lợi ích thu được .

Trong các giờ đọc hiểu văn bản văn học giáo viên giành nhiều thời gian hơn cho việc giáo dục đạo đức lối sống, thiết kế nhiều câu hỏi liên hệ thực tiến, tổ chức nhiều hình thức vận dụng liên hệ, tăng cường nhiều địa chỉ tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, các giờ đọc hiệu văn bản văn học đã thực sự lôi kéo thu hút được sự hứng thú của các em học sinh. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên đã tự rút ra thông điệp cuộc sống mà tác phẩm văn học gửi gắm. Có những phân tích liên hệ đánh giá rút ra bài học sâu sắc của những em học sinh khá giỏi đã để lại những giờ học văn có ý nghĩa và ấn tượng.

Kết quả khảo sát tôi nhận thấy, số học sinh tiếp thu ngay được kiến thức bài học và tự rút ra được giá trị bài học đạo đức lối sống tăng 38%. Qua các giờ học trên lớp, với việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh đã tác động đến tâm lý các em giúp các em biết lắng nghe, thấy được tầm quan trong trong việc nâng cao nhận thức.Tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi hướng dẫn học sinh đọc- hiêu bài “Tỏ lòng”, tôi thực hiện đề bài sau;

Đề bài: Qua những lời thơ tỏ lòng, em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần

mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?

Dự kiến trả lời: Trang nam nhi thời Trần mang chí lớn lập công danh, sẵn sàng gánh vác trọng trách, tự “thẹn” khi chưa thực hiện được hoài bão, chưa có công trạng giúp đời, giúp nước. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm - một tài thơ, một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn thuộc nhân cách những nỗi thẹn đó vừa có ý nghĩa nhân cách, vừa cao cả, vừa lớn lao.

Học sinh cần liên hệ với ngày nay để biết sống có hoài bão, quyết tâm thực hiện lí tưởng, kết hợp công danh, sự nghiệp cá nhân với sự nghiệp chung của nhân dân, của đất nước....

Kết quả thu được như sau:

Điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú

10- 9 3 3%

8- 7 67 67 %

6- 5 24 24%

4- 3 6 6 %

2- 0 0 0 %

Phân tích số liệu điều tra trong bảng về kết quả học tập của học sinh, khi thực hiện giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh thông qua giờ đọc hiểu văn bản, tôi nhận thấy kết quả:

- Về phía học sinh:

+ Học sinh hứng thú, say mê khám phá chiếm lĩnh tác phẩm, tổ chức trao đổi tranh luận về vấn đề rất sôi nổi hào hứng.

+ Học sinh chuyên cần hơn, nâng cao hơn tính tự lực và tự giác.

+ Kĩ năng làm việc học tập theo nhóm, khai thác các tín hiệu nghệ thuật và năng lực cảm nhận được nâng cao hơn. Chất lượng giờ học cũng được nâng cao. Đối với giờ dạy ở

các lớp thực hiện chương trình nâng cao, đối tượng học sinh có tư chất khá hơn thì giờ giảng sôi nổi mà vẫn cứ nhẹ nhàng. Học trò học một cách hứng thú và say mê, sự phối hợp nhịp nhàng giữa thày và trò ăn ý hài hòa.Từ đó kích thích sự hứng thú, lòng yêu thích, sự say mê bộ môn học văn.

- Về phía giáo viên:

+ Xây dựng được mối quan hệ tốt với học sinh.

+ Có tâm thế tốt để tạo nên những bài giảng thành công.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử :

S TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Bùi Thị Thanh Nhàn Trường THPT

Sáng Sơn

Giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10

PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của đồng nghiệp xung quanh vấn đề mà tôi đã đề cập. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và làm cho công việc dạy và học văn thêm nhiều ý nghĩa.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế hiện nay, hơn bao giờ hết, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam cần giữ vững bản lĩnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, người giáo viên dạy Ngữ văn cần quan tâm, khai thác triệt để chức năng giáo dục của các tác phẩm văn học nói chung và các tác phẩm được chọn lựa giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Qua những giờ học cụ thể, học sinh sẽ từng bước được bồi dưỡng, giáo dục về đạo đức và lối sống. Có được hành trang ấy, các em sẽ tự tin bước vào cuộc sống trong bối cảnh toàn cầu hóa- các dân tộc càng phải độc lập, tự chủ và không ngừng sáng tạo, càng hội nhập thì càng cần phải phát huy bản sắc dân tộc, giá trị chuẩn mực của dân tộc "hội nhập mà không hoà tan".

Sông Lô, ngày....tháng… năm 2019

Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương

(Kí tên, đóng dấu)

……..., ngày……. tháng ……. năm 2019

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Kí tên, đóng dấu)

Sông Lô, ngày 08 tháng 2 năm 2019

Tác giả sáng kiến

(Kí và ghi rõ họ tên))

Bùi Thị Thanh Nhàn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đổi mới phương pháp dạy học văn - 2010

2. Bộ giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên trường THPT- Hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên trường PTDTNT cấp THPT – 2012.

3. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường” – NXB Giáo dục – 2001.

4. TS. Nguyễn Thúy Hồng (Viện CL và CTGD)- Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

5. Phan Trọng Luận – Phương pháp dạy học –NXB giáo dục – 1998 6. Phan Trọng Luận (Chủ biên) - Thiết kế bài học Ngữ văn lớp 10 7. https://websrv1.ctu.edu.vn

8. tuanbaovannghetphcm.vn/ 9. thutrang.edu.vn/

Một phần của tài liệu SKKN giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản văn học trung đại lớp 10 (Trang 31)

w