II. BÀI LÀM CÁ NHÂN
4. LÊ THỊ HƯƠNG
4.1 Rào cản vướng mắc:
Theo em nghĩ, hai rào cản lớn nhất mà em đang mắc phải là rào cản về tư duy và văn hóa. Đầu tiên phải nói đến một lối tư duy mang tên “tôi biết rồi”. Tuy vẫn biết, kiến thức ngoài kia là bao la và khả năng hiểu biết của con người là có hạn mức và chỉ là một phần rất bé so với những kiến thức bên ngoài. Tuy nhiên, khi nghe đến một vấn đề nào đó hơi quen thuộc hoặc đã quen thuộc, em vẫn có thói quen đánh giá “tôi biết rồi” và ngừng chú ý, lắng nghe tiếp câu chuyện. Dù có thể sau đó sẽ được chia sẻ những thứ bổ ích hơn rất nhiều. Điều tiếp theo thuộc rào cản tư duy là sự không tập trung. Bản thân em không thực sự dành toàn nguồn lực vào một vấn đề nhất định mà luôn bị chi phối bởi những thứ xung quanh. Luôn nghĩ rằng bản thân sẽ phải đi tìm thứ gì đó mới mẻ hơn mà không đi đến cùng cho quyết định hiện tại. Kế tiếp là bào chữa và phủ nhận. Hầu hết bản thân em đều tìm thấy một lí do nào đó để mình đổ lỗi khi bản thân đang gặp phải khó khăn hay đứng trước thất bại. Cuối cùng về vấn đề rào cản tư duy là suy nghĩ trẻ con. Đôi lúc bản thân em vẫn ngồi ì ra và chờ người khác làm gì đó cho mình. Bản thân đôi khi vẫn không tự tay làm bất cứ điều gì mà chỉ nghĩ sẽ nhờ ai đó giúp đỡ.
Tiếp đến rào cản văn hóa. Cộng đồng người Việt Nam gồm năm mươi bốn dân tộc khác nhau. Trong đó chiếm 90 % là dân tộc kinh, 10 % còn lại thuộc về các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chủ ý và bản sắc riêng. Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rõ nét ở cách sinh hoạt
cộng đồng. Từ trang phục, quan hệ, các phong tục tập quán như: cưới xin, cúng bái, lễ tết,…. Trải qua bao thế kỷ cộng đồng người Việt Nam đã gắn bó với nhau. Tuy nhiên vẫn không thực hiện những thằng vẫn còn những định kiến xung quanh hình thành một cách vô hình trong suy nghĩ, trong đời sống, trong hành động của mỗi con người khiến nó trở thành rào cản văn hóa của mỗi người trước khi suy nghĩ một vấn đề nào đó.
Giải pháp cho rào cản tư duy
Nhiều ý tưởng hơn = ý tưởng tốt hơn : Có càng nhiều ý tưởng càng tốt là phương pháp tuyệt vời nhất để tạo ra càng nhiều ý tưởng hay càng tốt. Nếu bạn có 100 ý tưởng, ngay cả khi 99 trong số đó là rác, bạn vẫn có người chiến thắng.
Không ngừng theo đuổi ý tưởng : nhiều người có trí nhớ tuyệt vời nhưng số còn lại thì không nên hãy viết ý tưởng nó ra giấy để không bị yếu tố nào là xao nhãng việc sáng tạo. Có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào để thiết kế và theo dõi ý tưởng, chẳng hạn như notes, keep,... Nhưng thu thập
ýtưởng là không đủ; cần tìm ra cách đưa chúng vào hoạt động. Hàng tuần hoặc hàng tháng, bản thân nên ngồi xuống và xem xét từng ý tưởng và bắt đầu phân loại chúng, loại bỏ những ý tưởng không có thời gian và tập trung vào những ý tưởng đang thực hiện
Quan sát thế giới xung quanh : Thử rời mắt khỏi màn hình máy tính trong năm phút; bản thân sẽ nhận được nhiều ý tưởng hơn trong thời gian đó so với việc bắt đầu với một trang trống và làm việc trong một giờ. Những ý tưởng, ghi chú và phác thảo này có thể không hữu ích ngay lập tức, nhưng có thể sẽ đến lúc yêu cầu cùng một ngữ cảnh để tạo ra một ý tưởng. Bộ não càng tiếp cận được nhiều tình huống thì càng có nhiều suy nghĩ và ý tưởng.
Phá vỡ thói quen hằng ngày : Nếu bạn đã thiết lập một khuôn mẫu đều đặn và bộ não của bạn bắt đầu hoạt động giống như một chiếc máy tự động, có thể có những trường hợp bạn không nghĩ ra những ý tưởng mới và thay vào đó chỉ thực hiện những ý tưởng cũ. Việc phá bỏ thói quen này thường xuyên sẽ khiến bộ não của bạn hoạt động mạnh. Do đó, nó phải xem xét lại những gì đang diễn ra và sẽ bắt đầu hoạt động với nhiều khả năng hơn.Khi làm gián đoạn khuôn mẫu thông thường của mình, bạn sẽ thường xuyên nhìn thế giới theo một cách khác và có cơ hội thử thách nền tảng tư duy của bạn. Nhờ đó, bạn có thể nghĩ khác và nảy sinh những ý tưởng mới mà trước đây bạn chưa từng cân nhắc.
Tìm kiếm trải nghiệm : Điều này thoạt đầu có vẻ rõ ràng, nhưng nhiều người không tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ có thể khơi nguồn cho những ý tưởng mới. Nhìn thấy và trải nghiệm những điều mới, như phá vỡ thói quen hàng ngày, là một trong những phương pháp tốt nhất để
nảy ra những ý tưởng mới. Càng đi du lịch, bạn càng có nhiều trải nghiệm nghệ thuật, càng có nhiều niềm vui, gặp gỡ nhiều người, càng cảm nhận được nhiều điều, đầu óc hoạt động nhiều hơn và có nhiều ý tưởng hơn. Nhiều hơn sẽ theo sau. Bạn không cần phải lên kế hoạch cho một chuyến đi vòng quanh thế giới trên một chiếc thuyền buồm vào ngày hôm sau. Nhưng hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào vào ngày hôm sau. Có thể bạn sẽ đi chơi, trò chuyện với một người lạ hoặc đơn giản là đi dạo trên con đường mà bạn chưa từng đi trước đây
Giải pháp cho rào cản văn hóa là :
Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt văn hóa. Chúng ta cần ý thức rằng sự khác biệt về tư duy, thái độ và hành động giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau là điều khó tránh khỏi. Trên thế giới có hàng vạn nền văn hóa khác nhau, chúng được hình thành qua rất nhiều quá trình, trải qua sự tinh chỉnh cho phù hợp và đã mất rất nhiều thời gian.Mỗi nền văn hóa đều có nét đẹp riêng và có câu chuyện riêng của nó . Để làm được điều này thì bản thân chúng ta luôn phải có cái nhìn cởi mở với mọi chuyện, luôn thật bình tĩnh và phải ứng xử hợp tình hợp lý trong mọi mối quan hệ cũng như khi tiếp xúc với những cái mới. Đồng thời chính bản nhận thức của mỗi người cũng phải luôn trong trạng thái tiếp thu và học hỏi, luôn giữ thái độ lịch sự trong giao tiếp . Chủ động giao tiếp một cách cởi mở. Giao tiếp cởi mở là cách duy nhất để chúng ta có thể hòa nhập vào một cộng đồng một cách dễ dàng và sẽ được cộng đồng đó đối xử nhiệt tình hơn, khi chúng ta đã hòa nhập được với cộng đồng đó thì việc tiếp cận văn hóa sẽ trở nên tự nhiên. Hãy thoải mái hết sức có thể, luôn giữ một vẻ bề ngoài thân thiện, một nụ cười tươi trên môi và sự tôn trọng khi đối thoại. Nếu gặp vấn đề khi giao tiếp với một người nào đó, hãy lắng nghe kỹ người đó muốn gì , cảm ơn họ vì đã chia sẻ và cố gắng tìm ra giải pháp để 2 bên đều được thoải mái. Chia sẻ là một hành động có thể gắn kết con người lại với nhau rất nhanh. Hãy chia sẻ với họ những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã học được trong cách giải quyết vấn đề, trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. Đến lượt họ khi cảm thấy tin tưởng bạn cũng sẽ chia sẻ những hiểu biết của họ cho bạn. Như vậy cùng một lúc bạn vừa thu được kiến thức lại vừa có thêm những người bạn và quan trọng hơn hết chúng ta có thể hòa nhập được với nền văn hóa nơi đó.
Tôn trọng những gì có liên quan đến cá nhân. Không nên cho rằng vì anh ta/cô ta đến từ đất nước đó nên có cách suy nghĩ, giao tiếp, ứng xử như những người của quốc gia đó. Điều đó có thể bị chi phối bởi yếu tố văn hóa, nhưng mỗi người đều có cách suy nghĩ, hành xử mang đậm bản sắc cá nhân của mình. Đây là vấn đề rất nhiều người Việt Nam gặp phải , con người Việt Nam thường có xu hướng đánh đồng , gộp chung tất cả lại với nhau mà quên đi là ở đâu cũng có người
này người kia . Tất cả mọi đánh giá đều phải khách quan, công bằng, không được gôm gộp . Tất cả những gì liên quan đến cá nhân đều phải được tôn trọng.
4.2 Kế hoạch hành động cụ thể:
a. Mục tiêu: có thể ra trường đúng hẹn với bằng khá và xin vào làm việc tại công ty PNJ
b. Cách thức đạt được mục tiêu 5W1H2C5M
Xác định mục tiêu, yêu cầu ( Why)
Mục tiêu :ra trường đúng hẹn với bằng khá
Tại sao phải ra trường đúng hẹn với bằng khá: ra trường đúng hẹn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, vì tiết kiệm được thời gian, tận dụng những kiến thức đã học được ở đại học và va chạm với xã hội sớm, tích lũy kinh nghiệm càng nhiều. Với tấm bằng khá sẽ dễ dàng xin việc hơn, có ấn tượng hơn đối với nhà tuyển dụng
Nó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi: bản thân tôi rất mong muốn được đi làm sớm và làm ở công ty PNJ là niềm mơ ước từ rất lâu.
Hậu quả nếu tôi không thực hiện chúng: sẽ rất thiệt thòi so với những bạn khác cùng trang lứa, vì khi họ đã được đi làm, kiếm ra tiền và tích lũy rất nhiều kinh nghiệm có được trong lúc đi làm thì tôi vẫn còn đang lọ mọ học để trả nợ môn.
Xác định nội dung công việc ( What)
Em sẽ thực hiện bằng các việc làm cụ thể : - Tham gia đầy đủ, đúng giờ các lớp học
- Tập trung chú ý lắng nghe giảng - Siêng năng phát biểu
- Chăm chỉ làm việc nhóm - Tương tác nhiệt tình - Tìm hiểu sâu kiến thức
- Tích cực tìm điểm cộng trong các tiết học
When: việc ra trường đúng hẹn và với tấm bằng khá cũng không phải là chuyện quá khó khăn nhưng cũng không thể lơ là. Từ đầu học kì 3 em đã tập trung chú ý hơn để cải thiện được số điểm của mình sau mỗi kì học
Where: chủ yếu thời gian dạo này em vẫn học online, chưa đi học offline nên việc thực hiện chủ yếu là ở nhà
Who: chính bản thân em và sự hỗ trợ từ thầy cô và các bạn trong lớp
Xác định cách thức thực hiện (How)
Đây là việc học nên cần chú trọng tính liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Vì thế, mỗi ngày em đều lên “to do list” về việc học và hoàn thành hết trong ngày hôm đó. Và sự tham gia mỗi lớp học được giám sát từ thầy cô (điểm danh hằng ngày)
Xác định phương pháp kiểm tra ( Check)
Thường sau 2-4 buổi học sẽ có bài kiểm tra giữa kì, em sẽ luyện tập trước đó 1 tuần để kiểm tra xem mức độ hiểu bài và làm bài của mình tới đâu
Xác định nguồn lực (5M)
Man: em thực hiện đầy đủ các việc đã lên hằng ngày trong “to do list” của mình và dần trở thành thói quen tự giám sát chính bản thân mình trong việc thực hiện đó Money: đa phần những tài liệu học tập thì không phải mua sách nữa mà giảng viên đều up lên hệ thống LMS của trường nên sẽ chỉ tốn học phí mỗi kì.
Material: những tài liệu được giảng viên up lên LMS và tài liệu giảng viên recommend cho người học
Machine: laptop, điện thoại, ipad
Method: học trên sự hướng dẫn của giảng viên và tự học những giờ rảnh c. Giải pháp, rủi ro
Rủi ro
Việc tập trung học online là rất khó, tuy đã đặt ra mục tiêu nhưng học thiếu sự tương tác dẫn đến nhàm chán
Tốn thời gian, vì việc học mỗi môn trung bình 9 buổi. Nhưng chỉ thông qua hình thức học online thì không đảm bảo được tính tự giác
Giải pháp
Xác định rõ mục tiêu mà mình đang theo đuổi, làm hết sức vì mục tiêu đó Tỉnh táo để kiên trì theo đuổi mục tiêu
Rèn luyện khả năng tự học, tự giác của bản thân
Tự tạo động lực cho bản thân bằng việc dựa vào kết quả điểm thi giữa kì/cuối kì so với cả lớp