7. Kết cấu của khóa luận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư
“Ba Vì là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội 40km”. “Với tổng diện tích 414km2, dân số hơn 267 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị
trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã
Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc”. “Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủđô Hà Nội tháng 8 năm 2008”.
“Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng”.
“Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tốkhí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy”:
“Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 với nhiệt độ
trung bình 232C, tháng 6 và tháng 8 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c”. “Tổng lượng mưa là 1832 mm (chiếm 91% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 103 ngày mưa và tháng mưa
lớn nhất là tháng 8 (339 mm)”.
“Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến
động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉđạt 15mm”.
“Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi”. “Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.893 ha bằng 41%
diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.468 ha bằng 58% đất
đai của huyện”.
“Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học Việt Nam ước khoảng hơn 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt
đới bước đầu kê được 800 loài thực vật bậc cao với 86 họ thực vật, 280 loài bậc cao gồm nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ
gai”.... “Hai loại cây rất quý được ghi vào” "Sách đỏ Việt Nam" là “Bách
xanh và Thông đỏđang được bảo vệ nghiêm ngặt”. “Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9 loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc
gia Ba Vì). Đây là nguồn tài nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt”.
“Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô
Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước và điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ
khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp”.
“Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo
trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược”.
“Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước”. “Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳđổi mới”.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
“Về kinh tế xã hội (số liệu hết năm 2012): Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
quyết đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 10 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 5 tỷ đồng tăng trưởng kinh tếđạt 20%”.
“Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt gần 2 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ”. “Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba Vì đó là Chè sản lượng đạt 13.000 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 10.000 tấn/năm”.
“Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 350 tỷ đồng, tăng
35% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghềđang hoạt động hiệu quả”.
“Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt gần 2 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ”. “Doanh thu du lịch đạt 75 tỷ đồng, thu hút 2 triệu lượt khách đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch”.
“Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông
dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho gần 11.000 lao động; sự
nghiệp giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; Công tác y tế đã có 25/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về
y tế; Về văn hóa đã có 97 làng và 46 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa”. “Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ
vững”. “Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, đảm bảo sựlãnh đạo, chỉđạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra”.
“Với truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, Hội Đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các Sở ngành Thành phố, sự đóng
góp của các doanh nghiệp”. “Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra (2010- 2015). Xây dựng Ba Vì trở thành huyện phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát triển”.
“Từ những tác động mà tác giả đã nêu trên, những yếu tốnhư điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều trong công tác vận
dân có nhận thức đúng đắn về công tác vận động và xây dựng phát triển hơn
nữa mọi hoạt động trong điều kiện hiện nay”.
2.2. Thực trạng công tác vậ động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay và nguyên nhân
2.2.1. Thực trạng công tác vận động quần chúng ở Ba Vì, Hà Nội hiện nay
“Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền huyện Ba Vì, xây dựng hệ thống chính trị, nhằm tuyên truyền, giáo dục, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tổ chức thực hiện và động viên quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. “Công tác vận động quần chúng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những thực trạng này được thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau”:
Một là, “về việc xây dựng củng cố phát triển khối đại đoàn kết dân tộc”.
“Hiện nay ở Ba Vì, Hà Nội thì việc xây dựng củng cố phát triển khối
đại đoàn kết của huyện đã được đẩy mạnh và đạt được những kết quả cụ thể”.
“Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và cấp ủy các cấp, công tác dân vận nói chung, công tác dân vận của chính quyền của huyện Ba Vì nói riêng
đã có chuyển biến rõ nét”. “Chính quyền các cấp phát huy dân chủ trong xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách, chủđộng nắm tình hình đời sống, tâm
tư nguyện vọng, giải quyết kịp thời những kiến nghị, những vấn đề bức xúc của nhân dân”; “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện công khai các chủtrương, quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân, vận
động nhân dân thi đua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng - an ninh”.
“Ở huyện ủy đã thường xuyên tổ chức cho nhân dân những buổi tiếp xúc cử tri và đổi mới cách tiếp xúc cử tri”. “Cũng như nhiều địa phương khác, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc thành phố Hà Nội, các quận, huyện đều phối hợp với Đoàn đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức các cuộc tiếp xúc cử
tri”. “Đây là những buổi sinh hoạt chính trị - xã hội rất có ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri,
đồng thời thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với những vấn đề quan trọng của đất nước; quyền giám sát hoạt động của những đại biểu do mình bầu ra”. “Đây cũng là dịp để lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền huyện gặp gỡ đông đảo nhân dân, trực tiếp lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân đềđạt với Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Vì”.
“Ngoài ra chính quyền ở Huyện, Đảng bộ còn tổ chức những buổi họp lấy ý kiến của nhân dân trong nhưng công việc chung của huyện”. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì phát biểu đặt vấn đề về Dự án quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái trên địa bàn xã Vân Hòa; về tình hình chung của huyện, về quyết tâm của tập thể lãnh đạo huyện phấn đấu vươn lên thoát nghèo và
phát triển bền vững; nghe ý kiến phát biểu, những thắc mắc, kiến nghị của bà con nhân dân bảy xã miền núi. Đối với các ý kiến về sự cố môi trường, hậu quả để lại cho nhân dân các xã là hết sức nghiêm trọng, lãnh đạo huyện rất thông cảm và chia sẻ đối với những bức xúc và khó khăn của bà con. Cùng với các chính sách của Trung ương, huyện sẽ có các giải pháp hỗ trợ tối đa về đời sống trước mắt. Về lâu dài, cần có các giải pháp đồng bộ, nhất là vấn đề
giải quyết việc làm cho bà con; huyện sẽ thực hiện chủ trương và giải pháp của Chính phủ.
“Những yếu kém, hạn chế trên xuất phát từ cả yếu tố chủ quan và khách quan” như: “Huyện có địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, giao
thông đi lại khó khăn, là huyện nghèo, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền vận động còn nhiều thiếu thốn”; “năng lực, kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ cơ sở còn yếu; là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, văn hóa thấp, nhận thức hạn chế, vì vậy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động thấp; bên cạnh đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực
thù địch trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng gây nên không ít khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào một số
“Trong thời gian tới, với việc nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của công tác vận động quần chúng ở huyện Ba Vì”; “trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, từng bước khắc phục những hạn chế, yếu kém”; “công tác vận động quần chúng ở các xã, các địa phương của huyện Ba Vì chắc chắn sẽ đạt nhiều thành tích hơn, góp phần quan trọng và việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đưa Ba Vì phát triển đi lên cùng với các huyện trong thành phố và các địa phương khác trong cảnước”.
Hai là, “trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Vì, Hà Nội trong công tác vận động quần chúng”.
Hiện nay Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Vì đã đưa ra rất nhiều chủ trương, quyết định, nghị quyết biện pháp để tăng cường công tác vận động quần chúng ở địa phương. “Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới; đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói,
giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làm chủ
của nhân dân”. “Hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được kiện toàn, củng cố, đổi mới phương thức hoạt động; giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở”. “Công tác dân vận thời gian qua đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
“Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, từ Đại hội lần thứ VIII đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã kế thừa và cụ thể hóa các quan điểm, tư tưởng của Bác về công tác dân vận”, Quyết định số 290 “về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Nghị quyết số 25 “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 217, Quyết định số 218
“về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”...
Tuy nhiên những quyết định, nghị quyết trên mới chỉ tập trung đến văn
hóa, kinh tế, y tế… Một số quyết định, nghị quyết về giáo dục ở một số xa miền núi, khó khăn vẫn còn những hạn chế. “Qua quá trình thực hiện công tác vận động qquần chúng huyện Ba Vì còn gặp phải những khó khăn vướng mắc, cụ thể: Ở một vài thời điểm và ở một số nơi hiệu quả công tác vận động quần chúng vẫn còn thấp đặc biệt là ở một số xã miền núi như Vân Hòa, Yên Bài, Minh Quang, Khánh Thượng”... “Vì vậy mà nhiều chủ trương của Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Vì không đến kịp với các xã có vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. “Việc phát huy vai trò các chủ tịch xã, người có uy tín trong cộng đồng, trong các tôn giáo vào công tác vận động quần chúng ở huyện ủy vẫn còn nhiều hạn chế”.
Ba là, “công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức quần chúng ở huyện Ba Vì, Hà Nội tham gia vào sự nghiệp cách mạng”.
“Công tác vận động tuyên truyền, quần chúng ở huyện Ba Vì huy trong thời gian qua ở huyện Ba Vì là vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được quan tâm thực hiện”.
“Tích cực vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phong trào thi
đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới gắn xây dựng đời sống văn hóa”.
“Tổ chức, bộ máy Dân vận, Mặt trận, Đoàn thể từ huyện đến cơ sở được củng cố vững mạnh, chú trọng phát triển số lượng đi liền với nâng cao chất lượng
đoàn viên, hội viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, nhất là việc củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân, vận động chức sắc, tôn giáo và đồng bào có đạo