nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.
Điều 70. Canh tác trên đất dốc, đất phèn mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hoá, hoang mạc hoá
1. Việc canh tác trên các vùng đất dốc, đất phèn mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hoá, hoang mạc hoá phải được quản lý và tuân thủ các quy trình sản xuất để chống xói mòn, sạt lở và suy thoái đất, bảo đảm phát triển bền vững.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia canh tác tại các vùng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này và các chính sách khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chí xác định và quy trình sản xuất bền vững trên các vùng đất dốc, đất phèn mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hoá, hoang mạc hoá.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố vùng và hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất bền vững trên các vùng đất dốc, đất phèn mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hoá, hoang mạc hoá.
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong canh tác
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động canh tác phải:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khi sử dụng các loại vật tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
c) Thu gom và xử lý phụ phẩm cây trồng theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động canh tác phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Mục 7
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG CANH TÁC HOẠT ĐỘNG CANH TÁC
Điều 72. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động canh tác
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động canh tác được hưởng các quyền sau đây: 1. Tự tổ chức sản xuất hoặc liên kết sản xuất với tổ chức, cá nhân khác.