Kiểu tự định nghĩa (tự tạo)

Một phần của tài liệu Bài giảng access (Trang 74 - 77)

Lập trình trên Access

4.4.5 Kiểu tự định nghĩa (tự tạo)

™ Định nghĩa kiểu

Tương tự kiểu bản ghi của Pascal hay Struct của C, để định nghĩa một kiểu, ta sử dụng cấu trúc sau:

[PUBLIC/PRIVATE] TYPE Tên_Kiểu

Tên_thành_phần As Kiểu Tên_thành_phần As Kiểu ... Tên_thành_phần As Kiểu END TYPE Chú ý:

Bài giảng Lập trình trong Access

9 Thành phần của kiểu tựđịnh nghĩa có thể là mảng.

9 Có thể khai báo các mảng kiểu tựđịnh nghĩa.

9 Mệnh để TYPE chỉ được viết trong phần “Decleration Section” của đơn thể, do đó ta có thể dùng nó để khai báo các biến mảng trong toàn đơn thể.

™ Phạm vi sử dụng

Nếu dùng PUBLIC thì phạm vi sử dụng của kiểu tựđịnh nghĩa là trong toàn chương trình.

Nếu dùng PRIVATE thì phạm vi sử dụng của kiểu tự định nghĩa là trong toàn đơn thể chứa định nghĩa kiểu tự tạo.

Mặc định là PUBLIC

Trong đơn thể của Form/Report không cho phép định nghĩa kiểu tự tạo.

™ Ví dụ: TYPE Point x AS Double y AS Double END TYPE TYPE Polygon n AS Integer p(1 to 100) AS Point END TYPE 4.5 Các phép toán 4.5.1 S hc Lũy thừa (^)

Nhân (*), chia (/), chia lấy phần nguyên (\), chia lấy phần dư (mod) Cộng (+), trừ (-) 4.5.2 So sánh Bằng (=), khác (<>), nhỏ hơn (<), lớn hơn (>), nhỏ hơn hoặc bằng (<=), lớn hơn hoặc bằng (>=). 4.5.3 Ghép xâu Phép + chỉ dùng ghép xâu kí tự. Phép & dùng ghép các kiểu dữ liệu khác nhau. Ví dụ:

“Ha” + “ ” + “Noi” cho kết quả là chuỗi “Ha Noi” “1996” & “4” cho kết quả là chuỗi “19964”

Bài giảng Lập trình trong Access

“A” & 2 cho kết quả là chuỗi “A2” 5 & 6 cho kết quả là chuỗi “56” “A” + 4 sẽ sinh ra lỗi

4.5.4 Logic

Not, And, Or, Xor, Imp (Implication), Eqv (Equivalance).

Các phép toán trên có thể thực hiện trên các giá trị logic (True và False) hoặc trên các giá trị nguyên (sẽ thực hiện trên từng bit) theo quy tắc trong bảng sau:

Thực hiện trên các giá trị logic (-1 là true, 0 là false)

x y x And y x Or y x Xor y x Eqv y x Imp y

0 0 0 0 0 -1 -1

0 -1 0 -1 -1 0 -1

-1 0 0 -1 -1 0 0

-1 -1 -1 -1 0 -1 -1

Thực hiện trên các giá trị nguyên (theo từng bit)

x y x And y x Or y x Xor y x Eqv y x Imp y

0 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 1 1 4.6 Các hàm thường dùng 4.6.1 Hàm toán hc

Fix(x) cho giá trị nguyên là phần nguyên của x. Ví dụ: Fix(3.5) = 3; Fix(-6.7) = -6 Int(x) cho giá trị nguyên lớn nhất không vượt quá x. Ví dụ: Int(3.5) = 3; Int(-6.7) = -7 Abs(x) cho giá trị tuyệt đối của x

Rnd(n) cho số ngẫu nhiên từ 0 đến 1 Exp(x) cho giá trị ex

Log(x) cho giá trị logarit cơ số e của x Sqr(x) tính căn bậc hai của x Atn(x) tính arctan của x Tan(x) tính tang của x Sin(x) tính sin của x Cos(x) tính cosin của x 4.6.2 Hàm xâu kí t Space(n): xâu gồm n dấu cách.

Bài giảng Lập trình trong Access

Left[$](s,n): xâu gồm n kí tự trái nhất của xâu s. Right[$](s,n): xâu gồm n kí tự phải nhất của xâu s. Mid(s,i,n): xâu gồm n kí tự của s tính từ kí tự i. Len(s): độ dài xâu s.

Instr(n,s,t,[c]): kiểm tra xem xâu t có là xâu con của xâu s tính từ kí tự thứ n, nếu có trả về vị trí đầu tiên gặp xâu t, nếu không thì trả về trị 0.

Lcase(s): chuyển các chữ cái trong xâu s thành chữ thường. Ucase(s): chuyển các chữ cái trong xâu s thành chữ hoa. LTrim(s): bỏ khoảng trống bên trái xâu s.

RTrim(s): bỏ khoảng trống bên phải xâu s.

Trim(s): bỏ khoảng trống bên trái và bên phải xâu s. Str(numeric): đổi số thành chuỗi.

Format(numeric, chuỗi định dạng): đổi số thành chuỗi theo định dạng. Chuỗi định dạng được dùng để quy định số chữ số thập phân như sau: “0.00” -> 2 chữ số thập phân; “0.000” -> 3 chữ số thập phân.

Một phần của tài liệu Bài giảng access (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)