Kiểu dữ liệu trong PHP

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và lập trình Web (Trang 45)

Trong PHP có các kiểu dữ liệu thông dụng sau: Kiểu dữ liệu logic: Boolean có giá trị true hoặc false Kiểu dữ liệu số nguyên: integer giá trị lơn xấp xỉ 2 tỷ Kiểu dữ liệu số thực: float ~1.8e308 gồm 14 số lẻ Kiểu xâu ký tự: string

Kiểu đối tƣợng: object

9.1. Thay đổi kiểu dữ liệu

Để thay đổi kiểu dữ liệu, có thể sử dụng cách ép kiểu nhƣ trong các ngôn ngữ lập trình C hay Java. Chẳng hạn, khai báo ép kiểu nhƣ ví dụ sau:

<HTML> <HEAD> <TITLE>::Welcome to PHP</TITLE> </HEAD> <BODY> <h4>Variable</h4> <?php $i="S10A"; echo $i+10; echo "<br>"; $i="10A"; $j=(float)$i; $j+=10; echo $i; echo "<br>"; echo $j; echo "<br>"; $q=12;$p=5;

echo "Amount: ".(float)$q/$p; ?>

</BODY> </HTML>

Lƣu ý rằng, PHP tự động nhận biết giá trị chuỗi đằng sau số sẽ không đƣợc chuyển sang kiểu dữ liệu số nhƣ trƣờng hợp trên.

Ngoài ra, có thể sử dụng hàm settype để chuyển đổi dữ liệu này sag dữ liệu khác, ví dụ chúng ta khai báo nhƣ ví dụ sau (settype.php).

<HTML> <HEAD>

<TITLE>::Welcome to PHP</TITLE> </HEAD>

<BODY>

<?php $var="12-ABC"; $check=true; echo $var; echo "<br>"; echo $check; echo "<br>"; settype($var,"integer"); echo $var; echo "<br>"; settype($check,"string"); echo $check; ?> </BODY> </HTML> 9.2. Kiểu dữ liệu mảng

Mảng trong PHP là tập hợp các biến nhớ có cùng tên và phân biệt với nhau qua chỉ số

a) Mảng một chiều

Ta có thể khai báo mảng một chiều nhƣ sau:

$<tên mảng>=array(“Phần tử 1”, “Phần tử 2”,…, “Phần tử n”);

Hoặc

$<tên mảng>[ ]=array(n);

Trong đó: n – là số phần tử của mảng Số thứ tự của mảng bắt đầu bởi 0;

Ví dụ 1: <?php $myarray=array("Peter","Quagmire","Joe"); for ($i=0;$i<3;$i++) { echo $myarray[$i]." <br>"; } ?> Ví dụ 2: <?php

$myarray=array(3); $myarray[0]=”Peter”; $myarray[1]=”Quagmire”; $myarray[2]=”Joe”; for ($i=0;$i<3;$i++) { echo $myarray[$i]." <br>"; } ?> Ví dụ 3: <?php $myarray=array(”Peter”,”Quagmire”,”Joe”); $myarray['Peter']=30; $myarray['Quagmire']=40;; $myarray['Joe']=50; $tong= $myarray['Peter']+$myarray['Quagmire']+$myarray['Joe']; echo "Tong cua 3 phan tu = ".$tong;

?>

b). Mảng nhiều chiều (2 chiều)

Khai báo mảng 2 chiều

$<tên mảng>[ ][ ]=array(m,n) Trong đó m, n là các số nguyên Ví dụ : <?php echo “<h4>Mảng 2 chiều</h4>”; $myarrs[][]=array(3,4); // khoi tạo $k=0; for ($i=0;$i<3;$i++) for ($j=0;$j<4;$j++) { $k+=1; $myarrs[$i][$j]=$k; }

// in ta for ($i=0;$i<3;$i++) { for ($j=0;$j<4;$j++) echo $myarrs[$i][$j]." "; echo "<br>"; } ?> 10. FORM

FORM là thành phần quan trọng trọng các trong HTML để ngƣời dùng cập nhật thông tin gửi đến SERVER. Chƣơng trình xử lý các thông tin trên FORM thƣờng là các chƣờng trình viết bằng ASP (đối với IIS), PHP đối với các máy chạy Apache.

Ví dụ về FORM

<html> <body>

<form action="welcome.php" method="post"> Name: <input type="text" name="name" /> Age: <input type="text" name="age" /> <input type="submit" />

</form> </body> </html>

File "welcome.php" xử lý các thông tin trên FORM <html>

<body>

Welcome <?php echo $_POST["name"]; ?>.<br /> You are <?php echo $_POST["age"]; ?> years old. </body>

</html>

Biến $_GET

Biến $_GET trả lại giá trị theo tên từ FORM đƣợc gửi theo phƣơng thức GET

Ví dụ:

<form action="welcome.php" method="get"> Name: <input type="text" name="name" />

Age: <input type="text" name="age" /> <input type="submit" />

</form>

Để lấy lại giá trị của các tên "name" và "age" ta có thể viết: Welcome <?php echo $_GET["name"]; ?>.<br />

You are <?php echo $_GET["age"]; ?> years old!

Biến $_REQUEST

Trong PHP biến $_REQUEST chứa các nội dung của $_GET, $_POST, và $_COOKIE đƣợc gửi theo phƣơng thức GET và POST

Ví dụ:

Welcome <?php echo $_REQUEST["name"]; ?>.<br /> You are <?php echo $_REQUEST["age"]; ?> years old!

Biến $_POST

Biến $_ POST trả lại giá trị theo tên từ FORM đƣợc gửi theo phƣơng thức POST

Ví dụ:

<form action="welcome.php" method="post"> Name: <input type="text" name="name" /> Age: <input type="text" name="age" /> <input type="submit" />

</form>

Để lấy lại giá trị của các tên "name" và "age" ta có thể viết: Welcome <?php echo $_POST["name"]; ?>.<br />

You are <?php echo $_POST["age"]; ?> years old!

11. Hàm trong PHP Khai báo hàm: Khai báo hàm:

Hàm trong PHP có cấu trúc nhƣ sau:

function <tên hàm>(<danh sách các tham số nếu có>)

{

Thân của hàm ;

}

Sử dụng hàm: muốn sử dụng hàm ở nơi nào ta chỉ cần gọi

<Tên hàm>(< Danh sách các tham số thực nếu có>)

Ví dụ: <html> <body> <?php function writeMyName() {

echo "Trần Văn Nam";

}

Echo “Tên tôi là : “;

writeMyName(); ?>

</body> </html>

Cũng giống nhƣ các hàm trong C, các tham số hình thức đƣợc khai báo trong phần dấu ngoặc ( ) sau tên của hàm. Các tham số thực chuyền vào có thể là giá trị hoặc biến.

Ví dụ: <html> <body> <?php function writeMyName($fname,$punctuation) {

echo $fname . " Refsnes" . $punctuation . "<br />"; }

echo "My name is ";

writeMyName("Kai Jim","."); echo "My name is ";

writeMyName("Hege","!"); echo "My name is ";

writeMyName("Ståle","..."); ?>

</body> </html>

Ví dụ: <html> <body> <?php function add($x,$y) { $total = $x + $y; return $total; } echo "1 + 16 = " . add(1,16); ?> </body> </html> Một số hàm thƣờng dùng: Hàm Date() trong PHP Cú pháp: Date(format) Trong đó:

Tham số Format: định dạng ngày  d - Ngày trong tháng (01-31)  m - Tháng hiện tại (01-12)  Y - Năm hiện tại

Các ký hiệu "/", ".", "-" để ngăn cách giứa ngày, tháng, năm

Ví dụ: <?php echo date("d/m/y"); echo "<br />"; echo date("d.m.y"); echo "<br />"; echo date("d-m-y"); ?> Hàm include()

Hàm include() để chèn nội dung của một file vào một file PHP trƣớc khi SERVER thực hiện Giả sử ta có một fie header.php ta muốn chèn nó vào một file PHP ta thực hiện nhƣ sau:

<html> <body>

<?php include("header.php"); ?> <h1>Welcome to my home page</h1> <p>Some text</p>

</body> </html>

Mở một file

Hàm fopen() đƣợc sử dụng để mở file trong PHP Cú pháp: Fopen(<tên file>,<modes>) Ví dụ: <html> <body> <?php $file=fopen("welcome.txt","r"); ?> </body> </html> Các modes đƣợc xác định nhƣ sau: Modes Mô tả r Read only. r+ Read/Write. w Write only.

w+ Read/Write. Mở và xóa nội dung của file; hoặc tạo lập file mới nếu file chƣa tồn tại.t

a Append. Mở và ghi vào cuối file hoặc tạo file mới nếu file chƣa tồn tại.

a+ Read/Append.

x Write only. Tạo lập file mới. Trả lại FALSE và lỗi nếu file đã tồn tại x+ Read/Write. Tạo file mới. Trả lại FALSE và lỗi nếu file đã tồn tại

Hàm fclose() đƣợc dùng để đóng một file đã mở <?php

$file = fopen("test.txt","r"); //some code to be executed fclose($file);

?>

Kiểm tra cuối một file

Hàm feof() kiểm tra đã ở cuối file hay chƣa.

if (feof($file)) echo "End of file";

Đọc các dòng trong một file

Hàm fgets() đƣợc sử dụng để đọc đọc một dòng từ file.

Ví dụ:

<?php

$file = fopen("welcome.txt", "r") or exit("Unable to open file!"); //Output a line of the file until the end is reached

while(!feof($file)) { echo fgets($file). "<br />"; } fclose($file); ?> Đọc các ký tự từ một file: Hàm fgetc() đƣợc sử dụng để đọc từng ký tự từ một file. Ví dụ: <?php

$file=fopen("welcome.txt","r") or exit("Unable to open file!"); while (!feof($file)) { echo fgetc($file); } fclose($file); ?>

Tham chiếu hệ thống file a) Tạo form Upload-File

enctype="multipart/form-data"

Thuộc tính type của thành phần <input> Type="file"

Ví dụ:

<html> <body>

<form action="upload_file.php" method="post" enctype="multipart/form-data">

<label for="file">Filename:</label>

<input type="file" name="file" id="file" /> <br />

<input type="submit" name="submit" value="Submit" /> </form>

</body> </html>

b) Tạo lập Upload Script

File "upload_file.php" cho biết thông tin về một file đã đƣợc Upload: <?php

if ($_FILES["file"]["error"] > 0) {

echo "Error: " . $_FILES["file"]["error"] . "<br />"; }

else {

echo "Upload: " . $_FILES["file"]["name"] . "<br />"; echo "Type: " . $_FILES["file"]["type"] . "<br />";

echo "Size: " . ($_FILES["file"]["size"] / 1024) . " Kb<br />"; echo "Stored in: " . $_FILES["file"]["tmp_name"];

} ?>

12. Khái niệm cơ bản về Cookie và session trong PHP

Cookie và session là hai phƣơng pháp sử dụng để quản lý các phiên làm việc giữa ngƣời sử dụng và hệ thống. Việc quản lý phiên làm việc này sẽ giúp tạo ra sự chứng thực hiệu quả bởi việc xác nhận thông tin trƣớc khi truy cập vào một phân vùng cố định. Ngoài ra, việc quản lý

tốt phiên làm việc cũng giúp ngƣời truy cập cảm thấy dễ dàng sử dụng dịch vụ của trang web cho những lần truy cập sau. Bởi cớ chế quản lý phiên làm việc ghi nhận lại quá trình truy cập của ngƣời sử dụng khi họ thăm viếc trang web lần đầu.

12.1. Tổng quan về cookie:

Cookie là 1 đoạn dữ liệu đƣợc ghi vào đĩa cứng hoặc bộ nhớ của máy ngƣời sử dụng. Nó đƣợc trình duyệt gởi ngƣợc lên lại server mỗi khi browser tải 1 trang web từ server. Những thông tin đƣợc lƣu trữ trong cookie hoàn toàn phụ thuộc vào website trên server. Mỗi website có thể lƣu trữ những thông tin khác nhau trong cookie, ví dụ thời điểm lần cuối ta ghé

thăm website, đánh dấu ta đã login hay chƣa, v.v...

Cookie đƣợc tạo ra bởi website và gởi tới browser, do vậy 2 website khác nhau (cho dù cùng host trên 1 server) sẽ có 2 cookie khác nhau gởi tới browser. Ngoài ra, mỗi browser quản lý và lƣu trữ cookie theo cách riêng của mình, cho nên 2 browser cùng truy cập vào 1 website sẽ nhận đƣợc 2 cookie khác nhau.

a -Thiết lập cookie:

Để thiết lập cookie ta sử dụng cú pháp:

Setcookie("tên cookie","giá trị", thời gian sống)

Tên cookie là tên mà chúng ta đặt cho phiên làm việc. Giá trị là thông số của tên cookie.

Ví dụ:

Setcookie("username","admin", time() +3600)

Nhƣ ví dụ trên ta thấy với tên là username và giá trị là admin, có thời gian sống là 1 giờ tính từ thời điểm thiết lập.

Chú ý: Kịch bản cookie phải đặt trên mọi giá trị trả về bao gồm thẻ HTML và lệnh echo.

b - Sử dụng cookie:

Để sử dụng lại cookie vừa thiết lập, chúng ta sử dụng cú pháp: Cú pháp: $_COOKIE["tên cookies"]

Tên cookie là tên mà chúng ta thiết lập phía trên.

Ví dụ:

Tạo trang cookie.php với nội dung sau: <?php

setcookie("name","nguyenduylinhlh",time() + 3600); ?>

<html> <head>

<title>Test page 1</title></head> <body>

<b><a href=cookie2.php>Click here</a></b> </body>

</html>

Tiếp tục tạo trang cookie2.php với nội dung sau: <html>

<head><title>Result Page</title></head> <body>

<?php

echo "Tên của bạn là: <b>".$_COOKIE['name']."</b>"; ?>

</body> </html>

c- Hủy Cookie:

Để hủy 1 cookie đã đƣợc tạo ta có thể dùng 1 trong 2 cách sau: + Cú pháp: setcookie("Tên cookie")

Gọi hàm setcookie với chỉ duy nhất tên cookie mà thôi + Dùng thời gian hết hạn cookie là thời điểm trong quá khứ.

Ví dụ: setcookie("name","nguyenduylinhlh",time()-3600); Ví dụ:

Tiếp tục tạo trang cookie3.php với nội dung sau: <?php

setcookie("name","nguyenduylinhlh",time()-360); ?>

<html> <head>

<title>Test page 1</title></head> <body>

</body> </html>

12.2. Tổng quan về session:

Một cách khác quản lý ngƣời sử dụng là session. Session đƣợc hiểu là khoảng thời gian ngƣời sử dụng giao tiếp với 1 ứng dụng. Một session đƣợc bắt đầu khi ngƣời sử dụng truy cập vào ứng dụng lần đầu tiên, và kết thúc khi ngƣời sử dụng thoát khỏi ứng dụng. Mỗi session sẽ có đƣợc cấp một định danh (ID) khác nhau và nội dung đƣợc lƣu trong thƣ mục thiết lập trong file php.ini (tham số session.save_path).

a- Thiết lập session:

Để thiết lập 1 session ta sử dụng cú pháp: session_start()

Đoạn code này phải đƣợc nằm trên các kịch bản HTML hoặc những lệnh echo, printf.

Để thiết lập 1 giá trị session, ngoài việc cho phép bắt đầu thực thi session. Chúng ta còn phải đăng ký 1 giá trị session. Để tiện cho việc gán giá trị cho session đó.

Ta có cú pháp sau: session_register("Name") Ví dụ: <?php Session_start(); Session_register("username"); ?>

b- Sử dụng giá trị của session:

Giống với cookie. Để sử dụng giá trị của session ta sử dụng mã lệnh sau: Cú pháp:

$_SESSION["name"]

Với Name là tên mà chúng ta sử dụng hàm session_register("name") để khai báo.

Ví dụ:

Tạo trang session.php với nội dung sau: <?php session_start(); session_register("name"); $_SESSION["name"] = "nguyenduylinhlh"; ?> <html>

<head>

<title>Test page 1</title></head> <body>

<b><a href=session2.php>Click here</a></b> </body>

</html>

Tạo trang session2.php với nội dung sau: <? session_start(); ?> <html> <head><title>Result Page</title></head> <body> <?php

echo "Tên của bạn là: <b>".$_SESSION["name"]."</b>"; ?>

</body> </html>

c- Hủy bỏ session:

Để hủy bỏ giá trị của session ta có những cách sau:

session_destroy() // Cho phép hủy bỏ toàn bộ giá trị của session session_unset()// Cho phép hủy bỏ session .

Ví dụ:

Tạo trang session3.php với nội dung sau: <?php session_start(); session_destroy(); ?> <html> <head>

<title>Test page 1</title></head> <body>

<b><a href=session2.php>Click here</a></b> </body>

</html>

CÂU HI VÀ BÀI TẬP CHƢƠNG IV

3.1 PHP là gì?

3.2 Nêu cú pháp căn bản của PHP?

3.3 Nêu cách khai báo biến và các phép toán trong PHP?

3.4 Trình bày cú pháp và tác động của các cấu trúc lệnh trong PHP (các câu lệnh rẽ nhánh, các câu lệnh lặp)?

3.5 Trình bày các kiểu dữ liệu trong PHP? 3.6 Các kiểu xử lý dữ liệu trên Form?

3.7 Cú pháp của hàm và một số hàm thông dụng trong PHP? 3.8 Viết chƣơng trình giải phƣơng trình bậc nhất bằng PHP? 3.9 Viết chƣơng trình giải phƣơng trình bậc 2 bằng PHP (a<>0)?

3.10 Viết chƣơng trình kiểm tra số chính phƣơng, số Fibonaci, số hoàn hoàn n. Với n đƣợc nhập từ bàn phím?

3.11 Viết chƣơng trình đổi 1 số nguyên hệ thập phân sang hệ nhị phân và Hexa?

3.12 Lập trình nhập vào một số, đếm xem số đó có bao nhiêu chữ số, chữ số nào lớn nhất? 3.13 Viết trang login.php yêu cầu ngƣời dùng nhập Username và Password. Xác nhận Username là Admin và Password là 12345 thì in ra dòng “ Hello Admin” nếu sai yêu cầu nhập lại?

3.14 Tạo trang đăng nhập với username/password là : admin/nguyenduylinhlh. Nếu user đăng nhập thành công thì sẽ xuất ra dòng welcome, admin.

CHƢƠNG V: PHP VÀ DATABASE

Để kết nối cơ sở dữ liệu MySql trong PHP, chúng ta có nhiều cách ứng với nhiều phƣơng thức kết nối cơ sở dữ liệu, trong chƣơng này chúng ta tập trung tìm hiểu cách kết nối cơ sở dữ liệu MySql từ PHP bằng chính gói của nó.

Những vấn đề chính sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng này

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Mysql

 Khai báo kết nối cơ sở dữ liệu

 Thêm mẩu tin

 Cập nhật mẩu tin.

 Xoá mẩu tin

 Truy vấn dữ liệu

1. Hệ quảntrị cơ sở dữ liệu Mysql

1.1. khái niệm

Mysql là hệ quản trị dữ liệu miễn phí, đƣợc tích hợp sử dụng chung với apache, PHP. Chính yếu tố phát triển trong cộng đồng mã nguồn mở nên mysql đã qua rất nhiều sự hỗ trợ của những lập trình viên yêu thích mã nguồn mở. Mysql cũng có cùng một cách truy xuất và mã lệnh tƣơng tự với ngôn ngữ SQL. Nhƣng Mysql không bao quát toàn bộ những câu truy vấn cao cấp nhƣ SQL. Về bản chất Mysql chỉ đáp ứng việc truy xuất đơn giản trong quá trình vận hành của website nhƣng hầu hết có thể giải quyết các bài toán trong PHP.

1.2. Những định nghĩa cơ bản

a) Định nghĩa cơ sở dữ liệu, bảng, cột:

Cơ sở dữ liệu: là tên của cơ sở dữ liệu chúng ta muốn sử dụng Bảng: Là 1 bảng giá trị nằm trong cơ sở dữ liệu.

Cột là 1 giá trị nằm trong bảng. Dùng để lƣu trữ các trƣờng dữ liệu.

Nhƣ vậy ta có thể hiểu nhƣ sau:

1 cơ sở dữ liệu có thể bao gồm nhiều bảng. 1 bảng có thể bao gồm nhiều cột

1 cột có thể có hoặc không có những thuộc tính.

b) Định nghĩa 1 số thuật ngữ:

NULL : Giá trị cho phép rỗng.

AUTO_INCREMENT : Cho phép giá trị tăng dần (tự động). UNSIGNED : Phải là số nguyên dƣơng

PRIMARY KEY : Cho phép nó là khóa chính trong bảng.

c) Loại dữ liệu trong Mysql:

Ở đây chúng ta chỉ giới thiệu 1 số loại thông dụng: 1 số dữ liệu khác có thể tham khảo trên trang chủ của mysql.

1.3 Những cú pháp cơ bản:

1- Cú pháp tạo 1 cơ sở dữ liệu:

CREATE DATABASE tên_cơ_sở_dữ_liệu; Cú pháp sử dụng cơ sở dữ liệu: Use tên_database; Cú pháp thoát khỏi cơ sở dữ liệu: Exit

Cú pháp tạo 1 bảng trong cơ sở dữ liệu:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và lập trình Web (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)