Phương hướng đẩy mạnh áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu Áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính Nhà nước (Trang 26 - 28)

pháp làm việc khoa học, có năng suất, chất lượng cao, tối ưu hóa các thủ tục hành chính, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nguyện vọng của nhân dân. Bên cạnh đó, việc xây dựng HTQLCL chính là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, là một bước tìm tòi áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến cho hệ thống hành chính, đặc biệt rất phù hợp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt ISO 9000 trong dịch vụ hành chính Nhà nước.

1. Phương hướng đẩy mạnh áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính Nhà nước. chính Nhà nước.

1.1. Những yếu tố cơ bản tạo ra chất lượng dịch vụ hành chính.

Để cho dịch vụ hành chính có chất lượng cần có các yếu tố cơ bản sau: −Năng lực chuyên môn của những người thực hiện và kiểm soát dịnh vụ.

−Hạ tầng cơ sở: Nhà cửa, thiết bị văn phòng, phương tiện thông tin và các phương tiện kỹ thuật khác.

−Độ tin cậy: đòi hỏi trong việc thực hiện sự thỏa thuận, chấp nhận (đáp ứng yêu cầu, mong đợi của khách hàng và các yêu cầu chế định khác) với điều kiện cụ thể.

−Tính sẵn sàng: đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng của công việc quản lý.

−Thái độ cư xử tốt: gây được niềm tin, cách ứng xử luôn có sự đồng cảm… Trong các yếu tố nêu trên, ngoài yếu tố điều kiện vật chất ra, các yếu tố còn lại đều liên quan đến con người. Do vậy, con người trong dịch vụ hành chính coi là yếu tố hàng đầu, có tính quyết định chất lượng dịch vụ hành chính. Dịch vụ hành chính sẽ đạt được hiệu quả cao khi công chức đạt tiêu chuẩn chức danh và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, trong đó công nghệ thông tin góp phần quan trọng.

1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.

Việc áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính công không phải cơ quan nào muốn là có thể áp dụng và áp dụng thành công được ngay. Để tránh những thất bại đó cần phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng, như:

−Khuyến khích áp dụng ISO vào dịch vụ hành chính.

−Nơi nào muốn áp dụng ISO 9000 vào dịch vụ hành chính cần trao đổi với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng để nhận sự hướng dẫn cần thiết (tư vấn, đánh giá và chứng nhận).

−Việc đánh giá, chứng nhận thước hết thực hiện ở đơn vị cơ sở (tổ chức tự đánh giá), tiếp theo là của cơ quan quản lý thực tiếp cấp trên (đánh giá của bên thứ hai). Việc đánh giá của Tổ chức Chứng nhận độc lập (bên thứ ba) có thể

được tiến hành nếu tổ chức áp dụng tiêu chuẩn yêu cầu và được cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên đồng ý.

Như vậy, ISO 9000 được coi là một trong những giải pháp hay và cần thiết để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính hay không, không chỉ xây dựng một lần là xong mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cải tiến thường xuyên, liên tục thông qua sự nỗ lực không ngừng của tổ chức. Xác định rõ quan điểm đó ngay từ đầu mới có thể tránh được những thất vọng về sau.

Một phần của tài liệu Áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính Nhà nước (Trang 26 - 28)