Liên hệ với UML:

Một phần của tài liệu HeThongThongTin_Bai3 (Trang 35 - 37)

Ký hiệu UML không xử lý riêng cho kiến trúc các hệ thống, nhưng nó cung cấp một vài biểu đồ cho phép trình bày một số mặt của kiến trúc. Như biểu đồ thành phần có thể tương ứng với kiến trúc chức năng theo hệ qui chiếu của chúng tôi và biểu đồ triển khai có thể tương ứng với tầng cơ sở hạ tầng.

Biểu đồ thành phần của UML mô tả một tập họp các phần tử vật lý thực hiện ở trong cùng môi trường kỹ thuật và mối quan hệ giữa chúng. Nó cũng có thể đề cập đến các đơn thể, công việc (theo nghĩa UNIX của các thuật ngữ này, nghĩa là có một dòng kiểm soát riêng) các chương trình chánh, chương trình con, v.v… Hình 38 mô tả những đơn thể có tính chất khác nhau (đặc tả, thân, v.v..)

Hình 39 chỉ sự phụ thuộc giữa các phần tử (đơn thể A gọi dịch vụ đơn thể B)

Biên soạn: Trần Thành Trai

Đặc tả Thân Đặc tả và thân

Hình 38: Các kiểu khác nhau của đơn thể

Hình 39: Sự phụ thuộc giữa các đơn thể

BA A

Nó cũng có thể đề cập đến nhóm nhiều thành phần khác nhau hoặc phân hệ theo tiêu chuẩn logic. Nhóm được gọi là gói theo nghĩa ADA của thuật ngữ này. Hình 40 cung cấp một ví dụ gói. Ví dụ có thể đề cập đến một đơn vị biên dịch hay thi hành.

Mọi nhóm ở UML dù có đặc tính gì thì trong OOM (phương pháp MERISE hướng đối tượng) đều được xếp vào khái niệm nhóm của mình. Những liên hệ phụ thuộc giữa các phần tử của một nhóm có thể có nhiều kiểu khác nhau. Đó có thể là dòng dữ liệu trao đổi hay dòng kiểm soát của một phần tử trên một phần tử khác. Biểu đồ triển khai chỉ cách xếp đặt vật lý các thiết bị khác nhau (hay nút) tham gia vào việc hợp thành một hệ thống.

Hình 41 cung cấp các khuôn mẩu khác nhau được dùng bởi một biểu đồ triển khai, trong khi đó hình 42 cho ta ví dụ về lớp có thể tìm thấy trong biểu đồ loại này.

B C

Hình 40: Một gói A và những phân hệ của nó A

Modem PC

Bộ xử lý

Đĩa bộ nhớ

Giống như mọi lớp, nhiều đối tượng có thể liên quan với chúng (PC1- máy chủ, PC2- khách, Cửa 1, Cửa 2, v.v..). Biểu đồ chỉ ra rằng hệ thống gồm một máy chủ chung quanh nó là các PC điều khiển đóng và mở cửa. Số lượng các PC không được xác định, ngược lại mỗi PC điều khiển hơn 10 cửa. Ba trạm đầu cuối đóng vai trò bán điều khiển để truy cập đến hệ thống; một máy in kết nối với máy chủ.

Lưu ý: mô hình kiến trúc OOM gồm 3 lớp như đã mô tả ở phần trên; trong khi đó biểu đồ triển khai của UML nêu lên ở đây chỉ tương ứng duy nhất với lớp hạ tầng cơ sở của mô hình kiến trúc OOM.

Từ mục I đến mục V của bài giảng chúng tôi đã trình bày kiến trúc HTTT theo quan điểm của [1]. Các tác giả của [1] đã cung cấp cho ta đầy đủ các khía cạnh của kiến trúc một HTTT, công cụ để thể hiện nó, tuy nhiên chưa nói rõ ai sẽ là những người tham gia phác thảo và hiện thực nó. Để bổ sung các khiếm khuyết này, chúng tôi trình bày kiến trúc theo quan điểm John Zachman đã được Jeffrey L.Whitten và những người khác trình bày trong [3].

Một phần của tài liệu HeThongThongTin_Bai3 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w