- 10.2.0,5 = 50 3 10 = 76,6 N c Khi m lăn qua A
HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ
3.1. Phương pháp thực hiện
- Về kiến thức lí thuyết của chuyển động của vật rắn, tác giả vận dụng phương pháp dạy học tích cực: phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để tổ chức dạy học.
- Với hệ thống bài tập, tác giả hướng dẫn HS phương pháp giải khoa học từ phương pháp chung nhất áp dụng cho các bài toán đến phương pháp áp dụng cho một số trường hợp riêng lẻ. Tác giả nhận thấy đây là những phần kiến thức khó trong chương trình vật lý THPT, đặc biệt là chương trình Vật lý chuyên, nên nếu rèn được cho HS kĩ năng giải bài tập một cách thành thục thì sẽ rất tốt cho quá trình học tiếp theo của các em không những chỉ ở môn Vật lí mà còn ở các bộ môn khác.
3.2. Phạm vi áp dụng
Qua nhiều năm thực hiện đề tài đối với HS ở một số lớp thuộc trường THPT XYZ trước đây và trường THPT Chuyên XYZ ngày nay (mà tác giả trực tiếp giảng dạy), từ lớp 10 đến lớp 12 ở khối lớp đại trà, lớp chuyên lí đến bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp khu vực Duyên hải đồng bằng Bắc bộ, cấp quốc gia, ôn luyện thi đại học, cao đẳng, tác giả nhận thấy: kết quả học tập của HS ở phần chuyển động của vật rắn (và ứng dụng của nó vào các phần khác có liên quan) có nhiều tiến bộ rõ rệt; học sinh nắm chắc hơn kiến thức, biết vận dụng làm bài tập tốt hơn; đến lớp 12 vẫn tự có thể vận dụng rất thành thạo bài toán chuyển động của vật rắn để khảo sát dao động điều hòa của vật rắn, ôn thi đại học. Chuyên đề chuyển động của vật rắn cũng là một chuyên đề rất quan trọng trong hệ thống bài tập luyện thi học sinh giỏi, kể cả HSG Quốc gia. Cũng qua từng ấy năm tham gia bồi dưỡng HSG, kết quả giải HSG ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng giải.