2. Cấu hình bảo mật kết nối mạng
2.2. Quản lý ổ đĩa
Cách thức sử dụng Quản lý đĩa
Để khởi động Quản lý đĩa:
1. Đăng nhập với tư cách quản trị viên hoặc thành viên của nhóm Quản trị viên. 2. BấmBắt đầu, bấmChạy, gõcompmgmt.msc, rồi bấmOK.
3. Trong cây điều khiển, bấmQuản lý đĩa. Cửa sổ Quản lý đĩa xuất hiện. Các đĩa và ổ đĩa của bạn xuất hiện ở dạng giao diện đồ hoạ hoặc danh sách. Để tuỳ
chỉnh cách bạn xem các đĩa và ổ đĩa trong các ngăn bên trên và bên dưới cửa sổ, trỏ chuột tớiĐầu hoặcCuối trên menuXem, rồi bấm vào phần xem mà bạn muốn sử dụng.
CHÚ Ý: Microsoft khuyên bạn tạo một bản sao lưu đầy đủ nội dung đĩa của bạn trước khi bạn tạo bất kỳ thay đổi nào cho các đĩa hoặc ổ đĩa của bạn
Cách thức tạo phân hoạch mới hoặc ổ đĩa logic mới
Để tạo phân hoạch mới hoặc ổ đĩa logic trên một đĩa cơ sở:
1. Trong cửa sổ Quản lý đĩa, hoàn thành một trong những quy trình sau đây, rồi tiếp tục sang bước 2:
o Để tạo một phân hoạch mới, bấm chuột phải vào không gian đĩa chưa
được phân bổ trên đĩa cơ sở mà bạn muốn tạo phân hoạch rồi bấmPhân hoạch mới.
o Để tạo một ổ đĩa logic mới trong một phân hoạch mở rộng, bấm chuột phải vào không gian trống trên phân hoạch mở rộng mà bạn muốn tạo ổ đĩa logic, rồi bấmỔ đĩa logic mới.
2. Trong Thuật sỹ Phân hoạch mới, bấmTiếp theo.
3. Bấm vào kiểu phân hoạch mà bạn muốn tạo (hoặcPhân hoạch chính,Phân hoạch Mở rộng, hoặcỔ đĩa logic), rồi bấmTiếp theo.
4. Chỉ định cỡ của phân hoạch trong ô Cỡ phân hoạch theo MB, rồi bấmTiếp theo.
5. Quyết định xem bạn muốn gán bằng tay tên ổ đĩa để hệ thống tự động liệt kê ổ đĩa, hay không gán tên ổ đĩa cho phân hoạch mới hoặc ổ đĩa logic, rồi bấmTiếp theo.
6. Chỉ định các tuỳ chọn định dạng bạn muốn sử dụng bằng cách sử dụng một trong những quy trình sau:
o Nếu bạn không muốn định dạng phân hoạch, bấmKhông định dạng phân hoạch này, rồi bấmTiếp theo.
o Nếu bạn muốn định dạng phân hoạch, bấmĐịnh dạng phân hoạch này bằng những thiết đặt sau, rồi hoàn thành quy trình sau trong hộp thoại
Định dạng :
a. Gõ tên cho ổ đĩa trong ôNhãn ổ đĩa. Đây là một bước tùy chọn.
b. Bấm vào hệ thống tệp mà bạn muốn sử dụng trong ôHệ thống tệp.
Bạn có thể thay đổi kích thước đơn vị phân bổ đĩa, rồi chỉ định nên thực hiện một định dạng nhanh hay cho phép nén tệp và cặp trên ổ đĩa NTFS.
BấmTiếp theo.
7. Xác nhận rằng các tuỳ chọn được chọn là đúng, rồi bấmKết thúc.
Phân hoạch mới hoặc ổ đĩa logic được tạo ra và xuất hiện trong đĩa cơ sở phù hợp trên
cửa sổ Quản lý đĩa. Nếu bạn chọn định dạng ổ đĩa trong bước 6, quy trình định dạng lúc này bắt đầu.
Cách thức định dạng ổ đĩa cơ sở
Để định dạng một phân hoạch, ổ đĩa logic hoặc ổ đĩa cơ sở:
1. Trong cửa sổ Quản lý đĩa, bấm chuột phải vào phân hoạch hoặc ổ đĩa logic mà
bạn muốn định dạng hoặc (định dạng lại), rồi bấm chuột vàoĐịnh dạng.
2. Trong hộp thoại Định dạng , gõ tên cho ổ đĩa trong ôNhãn ổ đĩa. Đây là một
bước tùy chọn.
3. Bấm vào hệ thống tệp mà bạn muốn sử dụng trong ô Hệ thống tệp . Nếu muốn,
bạn cũng có thể thay đổi kích thước đơn vị phân bổ đĩa, chỉ định bạn có muốn thực hiện một định dạng nhanh hay cho phép nén tệp và cặp trên ổ đĩa NTFS. 4. BấmOK.
5. BấmOK khi bạn được nhắc định dạng ổ đĩa. Quy trình định dạng bắt đầu.
Cách thức xem thuộc tính ổ đĩa cơ sở
Để xem thuộc tính của một phân hoạch hoặc một ổ đĩa logic:
1. Trong cửa sổ Quản lý đĩa, bấm chuột phải vào phân hoạch hoặc ổ đĩa logic mà
bạn muốn, rồi bấmCác thuộc tính.
2. Bấm tab thích hợp để xem thuộc tính thích hợp.
Cách thức xoá phân hoạch hoặc ổ đĩa logic
Để xoá phân hoạch hoặc ổ đĩa logic:
1. Trong cửa sổ Quản lý đĩa, bấm chuột phải vào phân hoạch hoặc ổ đĩa logic mà
2. BấmCó khi bạn được nhắc xoá phân hoạch hoặc ổ đĩa logic. Phân hoạch hoặc
ổ đĩa logic sẽ được xoá.
Quan trọng
• Khi bạn xoá một phân hoạch hoặc ổ đĩa logic, tất cả dữ liệu trên phân hoạch hoặc ổ đĩa logic đó, và phân hoạch hoặc ổ đĩa logic đó sẽ được xoá.
• Bạn không thể xoá phân hoạch hệ thống, phân hoạch khởi động, hoặc một phân hoạch có chứa tệp hoán trang hiện hoạt.
• Bạn không thể xoá một phân hoạch mở rộng trừ khi phân hoạch mở rộng đó
rỗng. Tất cả các ổ đĩa logic trong phân hoạch mở rộng phải được xoá trước khi
bạn có thể xoá phân hoạch mở rộng đó.
Khắc phục sự cố
Quản lý đĩa hiển thị các mô tả trạng thái trong giao diện xem đồ hoạ và cộtTrạng thái của giao diện danh sách để thông báo cho bạn trạng thái hiện thời của đĩa hoặc ổ đĩa. Sử dụng những mô tả trạng thái này để giúp bạn phát hiện và khắc phục các lỗi trong đĩa và ổ đĩa. Dưới đây là một phần danh sách của các mô tả trạng thái đĩa và ổ đĩa:
• Trực tuyến
Đây là trạng thái đĩa bình thường khi đĩa cho phép truy nhập và thực hiện đúng chức năng.
• Ổ̉n đi ̣̣nh
Đây là trạng thái ổ đĩa bình thường khi ổ đĩa cho phép truy nhập và thực hiện
đúng chức năng. • Không thể đọc được
Không thể truy nhập được đĩa vì có thể phần cứng bị lỗi, hỏng, hoặc có lỗi Vào/ra.
Để khắc phục sự cố này, khởi động lại máy tính hoặc quét lại đĩa để thử và đưa
đĩa trở về trạng tháiTrực tuyến. Để quét lại đĩa, mở Quản lý Máy tính, rồi
bấmQuản lý đĩa. Trên menuHành động , bấmQuét lại đĩa. 2.3. Backup và restore
Đối với người quản trị hệ thống thì việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là một công việc quyết định sự tồn tại của họ nói riêng và của cả công ty họ nói chung. Dữ liệu là tài sản vô cùng quí giá đối với bất kì tổ chức nào.
A. Back up có các dạng sau: Normal, Differential, Incremental, Copy và Daily.
1. Normal:
ü Back up toàn bộ dữ liệu mà ta cấu hình “job” cho dữ liệu đó.
ü Xóa marker, nghĩa là sau khi backup xong windows sẽ ghi nhận là dữ liệu
đã được back up. 2. Differential:
ü Chỉ back up những phần dữ liệu có sự thay đổi mà ta cấu hình “job” cho
dữ liệu đó.
ü Không xóa marker, nghĩa là sau khi backup xong windows sẽ ghi nhận là
dữ liệu chưa được back up. 3. Incremental:
ü Chỉ back up những phần dữ liệu có sự thay đổi mà ta cấu hình “job” cho
ü Xóa marker, nghĩa là sau khi backup xong windows sẽ ghi nhận là dữ liệu
đã được back up. 4. Copy:
ü Back up toàn bộ dữ liệu mà ta cấu hình “job” cho dữ liệu đó.
ü Xóa marker, nghĩa là sau khi backup xong windows sẽ ghi nhận là dữ liệu chưa được back up.
5. Daily:
ü Chỉ back up những dữ liệu bị thay đổi trong ngày hiện tại mà ta cấu hình “job” cho dữ liệu đó.
ü Không xóa marker, nghĩa là sau khi backup xong windows sẽ ghi nhận là
dữ liệu chưa được back up.
B. Sự kết hợp của các kiểu back up
Chúng ta có các kiểu kết hợp thông dụng sau: ü Normal + Incremetal.
ü Normal + Differential.
ü Normal + Differential + Copy. Ví dụ: ta có dữ liêu sau cần back up.
Khi đó, mỗi sự kết hợp khác nhau sẽ có cách hoạt động khác nhau, sau đây chúng ta
sẽ tìm hiểu từng kiểu back up đã nêu trên. 1. Normal + Incremetal:
Ta cấu hình chúng thực hiện back up theo bảng sau:
Thứ Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy
Kiểu Back
up Normal Incremetal Incremetal Incremetal Incremetal Incremetal File lưu trữ N2.bkf I3.bkf I4.bkf I5.bkf I6.bkf I7.bkf Diển giải:
File N2.bkf sẽ chứa tất cả các dữ liệu mà ta cấu hình “job” thực hiện back up cho dữ
liệu đó.
Các file: I3.bkf, I4.bkf, I5.bkf, I6.bkf và I7.bkf chỉ chứa những dữ liệu mà có thay đổi trong các ngày tương ứng lần lược từ thứ Ba, Tư, Năm, Sáu và Bảy.
Nếu chúng ta cần phục hồi dữ liệu của ngày thứ năm thì ta se restore lần lược các file sau đây:
N2.bkf -> I3.bkf -> I4.bkf -> I5.bkf. (Restore 4 file) Tóm lại, ưu khuyết điểm của kiểu này như sau:
Ưu: back up nhanh. Khuyết: resotre chậm. 2. Normal + Differential:
Ta cấu hình chúng thực hiện back up theo bảng sau:
Thứ Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy
Kiểu
Back up Normal Differential Differential Differential Differential Differential File lưu
trữ N2.bkf D3.bkf D4.bkf ID5.bkf D6.bkf D7.bkf
Diển giải:
File N2.bkf sẽ chứa tất cả các dữ liệu mà ta cấu hình “job” thực hiện back up cho dữ
liệu đó.
File D3.bkf chỉ chứa những thay đổi của ngày thứ Ba. File D4.bkf chứa những thay đổi của ngày thứ Ba và Tư. File D5.bkf chứa những thay đổi của ngày thứ Ba, Tư và Năm. File D6.bkf chứa những thay đổi của ngày thứ Ba, Tư, Năm và Sáu. File D7.bkf chứa những thay đổi của ngày thứ Ba, Tư, Năm, Sáu và Bảy.
Nếu chúng ta cần phục hồi dữ liệu của ngày thứ năm thì ta se restore lần lược các file sau đây:
N2.bkf -> D5.bkf. (Restore 2 file)
Tóm lại, ưu khuyết điểm của kiểu này như sau:
Ưu: back up chậm. Khuyết: resotre nhanh.
3. Normal + Differential + Copy:
Ta cấu hình chúng thực hiện back up theo bảng sau:
Thứ Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy
Kiểu
Back up Normal Differential Differential
Differential
Copy Differential Differential File lưu
trữ N2.bkf D3.bkf D4.bkf
D5.bkf
C5.bkf D6.bkf D7.bkf Diển giải:
Kiểu kết hợp này tương tự như kiểu 2, nhưng vấn đề đặt ra là, khi chúng ta đã cấu hình sẵn sàng cho hệ thống thực hiện back up tự động các ngày trong tuần bất thình lình ngày thứ năm chúng ta được yêu cầu back up lại toàn bộ dữ liệu
Như vậy chúng ta sẽ thêm 1 “job” vào ngày thứ Năm và job này chỉ có thể là Copy vì nấu chúng ta chọn Normal thì sau khi back up xong windows sẽ xóa marker đi dẫn
đến tiến trình back up “Normal + Differentil” đã cấu hình sẵn sẽ chạy sai với mong muốn ban đầu.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
2- Tính năng Tối ưu hóa Hệ thống tăng cường những yếu tố nào trong máy tính
của tôi?
3- Tính năng Tối ưu hóa Hệ thống cung cấp những lợi ích gì?
4- Tính năng Tối ưu hóa Hệ thống khôi phục dung lượng ổ đĩa như thế nào? 5- Tập hợp các thông số cấu hình hệ thống (registry) là gì?
6- Các chương trình khởi động là gì?
7- Tính năng Tối ưu hóa Hệ thống thay đổi các thiết lập tự động khởi động để cải thiện hiệu suất máy tính?
8- Tính năng Tối ưu hóa Hệ thống tăng cường sự riêng tư của tôi trên Internet như thế nào?
9- Tôi có thể hoàn tác những thay đổi nào sau khi tối ưu hóa?
10- Tôi hoàn tác những thay đổi được thực hiện trong quá trình tối ưu hóa như
thế nào?
11-Có phải việc vô hiệu hóa System Restore ngăn tôi hoàn tác những thay đổi
Bài 3: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ ACTIVEDIRECTORY Mã bài: MĐSCMT21.03.
Giới thiệu:
Bài này được trình bày thành các mục chính được sắp xếp như sau:
- Các mô hình mạng trong môi trường Microsoft.
- Active Directory.
- Cài đặt và cấu hình Active Directory.
Bài học này cung cấp cho người học những kiến thức về hệ thống Active Directory trên Windows Server 2003, cách tổ chức, nâng cấp để tạo thành domain Controller …
Mục tiêu
- Giải thích được cấu trúc luận lý và vật lý của AD: Forest, Tree, Domain, OU, Site, DC
- Cài đặt một hay nhiều DC quản trị một Domain
- Gia nhập các Client Computer, Member server vào thành viên của Domain
- Xử lý các sự cố thông dụng khi xây dựng DC, gia nhập Client Computer, đăng nhập User vào Domain…
- Tính cẩn thận, chính xác trong, khả năng tiên lượng tình huống.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu Active Directory.
Mục tiêu.
- So sánh AD với LAN Manager trên Windows NT 4.0 - Năm đươc các chức năng của AD
1.1. Giới thiệu về AD
Có thể so sánhActive DirectoryvớiLANManagertrên Windows NT 4.0. Về căn bản,Active Directory là một cơ sở dữ liệu của các tài nguyên trên mạng (còn gọi là đối tượng) cũng như các thông tin liên quan đến các đối tượng đó. Tuy vậy,Active Directory không phải là một khái niệm mới bởi Novell đã sử dụng dịch vụ thư mục (directory service) trong nhiều năm rồi. Mặc dù Windows NT 4.0 là một hệ điều hành mạng khá tốt, nhưng hệ điều hành này lại không thích hợp trong các hệ thống
mạng tầm cỡ xí nghiệp. Đối với các hệ thống mạng nhỏ, công cụ Network Neighborhoodkhá tiện dụng, nhưng khi dùng trong hệ thống mạng lớn, việc duyệt và tìm kiếm trên mạng sẽ là một ác mộng (và càng tệ hơn nếu bạn không biết chính xác tên của máy in hoặc Serverđó là gì). Hơn nữa, để có thể quản lý được hệ thống mạng
lớn như vậy, bạn thường phải phân chia thành nhiều domain và thiết lập các mối quan
hệ uỷ quyền thích hợp.Active Directory giải quyết được các vấn đề như vậy và cung
cấp một mức độ ứng dụng mới cho môi trường xí nghiệp. Lúc này, dịch vụ thư mục trong mỗi domaincó thể lưu trữ hơn mười triệu đối tượng, đủ để phục vụ mười triệu người dùng trong mỗidomain.
1.2. Chức năng của Active Directory.
- Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng, mật khẩu
tương ứng và các tài khoản máy tính.
- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication server) hoặc
Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain cntroller
(máy điều khiển vùng).
- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng.
- Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ
quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền backup
dữ liệu hayshutdown Servertừ xa…
- Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ.
2. Các thành phần của Active Directory
Mục tiêu.
- Nắm và phân biệt được các chức năng AD - Các khái niệm cơ bản của AD.
2.1. Các khái niệm cơ bản
Tương tự windows explore, nhưng bên trong nó gồm các đối tượng:Objects, Organizational Units, domain, forest, forest tree…ta sẽ tìm hiểu về cácthành phần trong cấu trúc AD ngay sau đây.
- Objects: Trước khi tìm hiểu về objects, chúng ta phải tìm hiểu trước hai khái niệm object classes và attriutes. Object classes là một bản thiết kế mẫu hay một khuôn cho các loại đối tượng mà bạn có thể tạo ra trong AD. Có ba loại object classes thông dụng: User, Computer và Printer. Khái niệm thứ hai là Attributes, nó được
Như vậy object là một đối tượng duy nhất được định nghĩa bởi các giá trị đưoc gán cho các thuộc tính của object classes.
- Organizational Units (OU).
Là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống AD, nó được xem là vật chứa các đối tượng (Object) được dùng để sắp xếp các đối tượng khác nhau phục vụ cho mục đích quản trị của bạn. Sử dụng OU vào hai công dụng chính như sau:
+ Trao quyền kiểm soát tập hợp các tài khoản người dùng, máy tính hay các thiết bị cho một nhóm người hay một phụ tá quản trị viên nào đó, từ đó giảm bớt