Một số hạn chế, thách thức đối với an sinh xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu hoi dong thang 20-11-2021 (Trang 37 - 39)

an sinh xã hội hiện nay

So với đổi mới tư duy kinh tế, nhận thức và đổi mới tư duy về phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội còn chậm, coi ASXH là trách nhiệm hoàn toàn của nhà nước. Vì vậy, đến nay ASXH vẫn chưa thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế, các chủ thể và nguồn lực xã hội. Các hoạt động an sinh hiện đang bộc lộ sự thiếu đồng bộ

về thể chế trong điều kiện kinh tế thị trường khi các dịch vụ công không còn được bao cấp như trước, dẫn đến lúng túng trong thực hiện. Nguồn lực của nhà nước dành cho ASXH chủ yếu dựa vào ngân sách với khả năng hạn chế. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp, trợ cấp xã hội mới chỉ đến được một bộ phận đối tượng yếu thế. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội đa dạng và chưa

theo kịp với sự phát triển của kinh tế

thị trường; chất lượng các dịch vụ xã hội nhìn chung còn thấp, với không ít tiêu cực, rào cản và thủ tục phiền hà trong tiếp cận dịch vụ. Nhiều nhóm cư dân không thể ứng phó với những rủi ro thiên tai, dịch bệnh, thậm chí bị loại trừ trong các chinh sách hỗ trợ. Chênh lệch mức sống gia tăng gây thiệt thòi cho người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương, hạn chế cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ an sinh. Việc xác định đối tượng hỗ trợ còn thiếu khách quan, chưa thống nhất. Không ít hộ gia đình có điều kiện nhưng vẫn có tên trong danh sách được hỗ trợ của dự án giảm nghèo. Trong khi đó, các đối tượng yếu thế lại không có khả

năng tiếp cận được chương trình an sinh và bảo hiểm xã hội. Họ không chỉ rơi vào vòng xoáy đói nghèo, mất thu nhập mà còn đồng thời chịu gánh nặng bệnh tật, sức khỏe kém, không có đất sản xuất, thiếu vốn,... Hiện nay, nhiều rủi ro khó lường, luôn rình rập trong cuộc sống như tai nạn giao thông, đau ốm, dịch bệnh, thiên tai, đe dọa tính mạng của người dân và thách thức sự bền vững của an sinh xã hội.

Đặc thù củaASXH nước ta là sự bao

cấp về nguồn lực hoạt động. Nhà nước

đảm nhiệm cùng một lúc hai chức năng: vừa là người ban hành chính sách, vừa là người thực hiện chính sách thông qua bộ máy hành chính các cấp, dẫn đến sự thiếu phân tách giữa quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ. Cán bộ chính quyền tại nhiều địa phương vừa xét duyệt đối tượng hỗ trợ, vừa thực hiện việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng. Trong khi đó, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách công, với diện che phủ thấp và mức hỗ trợ có hạn. Người dân nông thôn, nhất là các dân tộc thiểu số là những nhóm xã hội phải đối mặt với những rủi ro, khó khăn trong cuộc sống. Người dân ở các

đô thị lớn, các khu công nghiệp đang gặp khó khăn do chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn ít về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa đủ sức hỗ trợ kịp thời trong những tình huống cấp bách, khủng hoảng.

Có thể nói, do nguồn lực và các biện pháp bảo vệ, bảo trợ của hệ thống an sinh còn hạn chế nên người dân chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của gia đình, người thân mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn (Đặng Nguyên Anh, 2018). Tuy nhiên, sự biến đổi của giá trị xã hội , chuẩn mực đạo đức, thu hẹp quy mô và cấu trúc gia đình, cùng với những xung đột và rạn nứt trong quan hệ dòng họ, cộng đồng đang đặt ra những thách thức đối với các thành viên trong gia đình, đòi hỏi việc xây dựng một hệ thống ASXH hiện đại, đáp ứng được nhu cầu, và phù hợp với tình hình mới.

Hệ thống ASXH tuy từng bước mở

rộng về phạm vi vàđối tượng, song chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn hạn chế. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân, số lượng người lao động

rút sổ bảo hiểm một lần gia tăng cho thấy niềm tin của xã hội vào hệ thống

này còn hạn chế. Các chính sách hỗ

trợ được ban hành song bất cậpkhi

vào thực tế, chưa bảo đảm đượcsự bền

vững của ASXH, thể hiện ở tỷ lệ tái

nghèo cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nhóm xã hội và giữa các khu vực, vùng miền. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, và thất nghiệp ở thành thị, nhất là trong thanh niên, còn cao. Tái cấu trúc nền kinh tế, ổn định vĩ mô đòi hỏi sự quyết tâm hy sinh lợi ích cục bộ, và thực hiện tái cấu trúc đối với hệ thống ASXH nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, tăng sức chống chịu trước những tác động tiêu cực của thiên tai, dịch bệnh.

Một phần của tài liệu hoi dong thang 20-11-2021 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)