3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu
cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc BLDS 2015, luật khác có liên quan quy định khác, điều này được quy định rõ ở khoản 1 Điều 162 BLDS 2015.
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp
lý khi
Tại thời điểm cháy chợ bà Dung là chủ sở hữu của số xoài. Căn cứ theo khoản 1 Điều 161 BLDS 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.” Và trong tình huống nêu ra không có việc thỏa thuận giữa bà Dung và bà Thủy về thời điểm xác lập quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch mua bán, nên thời điểm xáclập quyền sở hữu về số xoài đó sẽ được tính từ khi thời điểm bà Thủy chuyển giao
số xoài đó cho bà Dung hay nói cách khác là bà Dung nhận số xoài đó, mà thời điểm cháy chợ là sau khi bà Dung nhận số xoài đó. Do vậy tại thời điểm cháy chợ thì bà Dung là chủ sở hữu của số xoài.
3.3. Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao?
Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên cho bà Thủy. Căn cứ vào khoản
1 Điều 441 BLDS 2015 quy định về thời điểm chịu rủi ro thì “Bên bán chịu rủi ro
đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với
tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác” tức việc xác định người chịu rủi ro về tài sản căn cứ vào thời điểm
trước hay sau khi người mua giao cho người bán. Cụ thể trong tình huống này thì
thời điểm vụ cháy (rủi ro) xảy ra là sau khi bà Dung (người mua) đã nhận ghe xoài
từ bà Thủy (người mua) nên người phải chịu rủi ro đối với ghe xoài ở đây là bà
Dung. Và vì bà Dung là người phải chịu rủi ro với tài sản nên bà Dung phải có
1. Bộ luật dân sự 2005; 2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; 4. Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005; 5. Pháp lệnh ngoại hối 2005;
6. Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009;
7. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010;
8. Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
9. Quyết định số: 06/2017/QĐ-PT về” V/v giải quyết kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án” của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
10.Bản án số: 22/2017/HC-ST ngày 21 tháng 9 năm 2017 về “V/v khiếu kiện Quyết định truy thu thuế” của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
Bài viết đăng trên báo tạp chí
1. Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 1/2009, tr.14-15.
2. Đỗ Thành Công, “ Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, in Đỗ Văn Đại (chủ biên), tr. 3-6.