Giới thiệu tổng quan về virus tinh ọc

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn mạng (Nghề Quản trị mạng máy tính Cao đẳng) (Trang 55 - 56)

Căn cứ vào tính chất của đoạn mã phá hoại, có thể chia thành hai loại: virus và Trojan horse.

- Trojan horse: Thuật ngữ này dựa vào một điển tích cổ, chỉ một đoạn mã được “cắm” vào bên trong một phần mềm, cho phép xuất hiện và ra tay phá hoại một cách bất ngờ

như những anh hùng xông ra từ bụng con ngựa thành Troa. Trojan horse là một đoạn mã HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT LÂY LAN, chỉ nằm trong những phần

mềm nhất định. Đoạn mã này sẽ phá hoại vào một thời điểm xác định, có thể được tác giả định trước và đối tượng của chúng là thông tin trên đĩa như format lại đĩa, xóa FAT, Root,..Thông thường các phần mềm có chứa Trojan horse được phân phối như là các phiên bản bổ sung hay mới và điều này sẽ trừng phạt những người thích sao chép phần mềm ở những nơi có nguồn gốc không xác định.

- Virus tin học: thuật ngữ này nhằm chỉ một chương trình máy tính có thể tự sao chép chính nó lên những đĩa, file khác mà người sử dụng không hay biết. Thông thường virus cũng mang tính phá hoại, nó sẽ gây ra lỗi thi hành, lệch lạc hay hủy dữ liệu,…

bắt đầu lịch sử lây nhiễm của nó trên máy tính lớn vào năm 1970. Sau đó chúng xuất hiện trên máy PC vào năm 1986 và "liên tục phát triển" thành một lực lượng hùng hậu cùng với sự phát triển của họ máy tính cá nhân. Người ta thường thấy chúng thường xuất hiện ở các trường đại học, nơi tập trung các sinh viên giỏi và hiếu động. Dựa vào các phương tiện giao tiếp máy tính (mạng, đĩa...), chúng lan truyền và có mặt khắp nơi trên thế giới với số lượng đông không kể xiết. Có thể nói rằng nơi nào có máy tính, nơi

đó có virus tin học.

- Internet Worm: là một bước tiến đáng kể của virus. Worm kết hợp cả sức phá hoại

của virus, sự bí mật của Trojan và sự lây lan rất mạnh mà những kẻ viết virus trang bị

cho nó. Ví dụ tiêu biểu là worm Mellisa hay Love Letter, với sự lây lan đáng sợ, chúng

thường phát tán bằng cách tìm các địa chỉ trong sổ địa chỉ (Address book) của máy mà nó đang lây nhiễm, ở đó thường là địa chỉ của bạn bè, người thân, khách hàng... của chủ máy. Tiếp đến, nó tự gửi bản sao của nó cho những địa chỉ mà nó tìm thấy. Với cách hoàn toàn tương tự trên những máy nạn nhân, Worm có thể nhanh chóng lây lan trên toàn cầu theo cấp số nhân, điều đó lý giải tại sao chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ

mà Mellisa và Love Letter lại có thể lây lan tới hàng chục triệu máy tính trên toàn cầu.

Với sự lây lan nhanh và rộng lớn như vậy, Worm thường được kẻ viết ra chúng cài thêm nhiều tính năng đặc biệt, chẳng hạn như chúng có thể định cùng một ngày giờ và

đồng loạt từ các máy nạn nhân tấn công vào một địa chỉ nào đó, làm cho máy chủ có thể bị tê liệt. Ngoài ra, chúng còn có thể cho phép chủ nhân của chúng truy nhập vào máy của nạn nhân và có thể làm đủ mọi thứ như ngồi trên máy đó một cách bất hợp pháp.

Theo thống kê 10 virus nguy hiểm nhất tháng 3/2005, nằm ở vị trí số 1, Zafi.D chiếm 45,1% tỷ lệ lây nhiễm trong tháng 3/2005. Ngôi vị “á quân” thuộc về Netsky.P với tỷ lệ lây nhiễm 21%.

Xuất hiện vào cuối năm 2004, Zafi.D liên tục đứng đầu danh sách các virus nguy hiểm nhất trong tháng theo bình chọn của Sophos. Mới xuất hiện trong xếp hạng tháng 3 là Sober.K- virus lây nhiễm thông qua các tệp tin đính kèm email mang tiêu đề 'You visit illegal websites' hoặc 'Alert! New Sober Worm!'.

Theo chuyên gia bảo mật của Sophos, hơn một nghìn virus và các đoạn mã nguy hiểm

đã xuất hiện trong tháng 3. Để phòng ngừa, người sử dụng máy tính nên nắm chắc các

hướng dẫn về bảo mật và thường xuyên theo dõi thông tin về cách phòng chống những virus mới. Zafi.D 45,1% Netsky.P 21% Zafi.B 5,9% Sober.K 5,8% Netsky.D 4,3% Netsky.Z 2,7% Netsky.B 2,3% MyDoom.O 1,3% Netsky.C 1,1% Netsky.Q 1,0% Loại khác 9,5%

Một phần của tài liệu Giáo trình An toàn mạng (Nghề Quản trị mạng máy tính Cao đẳng) (Trang 55 - 56)