Làm đất, trồng cây

Một phần của tài liệu KHUYẾN NÔNG HƯỞNG ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA GIEO SẠ VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÙNG ĐBSCL (Trang 26)

- Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp, lên luống rộng 1 - 1,2 m, rãnh luống 20 - 30 cm, cao 20 - 25 cm. Trồng 1 hàng/luống, mỗi cây cách nhau 50 cm.

- Mật độ trồng: 18.000 - 20.000 cây/ha.

4. Phân bón

Liều lượng và cách bón cho 1 ha:

Loại phân Lượng phân bón (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Phân hữu cơ hoai mục 10.000 - 12.000 100 - - - - Phân hữu cơ vi sinh 1.000 - 1.200 - - 20 40 40 N 170 - 190 30 - 25 25 20 P2O5 70 - 90 - 30 25 25 20 K2O 180 - 200 30 - - 40 30

- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, 30% đạm và 30% kali. Rạch hàng rắc đều phân rồi lấp đất kín trước khi trồng ít nhất 5 - 10 ngày.

- Bón thúc làm 4 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày.

Lần2: Sau trồng 25 - 30 ngày, giai đoạn phân cành. Lần 3: Sau thu quả lần 1.

Lần 4: Lúc thu hoạch rộ trở đi.

Có thể dùng các dạng phân tổng hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

5. Chăm sóc

Tưới nước quan trọng nhất thời kỳ ra hoa, đậu quả. Có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh, tưới phun độ ẩm đất 70 - 75%.

Sau trồng một tháng có thể làm giàn cho cây để đỡ quả, tùy theo giống. Những giống quả dài và lớn, cọc giàn có thể cao 80 - 120 cm, cọc cắm cạnh cây để đỡ cây.

Mỗi cây chỉ để 3 - 4 cành quả. Cắt bỏ những cành quả còn lại, những lá già, lá héo dưới tán.

Một phần của tài liệu KHUYẾN NÔNG HƯỞNG ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM LƯỢNG HẠT GIỐNG LÚA GIEO SẠ VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÙNG ĐBSCL (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)