Khái niệm về phân vùng (Partition)

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy vi tính (Trang 33)

Để dễ sử dụng chúng ta thường phải chia ổ cứng vật lý thành nhiều ổ logic, mỗi ổ logic gọi là một phân vùng ổ đĩa cứng - partition.

Số lượng và dung lượng của các phân vùng tùy và dung lượng và nhu cầu sử dụng. Theo quy ước mỗi ỗ đĩa, và phân vùng ổ đĩa trên máy được gắn với một tên ổ từ A: đến Z:. Trong đó A: dành cho ổ mềm, B: dành cho loại ổ mềm lớn - hiện nay không còn sử dụng nên B: thường không dùng trong My Computer. Còn lại C:, D: thường dùng để đặt các phân vùng ổ cứng, các ký tự tiếp theo để đặt tên cho các phân vùng ổ cứng, ổ CD, ổ cứng USB tùy vào số phân vùng của cứng, số các loại ổ đĩa gắn thêm vào máy.

II. Khái niệm về FAT (File Allocation Table):

Thông thường dữ liệu trên ổ cứng được lưu không tập trung ở những nơi khác nhau, vì vậy mỗi phân vùng ổ đĩa phải có một bảng phân hoạch lưu trữ vị trí của các dữ liệu đã được lưu trên phân vùng đó, bảng này gọi là FAT.

Microsoft phát triển với nhiều phiên bản FAT, FAT16, FAT32, NTFS dành cho hệ điều hành Windows, các hệ điều hành khác có thể dùng các bảng FAT riêng biệt.

Riêng bảng NTFS dùng cho Windows 2000 trở lên, nên trong MS-Dos sẽ không nhận ra phân vùng có định dạng NTFS, khi đó cần phải có phần mềm hỗ trợ để MS- Dos nhận diện được các phân vùng này.

III. Phân vùng ổ cứng:

Chúng ta có thể phân vùng ổ cứng bằng nhiều công cụ: bằng lệnh FDISK của Ms- Dos, bằng phần mềm Partition Magic, các đĩa cài đặt Windows..

Trong đó Partition Magic là một phần mềm giúp phân vùng ổ cứng nhanh chóng, dễ sữ dụng. Sau đây là các thao tác cơ bản để phân vùng ổ cứng với Partition Magic.

Quy trình phân vùng một ổ cứng bao gồm các bước cơ bản:  Khởi động công cụ phân vùng ổ cứng

 Tạo mới các phân vùng với dung lượng và số lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

1. Khởi động:

- Chuẩn bị đĩa có phần mềm Partition Magic.

- Vào CMOS chọn chế độ khởi động từ CD-ROM trước nhất - tức chọn trong mục

First Boot Device: CD-ROM.

- Khởi động máy với CD-ROM có phần mềm Partitions Magic. (Khuyên bạn nên dùng đĩa Hiren's Boot CD)

- Gõ lệnh pqmagic để khởi động phần mềm.

Nếu dùng đĩa Hiren's Boot

Chọn Start BooCD để khởi động máy từ đĩa Hiren't Boot.

Chọn 1 nhấn Enter, tức chọn mục Disk Partition Tools- Các công cụ phân vùng ổ cứng.

Trong danh sách có rất nhiều công cụ phân vùng ổ cứng, chọn Partition Magic 8.2. Đợi trong giây lát để khởi động ứng dụng.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

2. Tạo một phân vùng

- Chọn ổ đĩa cần tạo phân vùng, trong trường hợp máy bạn có gắn nhiều ổ cứng.

- Vào menu Operations. Chọn Create, hoặc kích nút C: trên thanh công cụ.

- Trong các phân vùng bạn cần chọn 1 phân vùng chính. Chọn ở mục Create as: Primary Partition, các phân vùng còn lại chọn là phân vùng luận lý Create as: Logical Partition.

- Nhập dung lượng vào mục Size.

- Gõ OK vào ô xác nhận (nếu có). Nhấn nút OK. - Tạo xong các phân vùng. Nhấn nút Apply để hoàn tất

3. Định dạng một phân vùng.

Tất cả các phân vùng sau khi tạo mới sẽ chưa thể chấp nhận dữ liệu, vì vậy bạn cần phải định dạng cho phân vùng. Bước định dạng để chọn bản phân hoạch tập tin - tức cách thức lưu trữ dữ liệu trên phân vùng đó.

Kích chọn phân vùng cần định dạng.

Vào menu Operations. Chọn Format. (Hoặc kích nút [] trên thanh công cụ). Trong hộp thoại Format Partition, chọn một bản FAT trong mục Partition Type. Nhập nhãn đĩa trong mục Label.

Nhập OK vào mục xác nhận. Nhấn OK.

Lưu ý!: Nếu máy bạn dùng Windows chỉ chọn bảng FAT là FAT, FAT32 và

NTFS.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

4. Xóa phân vùng.

Dùng chuột kích chọn phân vùng cần xóa.

Vào menu Operations chọn Delete (Hoặc kích nút Delete trên thanh công cụ) Nhập OK và ô xác nhận, nhấn OK để kết thúc.

Xong tất cả các thao tác, nhấn Apply để cập nhật.

5. Chuyển đổi bản FAT.

Dùng chuột kích chọn phân vùng cần chuyển đổi bản FAT. Vào menu Operations. Chọn Convert.

Chọn một bản FAT mới trong danh sách cho phân vùng. Nhấn OK để đóng hộp thoại Convert.

Bài 6

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT WINDOWS XP PROFESSIONAL

---

I. Chuẩn bị

 Chuẩn bị đĩa cài đặt Windows XP Professional tự khởi động được.

 Vào CMOS chọn chế độ khởi động máy từ đĩa CD trước tiên, chọn trong mục

First Boot Device CD-ROM First.

 Khởi động máy với đĩa CD cài đặt Windows XP Professional.

II. Các bước cài đặt.1. Khởi động máy từ CD. 1. Khởi động máy từ CD.

Nếu ổ cứng của bạn đã có dữ liệu thì trên màn hình sẽ xuất hiện dòng Press any

key to boot from CD..., bạn phải nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình cài đặt.

Nếu ổ cứng mới hoàn toàn, chưa định dạng hoặc không có dữ liệu thì máy sẽ tự khởi động quá trình cài đặt, bỏ qua bước trên.

Ngay sau đó bộ cài đặt sẽ kiểm tra tính tương thích của cấu hình phần cứng của máy bạn.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

Nếu kiểm tra phần cứng tốt, bộ cài đặt sẽ tiếp tục nộp các thành phần cần thiết cho quá trình cài đặt vào một thư mục tạm trên ổ cứng của bạn. Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động.

2. Khởi động quá trình cài đặt.

Sau khi cài xong các thành phần cần thiết, màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện.

Nhấn Enter để tiếp tục quá trình cài đặt.

Nhấn R để sửa lại bản Windows XP đã cài trước đó. Nhấn F3 để thoát khỏi màn hình cài đặt.

3. Đồng ý với bản quyền.

Sau khi bạn nhấn Enter, trên màn hình sẽ xuất hiện bảng chi tiết về bản quyền sản phẩm, nhấn F8 để đồng ý và tiếp tục cài đặt.

4. Chọn phân vùng để cài đặt HĐH

4.1 Trường hợp ổ cứng chưa có phân vùng.

Nếu ổ cứng chưa có phân vùng, thì bạn cần phải phân vùng ổ cứng, định dạng. Tuy nhiên với bộ cài đặt Windows XP bạn chỉ có thể định dạng cho một phân vùng duy nhất mà hệ điều hành sẽ cài lên trên nó, các phân vùng khác sẽ định dạng sau khi bạn cài Windows hoàn tất và tiến hành định dạng các phân vùng đó bằng Windows Explorer.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

Dùng các phím mũi tên chọn vùng ổ cứng chưa có phân vùng (Unpartitioned

Space).

Nhấn phím C để tạo mới một phân vùng.

Tùy vào dung lượng ổ, nhu cầu sử dụng bạn có tạo nhiều phân vùng ổ cứng trên một ổ đĩa.

Trong cửa sổ tạo mới, nhập một dung lượng cho phân vùng và nhấn Enter để tiến hành tạo mới phân vùng.

Lặp lại các thao tác đến khi tạo hết vùng không gian trống trên ổ cứng thành các phân vùng, các phân vùng phụ sẽ được định dạng khi cài xong Windows.

Xóa một phân vùng:

Trong trường hợp tạo sai, hoặc thấy không hợp lý, hoặc muốn xóa hẵn một phân vùng của ổ cứng đã có dữ liệu. Bạn có thể xóa phân vùng đó.

Nhấn phím D để xóa phân vùng, nhấn tiếp L và Enter để xác nhận trong các màn hình cảnh báo.

Lưu ý! Xóa phân vùng sẽ làm mất hoàn toàn dữ liệu của bạn trên phân vùng đó. Vì vậy khuyên bạn nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thao tác này.

4.2 Trường hợp ổ cứng đã có phân vùng.

Chọn một phân vùng để cài Windows XP (ổ đĩa C:\), nhấn Enter.

Khi đó xuất hiện màn hình hỏi bạn chọn một bảng FAT để bộ cài đặt định dạng phân vùng đó trước khi cài HĐH. Nên chọn NTFS.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

5. Copy dữ liệu.

Trong quá trình này có thể xảy ra sự cố vì chất lượng của đĩa cài đặt, nếu suôn sẽ quá trình copy các tập tin của hệ điều hành vào phân vùng được chọn sẽ diễn ra trong vài phút.

Sau khi quá trình copy dữ liệu hoàn tất, máy sẽ khởi động lại sau màn hình nhắc nhở bạn rút đĩa ra khởi ổ mềm nếu có. Sau 15 giây nến bạn không nhấn Enter, máy vẫn khởi động lại.

6. Khởi động lại.

Khi máy khởi động lại để tiếp tục quá trình cài đặt, sẽ xuất hiện dòng Press any key to boot from CD..., lúc này bạn không nhấn phím. Nếu nhấn quá trình cài đặt sẽ quay lại từ đầu.

7. Nhận dạng thiết bị

Bước tiếp theo là quá trình bộ cài đặt nhận dạng các thiết bị phần cứng như chuột, bàn phím, card màn hình ... trong quá trình này có thể màn hình của bạn bị chớp nháy một vài lần.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

8. Chọn ngôn ngữ sử dụng

Bước này cho phép bạn chọn ngôn ngữ sử dụng. Vì không có bản Windows XP tiếng Việt nên nhấn Next bỏ qua bước này.

9. Nhập thông tin cá nhân.

Bước này bạn cần nhập đầy đủ thông tin về tên bạn vào mục Name, cơ quan vào mục Organization. Những thông tin này sẽ được dùng trong quá trình cài đặt các phần mềm khác trong Windows. Nhấn Next để tiếp tục.

10. Nhập CD Key.

Nhập các số CD Key trên đĩa Windows XP bản quyền đi kèm với bộ cài đặt vào 5 vùng ô trong cửa sổ. Nhấn Next để tiếp tục.

11. Nhập tên máy và mật khẩu quản trị.

Bạn phải nhập một tên máy và một mật khẩu cho user Administrator - quyền quản trị máy. Tên máy phải là tên duy nhất nếu bạn nối mạng nội bộ.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

12. Thiết lập ngày giờ hệ thống.

Nhấn Next bỏ qua bước này để khi cài xong vào Windows sửa lại.

13. Cấu hình để nối mạng nội bộ LAN.

Bước này chỉ có nếu máy bạn có gắn card mạng và card mạng được HĐH nhận dạng ra.

Khuyên bạn nên chọn Typical Settings, nhấn Next để bỏ qua bước này đến bước cuối cùng.

Nếu có cần cầu hình địa chỉ IP để nối mạng khi cài xong dùng giao diện của Windows tiến hành sẽ tiện lợi hơn.

14. Hoàn tất cài đặt

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

III. Cài các HĐH Windows khác.

Quy trình cài đặt hầu hết các HĐH Windows đều giống nhau, nếu bạn nắm được quy trình cài đặt Windows 2000 thì chắc chắn rằng bạn sẽ cài được Windows XP, Windows Vista một cách dễ dàng cho dù giao diện của các màn hình cài đặt của chúng có chút khác nhau.

Bạn cũng có thể tìm phần mềm Window XP Setup Simulator - phần mềm giả lập công việc cài đặt Windows XP để cài vào máy và thử cài Windows XP như thật mà không sợ hỏng dữ liệu trên máy.

Bài 7 DRIVER

---

I. Driver là gì?

Driver là những phần mềm giúp HĐH nhận dạng, quản lý và điều khiển hoạt động của các thiết bị ngoại vi.

Bất kỳ thiết bị ngoại vi nào cũng cần phải có driver để hoạt động. Riêng đối với những thiết bị như chuột, bàn phím luôn có sẵn driver đi kèm với hệ điều hành nên chúng ta không cần phải cài đặt.

Driver có trong các đĩa đi kèm với các thiết bị ngoại vi khi bạn mua chúng và phải cài chúng vào để hệ điều hành nhận dạng và quản lý được thiết bị.

II. Quản lý thiết bị

Quản lý thiết bị nhằm xác định thiết bị phần cứng nào của máy chưa có Driver, nếu chưa có phải cài driver cho thiết bị đó.

Vào Control Panel, kích đúp biểu tượng System. Chọn thẻ Hardware, kích nút Device Manger để khởi động trình quản lý thiết bị.

Thiết bị nào không có driver sẽ có dấu hỏi màu vàng. Khi đó thiết bị sẽ không hoạt động được và bạn cần phải cài driver cho thiết bị đó.

III. Cài đặt Driver. Cách 1: Cách 1:

 Chuẩn bị đĩa driver đi kèm thiết bị.  Nhấn đúp tập tin setup.exe để cài.

Cách 2:

 Kích phải chuột trên dấu hỏi màu vàng trong cửa sổ Device Manger.  Chọn Properties. Chọn Reinstall Driver.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

 Nhấn Next trong màn hình đầu tiên

 Chọn Search for a suitable driver for my device để máy tự động tìm một driver thích hợp nhất cho thiết bị của bạn. Nhấn Next để tiếp tục.

 Chỉ định một nơi để tìm driver. Nếu biết chính xác nơi chức driver của thiết bị, đánh dấu vào mục Specify a location và chỉ vào thư mục chứa driver của thiết bị

 Đợi trong giây lát để tìm driver thích hợp

 Nếu không tìm thấy sẽ thông báo như hình bên dưới. Khi đó bạn cần quay lại từ đầu và chọn nơi chứa Driver khác.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

IV. Xem cấu hình máy

Gõ Dxdiag vào cửa sổ RUN để khởi động công cụ DirectX.

1. Thông tin hệ thống (Thẻ System)

Operating System: Phiên bản hệ điều hành

Language: Ngôn ngữ sử dụng

Processor: Thông tin về CPU

Memory: dung lượng RAM.

2. Thông tin về card màn hình (Thẻ Display)

Name: Tên card màn hình

Manufacture: Tên hãng sản xuất

Total Memory: Dung lượng card màn hình

Monitor: Tên của màn hình.

Giáo trình lắp ráp – cài đặt máy vi tính

Bài 8

CÀI ĐẶT CÁC PHẦN MỀM THÔNG DỤNG

---

I. Tổ chức dữ liệu của Windows

1. Quy cách tổ chức tập tin và thư mục hệ thống

Windows thường có 3 thư mục hệ thống trên phân vùng chứa hệ điều hành:

Documents and Settings: chứa các thư mục và

thiết lập riêng tư của từng người dùng. Mỗi user trên máy sẽ có một thư mục riêng.

Windows (Winnt): thư mục hệ thống, là bộ chỉ

huy của hệ điều hành.

Program Files: chứa các phần mềm ứng dụng

được vài vào máy.

2. Lời khuyên cho người sử dụng.

Để đảm bảo dữ liệu cá nhân trên máy của bạn gọn gàn dễ quản lý, bảo mật cao thì bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:

 Lưu dữ liệu cá nhân vào thư mục My Documents, đây là thư mục đặc biệt để riêng tài liệu riêng cho từng người dùng để đảm bảo tính riêng tư, bảo mật.  Không nên tạo mới thư mục, tập tin trên trên phân vùng chính chứa HĐH trừ

những thư mục do các dịch vụ gia tăng của Windows tạo ra để dễ quản lý dữ liệu.

 Quản lý dữ liệu bằng các thư mục theo chủ đề không nên tạo các tập tin trực tiếp vào thư mục gốc C:, D:...

 Thường xuyên sao lưu dữ liệu đến nơi an toàn như ghi đĩa CD, USB... để tránh trường hợp sự cố hỏng HĐH, hỏng ổ cứng...

II. Hướng dẫn cài đặt các phần mềm thông dụng:1. Giới thiệu các phần mềm thông dụng: 1. Giới thiệu các phần mềm thông dụng:

Một số phần mềm thông dụng thiết yếu cần cài đặt vào máy bạn để phục vụ học tập, làm việc:

- Bộ gõ tiếng Việt: Vietkey2000, Unikey - www.unikey.org

- Phần mềm nghe nhạc, xem phim: Herosoft XP, Windows Media 11

(www.microsoft.com).

- Phần mềm đồ họa: Photoshop 9.0, AutoCAD 2004, 2006

- Từ điển Anh - Việt: Lacviet 2002 (tham khảo tại www.lacviet.com.vn)

- Phần mềm diệt virus: BKAV - www.bkav.com.vn, D32 - www.echip.com.vn, Symantec - www.symantec.com, antivir_workstation_win7u_en_h.exe

- Phần mềm đọc ebooks (*.pdf): Acrobat Reader.

- Phần mềm luyện ngón: Master Key - www.macinmind.com/MasterKey,

Một phần của tài liệu Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy vi tính (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)