1. Tầm quan trọng của kỹ thuật đo lường trong nghề Sửa chữa máy tính
3.4. Máy phát sóng
Mục tiêu:
- Phân tích được sơ đồ mạch điện máy phát sóng
3.4.1 Khái niệm chung về thiết bị phát tín hiệu:
3.4.1.1. Khái niệm
Máy phát tín hiệu đo lường là nguồn phát tín hiệu chuẩn ổn định với các thông số đã biết như là biên độ, tần số và dạng (sóng) tín hiệu.
Máy phát tín hiệu đo lường có độ chính xác và độ ổn định cao, có khả năng điều chỉnh các thông số của tín hiệu ra thường được sử dụng để hiệu chỉnh các thiết bị đo, tín hiệu vô tuyến điện tử, thiết bị tự động và máy tính,
khắc độ dụng cụ đo.
Máy phát tín hiệu đo lường có thể vẽ các đặc tính biên độ, biên độ-tần số, và đặc tính quá độ của mạng 4 cực, xác định hệ số đường truyền, độ méo; làm nguồn cung cấp cho các mạch đo kiểu cộng hưởng và kiểu cầu xoay chiều.
3.4.1.2.Phân loại
Máy phát tín hiệu đo lường có thể phân thành 3 loại:
*Theo khoảng tần số của tín hiệu ra:
+ Máy phát tín hiệu tần số thấp < 20Hz tai người khó có thể nghe được.
+ Máy phát tín hiệu tần số thấp từ 20Hz đến 200KHz:
Máy phát âm tần: 20Hz đến 20KHz khoảng tần số này tai người nghe được.
Máy phát siêu âm: 20KHz đến 200KHz.
+ Máy phát tần số cao: 200KHz đến 30MHz.
+ Máy phát siêu cao tần: 30MHz đến 10GHz.
+ Máy phát cực cao tần: >10GHz.
*Theo dạng của tín hiệu ra:
+ Máy phát xung vuông. + Máy phát sóng hình sin.
+ Máy phát dạng sóng đặc biệt (xung tam giác, xung răng cưa, xung hình nấc thang, …)
+ Máy phát có tần số thay đổi.
+ Máy phát ồn (noise).
*Theo dạng của điều chế:
+ Máy phát sóng hình sin với điều chế biên độ (AM).
+ Máy phát sóng hình sin với điều chế tần số (FM).
+ Máy phát xung với điều chế độ rộng xung, tần số xung và pha xung.
+ Máy phát xung với điều chế tổng hợp (cùng một lúc thực hiện nhiều dạng điều chế).
*Đặc trưng máy phát tín hiệu:
+ Khoảng tần số mà máy phát ra, như máy phát từ 1Hz đến 1MHz.
+ Độ chính xác của việc đặt tần số.
+ Độ ổn định của tần số phát ra về thời gian, tần số, biên độ và dạng sóng.
+ Độ méo tín hiệu.
+ Sự phụ thuộc của các thông số tín hiệu vào phụ tải và giới hạn hiệu chỉnh.
3.4.2. Máy phát tín hiệu tần số thấp
Máy phát tín hiệu tần số thấp có thể điều chỉnh tần số nhảy cấp và liên tục từ 20Hz đến 200KHz, có biên độ từ 1mV đến 150V với công suất cực đại 1mW đến 10W.
3.4.2.1.Các đặc tính:
- Độ méo phi tuyến:
Độ méo phi tuyến sóng hài của tín hiệu ra được đặc trưng bởi hệ số sóng hài. Độ méo được xác định bằng tỉ số giữa căn bậc hai của tổng tất cả bình phương sóng hài. %) ( 1 2 2 3 2 2 u u u u Km n (3.1)
- Dải tần số phát ra được đặt trưng bởi hệ số phủ sóng Kp, là tỉ số của tần số cực đại và cực tiểu. min max f f Kp (3.2)
- Độ ổn định tần số của máy phát được xác định bởi tỉ số của sự thay đổi tuyệt đối của tần số f với tần số ban đầu trong điều kiện ổn định.
0 0 1 0 f f f f f (3.3)
Trong đó: f1 là tần số của máy phát khi có sự thay đổi đột ngột bên
ngoài, f0là tần số ban đầu.
Độ chính xác của việc đặt tần số được xác định bởi chất lượng của bảng khắc độ và cơ cấu hiệu chỉnh.
3.4.2.2. Sơ đồ khối của máy phát tín hiệu đo lường:
Máy phát gốc tạo tín hiệu hình sin ổn định về biên độ và tần số. Máy phát gốc quyết định hình dáng hay đặc tính tuần hoàn của tín hiệu ra. Máy phát gốc thường là máy phát LC, máy phát trộn tần, máy phát RC.
Bộ khuếch đại ra dùng để khuếch đại tín hiệu của máy phát gốc và nâng
cao công suất ở đầu ra của máy phát.
Bộ phận đầu ra bao gồm bộ phân áp và biến áp ra …. dùng để điều chỉnh và kiểm tra biên độ ở đầu ra sao cho khi mắc tải vào máy phát đạt công suất cực đại nhưng độ méo phi tuyến nhỏ nhất.
3.4.2.3. Máy phát LC
Trong máy phát LC tần số của mạch dao động được xác định bởi điện dung C và điện cảm L ở chế độ tự kích của khung dao động.
Nhược điểm:khung dao động có kích thước lớn và rất khó hiệu chỉnh.
Chẳng hạn, để tạo được máy phát có f=20Hz đến 20KHz, tức là Kp=103 cần phải có điện dung và điện cảm lớn.
Máy phát LC ít thông dụng chỉ chế tạo máy phát có dãi tần hẹp hoặc một số giá trị tần số cố định.
Hình 3.16. Sơ đồ mạch máy phát LC
3.4.2.4.Máy phát trộn tần số
Máy phát gốc bao gồm 2 máy phát LC cao tần có tần số f gần giống nhau, một bộ trộn tần và một bộ lọc thấp tần. Máy phát tần số cố định phát ra
f1, máy phát tần số hiệu chỉnh phát ra tần số f2. Điện áp của cả 2 máy phát đưa qua mạch lặp lại emitter rồi đến bộ trộn tần (tạo ra hỗn hợp tần số mf1 và
nf2 (trong đó m, n là các số nguyên) và tần số f=f2-f1. Bộ lọc chỉ cho qua hiệu tần số f=f2-f1, sau đó qua bộ khuếch đại và qua bộ phân áp đến đầu ra. Trước khi phân áp mắc thêm volt kế để đo mức điện áp ra.
Các giá trị f1, f2 được chọn sao cho hiệu tần số f nằm trong dải tần số thấp, chẳng hạn, f1=180KHz, f2=180200KHz thì f 020KHz.
Nhược điểm: là mạch phức tạp, kém ổn định. Tuy nhiên máy phát trộn tần cũng được sử dụng kiểm tra đo lường vì điện áp ra không phụ thuộc tần số, tần số có thể hiệu chỉnh liên tục nhờ sự thay đổi điện dung của tụ xoay của máy phát hiệu chỉnh.
Hình 3. 17. Sơ đồ khối máy phát trộn tần số.
3.4.2.5. Máy phát RC
Hình 3.18. Máy phát trộn tần RC
Máy phát gốc là một bộ khuếch đại hai tầng với phản hồi dương tần số bằng mạch RC. Mạch này tạo sự di pha bao gồm các điện trở và tụ điện như
R1C1 và R2C2theo sơ đồ cầu bảo đảm tự kích ở một tần số xác định.
Mạch phản hồi âm là một mạch phân áp bằng điện trở nhiệt R3 có hệ số nhiệt điện trở âm và điện trở R4, từ đó lấy ra điện áp phản hồi âm. Giả sử điện áp ra tăng, dao động trong mạch phản hồi âm tăng dẫn đến giảm điện trở nhiệt
R3làm tăng điện áp rơi trên R4(phản hồi âm) làm cho điện áp ra giảm xuống đến giá trị định mức và cố định điện áp ra của máy phát.
3.4.3. Máy phát xung
3.4.3.1. Đặc tính máy phát xung
Máy phát xung có thể phát ra xung vuông, trong đó biên độ từ
150mV200V, độ rộng xung ns s và tần số từ 2Hz đến 2MHz có thể thay đổi hoặc phát ra các xung chuẩn.
3. 4.3.2.Sơ đồ khối:
Hình 3.19. Sơ đồ khối máy phát xung.
Máy phát gốc đưa đến bộ khởi động, lúc đó máy phát gốc làm việc ở chế độ tự động bảo đảm điều chỉnh tần số của xung ra. Nếu khởi động ngoài thì máy phát gốc được ngắt ra và đưa tín hiệu khởi động từ bên ngoài vào.
Xung ở đầu ra của bộ khởi động được đưa đến bộ tạo xung đồng bộ và đến mạch trễ xung chính. Bộ tạo xung đồng bộ tạo r a xung đồng bộ 2 cực âm dương. Qua đó đưa đến ngõ ra của máy phát.
Mạch trễ xung chính sẽ cho ra xung có thể điều chỉnh thời gian lệch bằng 0 của xung chính so với xung đồng bộ.
Xung từ đầu ra của mạch trễ xung chính sẽ kích cho mạch tạo độ dài của xung chính làm việc. Mạch này sẽ cho ra các xung bắt đầu và kết thúc với khoảng thời gian giữa chúng có thể hiệu chỉnh được. Các xung này đến mạch tạo xung ra và điều chỉnh biên độ.
Xung bắt đầu tạo sườn đầu, còn xung kết thúc tạo sườn cuối của xung ra. Xung ngắt để đưa nhanh mạch tạo xung ra về trạng thái ban đầu.
Mạch tạo xung ra sẽ tạo xung vuông với biên độ lớn nhất, độ dài xung và tần số đáp ứng với tải.
Biên độ xung ra có thể điều chỉnh (thô và tinh) từ Um0.01Um. Qua bộ chia có thể giảm biên độ.
Máy phát gốc Mạch tạo xung đồng bộ Máy khởi động Mạch trễ xung chính Mạch tạo độ dài xung chính Mạch truyền xung ra Đầu Cuối ngắt Đo biên độ xung Phân áp Ngõ vào Ngõ ra
Bộ khuếch đại đầu ra dùng để tăng công suất của máy phát khi có tải trên toàn dải tần số.
Điện áp có thể điều chỉnh từ 0 đến giá trị cực đại nhờ chiết áp lắp ở đầu vào bộ khuếch đại.
Bộ khuếch đại bao gồm tầng khuếch đại điện áp và tầng khuếch đại công suất điện áp ra đo bằng volt kế.
3.4.3.3.Máy phát sóng quét
Hình 3.20. Máy phát sóng quét
Ngoài lối vào đồng bộ thông qua tụ C2, điện áp vào của trigger S là điện
áp ra u1của mạch tạo xung răng cưa thông qua R6.
Khi có tín hiệu đồng bộ vào trigger S ở đầu ra xuất hiện xung u2. Xung này qua T2làm mở khóa T1 và dòng điện đi qua T1 nạp vào tụ C1, tạo ra xung răng cưa.
Điện áp của tụ C1 tiếp tục tăng tuyến tính cho đến mức khởi động cao của trigger S. Lúc này, ở đầu ra trở nên dương làm T2 thông và tụ C1 phóng nhanh qua T2. Khi điện áp trên C1 giảm xuống mức khởi động dưới của trigger S lúc này ở đầu ra trở nên âm, T2 ngắt và điện áp trên tụ C1 bắt đầu tăng tuyến tính lần nữa. Cứ thế điện áp răng cưa ở đầu ra u1 phụ thuộc vào chu kỳ (tần số) của tín hiệu đồng bộ.
Máy phát sóng quét có thể làm việc ở 2 chế độ: chế độ liên tục và chế độ chờ.
- Chế độ liên tục: chế độ quét thông thường như ở trên.
Thực hành Bài thực hành số 1:
* Dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở
- Trình tự thực hiện
+ Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở thích hợp
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu điện trở
+ Đọc thông số điện trở trên thang đo đồng hồ
+ Ghi lại các giá trị của điện trở đọc được trên thang đo
Bài thực hành số 2:
*Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều
+ Trình tự thực hiện
+ Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp 1 chiềuthích hợp
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 điểm đo điện áp
+ Đọc thông số điện áp trên thang đo đồng hồ
+ Ghi lại các giá trị của điện áp đọc được trên thang đo
Bài thực hành số 3:
*Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều
- Trình tự thực hiện
+ Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo điện áp xoay chiều thích hợp
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 điểm đo điện áp
+ Đọc thông số điện áp trên thang đo đồng hồ
+ Ghi lại cácgiá trị của điện áp đọc được trên thang đo
Bài thực hành số 4:
* Dùng đồng hồ vạn năng đo dòng điện xoay chiều
- Trình tự thực hiện
+ Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo dòng điệnxoay chiều thích hợp
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 điểm đo dòng điện mắc nối tiếp với mạch điện cần đo.
+ Đọc thông số dòng điện xoay chiều trên thang đo đồng hồ
Bài thực hành số 5:
* Dùng đồng hồ vạn năng đo dòng điện 1 chiều
- Trình tự thực hiện
+ Điều chỉnh đồng hồ vạn năng về thang đo dòng điện 1 chiềuthích hợp
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 điểm đo dòng điện mắc nối tiếp với mạch điện cần đo.
+ Đọc thông số dòng điện xoay chiều trên thang đo đồng hồ
+ Ghi lại các giá trị của điện áp đọc được trên thang đo
Bài thực hành số 6:
* Dùng máy hiện sóngđo điện áp xoay chiều
- Trình tự thực hiện
+ Đặt 2 đầu que đo vào 2 điểm đo điện áp
+ Chọn kênh đo 1 hoặc 2
+ Điều chỉnh VOL/DIV và TIME/DIV sao cho thích hợp
+ Đọc thông số trên máy hiện sóng
Bài thực hành số 7:
* Dùng máy phát tần sốvà máy hiện sóng .
- Trình tự thực hiện
+ Đặt que đo máy hiện sóng vào kênh phát của máy phát tần số
+ Điều chỉnh tần số và điện áp trên máy phát tần
+ Điều chỉnh VOL/DIV và TIME/DIV sao cho thích hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Tân, Kỹ thuật đo, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2001.
2. Phạm Thượng Hàn, Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý, tập1, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục, 1996.