Cũng như các lĩnh vực văn hóa pháp luật khác, văn hóa pháp luật hải quan bao gồm ba yếu tố cấu thành: Ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan, hành vi sử dụng pháp luật, hành vi ứng xử của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động hải quan.
- Về ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức và những người tiến hành – tham gia hoạt động hải quan. Những người tiến hành hoạt động hải quan là các công chức hải quan, những người tham gia hoạt động hải quan là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh… Ý thức pháp luật của họ là một trong những yếu tố của văn hoá pháp lý nói chung, văn hoá
41
pháp luật hải quan nói riêng. Văn hoá hành pháp của những người tiến hành hoạt động hải quan, đặc biệt là của công chức hải quan giữ vai trò quan trọng, định hướng, được thể hiện ở ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp trong hoạt động hải quan. Đối với công chức thái độ, ứng xử có văn hoá văn minh, lịch sự là một trong những yếu tố khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thể hiện văn hóa quốc gia đối với khách nước ngoài. Việc ứng xử văn minh, lịch sự của công chức hải quan sẽ tăng thêm sự hợp tác, chấp hành pháp luật nghiêm túc của doanh nghiệp, hành khách…Đối với doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh, ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để họ được hưởng sự công bằng, nhanh chóng, tiện lợi trong các hoạt động hải quan. Từ những quy định pháp luật thống nhất để ngành hải quan đề ra tuyên ngôn hoạt động của ngành:
TUYÊN NGÔN PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG (*)
Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” thể hiện sự cam kết của ngành Hải quan trước cộng đồng xã hội về việc đảm bảo tạo thuận lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với các hoạt động thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.
I- Phương châm hành động:
CHUYÊN NGHIỆP – MINH BẠCH – HIỆU QUẢ II- Cam kết của Hải quan Việt Nam:
1. Cam kết chung: Chuyên nghiệp:
- Nhiệt tình, tận tụy với công việc; thông thạo nghiệp vụ, xử lý công việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục quy định; văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử.
42
Minh bạch:
- Xây dựng hệ thống thủ tục hải quan tuân thủ chuẩn mực, thông lệ quốc tế;
- Tiếp nhận đầy đủ, phản hồi nhanh chóng, giải quyết khẩn trương các ý kiến đóng góp, khiếu nại của khách hàng;
- Thực hiện cơ chế đảm bảo sự giám sát của khách hàng đối với hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Hiệu quả:
- Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, giảm thiểu chi phí hành chính và thời gian thông quan.
- Đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực Hải quan, và quản lý sự tuân thủ pháp luật hải quan một cách hiệu quả.
2. Cam kết cụ thể:
a. Thời hạn tiếp nhận, đăng ký tờ khai:
- Chậm nhất 30 phút kể từ khi tiếp nhận tờ khai, công chức Hải quan phải hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký tờ khai (trừ những tờ khai phức tạp, có trên 10 mục mặt hàng); hoặc phải trả lời bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ đối với trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hoặc có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
b. Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế:
-Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ miễn thuế đầy đủ, hợp lệ, cơ quan Hải quan thực hiện giải quyết miễn thuế cho tổ chức, cá nhân.
c. Thời hạn trả lời, giải quyết vướng mắc:
- Tối đa không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu trả lời, giải quyết vướng mắc của khách hàng, cơ quan Hải quan phải có công văn hồi đáp.
43
- Trường hợp nội dung giải quyết vượt thẩm quyền: Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan Hải quan phải có văn bản lấy ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời thông báo để khách hàng được biết. Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan Hải quan phải có công văn trả lời khách hàng.
d. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
III- Mong đợi từ phía khách hàng:
- Nắm vững và tuân thủ pháp luật về hải quan; - Khai hải quan trung thực, chính xác;
- Thực hiện nghĩa vụ thuế đúng pháp luật; - Không thực hiện hành vi tiêu cực;
- Hợp tác tích cực với cơ quan Hải quan trong giải quyết công việc; - Hưởng ứng các chủ trương cải cách, hiện đại hóa công tác hải quan; - Đóng góp ý kiến để cơ quan Hải quan nâng cao chất lượng phục vụ.
IV- Liên hệ, phản hồi:
- Trong trường hợp có bất kỳ khiếu nại, hoặc có phản ánh về các vấn đề liên quan đến hải quan, khách hàng có thể thực hiện theo các cách sau:
+Gửi email cho cơ quan Hải quan : tongcuchaiquan@customs.gov.vn + Gửi thư hoặc đến làm việc trực tiếp tại địa chỉ: Tổng cục Hải quan- 162, Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Hà Nội.
- Tổ chức, cá nhân có thể giúp bảo vệ cộng đồng bằng việc thông báo những hoạt động buôn lậu, trốn thuế qua số điện thoại đường dây nóng của hải quan: 04 38722828;
44
- Thông tin liên hệ: Các tổ chức, cá nhân có thể tìm hiểu thêm thông tin về chính sách, hoạt động của Hải quan Việt Nam tại website
www.customs.gov.vn; Báo Hải quan Việt Nam.
(*) “Khách hàng”: Các cơ quan, doanh nghiệp và người dân.[24]
Việc tự đề ra những quy tắc về ý thức tiến hành pháp luật hải quan cho thấy những nỗ lực lớn của ngành hải quan Việt Nam trong những năm gần đây, nhằm mục tiêu cải cách hành chính, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ của ngành, xóa bỏ đi những ý thức tiêu cực, cách nhìn ‘chưa đúng’ của doanh nghiệp và người dân về cơ quan hải quan. Bên cạnh đó ngành hải quan còn có website customs.gov.vn, các Cục hải quan Tỉnh, thành phố đều có website riêng để giải thích pháp luật cho doanh nghiệp, công khai minh bạch các quy trình thủ tục. Ngày càng có nhiều những công trình nghiên cứu, tiếp thu những thành quả hiện đại của Hải quan thế giới (WCO) được áp dụng vào cho Việt Nam để nâng cao hiện đại hóa của ngành.
- Về hệ thống pháp luật hải quan là một yếu tố cấu thành của văn hoá pháp luật hải quan, là hệ thống pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan hải quan. Các quy định pháp luật nội dung, các quy trình thủ tục phục vụ cho hoạt động hải quan. Các giá trị của văn hoá pháp lý – hải quan đã được vật chất hoá thành các quy định pháp luật chứa đựng các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan. Đó là các điều kiện để làm nên phương châm: “chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả”. Với ý nghĩa là một trong ba bộ phận cấu thành của văn hóa pháp luật, hệ thống pháp luật hải quan cần phải được nhận thức, đánh giá và hoàn thiện không ngừng theo tiêu chí kiểm định của văn hóa pháp luật hải quan trong xã hội pháp quyền dân chủ. Theo đó, không chỉ dừng lại ở các tiêu chí hình thức, kỹ thuật đã từng được đề cập nhiều như : tính đồng bộ, tính toàn diện, hợp lý. Tiêu chí căn bản nhất, xuyên suốt, làm nên bản sắc của hệ thống pháp luật hải quan đó là tính
45
pháp quyền, bảo đảm các quyền tự do và lợi ích chính đáng của con người. Ngày nay trong xu thế hội nhập, không thể vì chúng ta không quản lý được mà sinh ra « cấm đoán », điều đó đi ngược lại sự tiến bộ, và trong lĩnh vực hoạt động hải quan thì luôn luôn có những thay đổi về chủng loại hàng hóa xuất nhập khẩu, loại hình, phương tiện xuất nhập cảnh cũng như số lượng hành khách xuất nhập cảnh tăng lên đáng kể. Vì vậy hệ thống pháp luật hải quan phải luôn tạo được sự thông thoáng, giản tiện, tiết kiệm để hoàn toàn xóa bỏ cơ chế « xin – cho » đã tồn tại dai dẳng một thời.
- Về hành vi pháp luật, thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật hải quan. Hành vi pháp luật đó là những hành vi hợp pháp, là hành vi được thực hiện trên cơ sở ý thức về các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của đạo đức, là sự biểu hiện văn hóa và kinh nghiệm sống của con người. Hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp với yêu cầu pháp luật, là hành vi cần thiết, mong muốn, cho phép của các chủ thể pháp luật, phù hợp với lợi ích xã hội, được các quy phạm pháp luật quy định, được nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ. Trước hết phải là hành vi của các cơ quan hải quan, công chức hải quan. Cơ cấu tổ chức của cơ quan hải quan phải rõ ràng, trong sạch, từ việc tuyển dụng công chức hải quan đủ tiêu chuẩn về đạo đức, tri thức, thể chất…cho tới việc thực hiện nghiêm túc những gì đã đề ra. Phải tiến hành hiện đại hóa lĩnh vực hải quan để theo kịp tình hình kinh tế quốc tế. Hiện nay việc triển khai hải quan điện tử đã và đang được ngày dần hoàn thiện là điều kiện rất lớn để thực hiện văn hóa pháp luật hải quan lành mạnh. Về mặt khách hàng cần phải cập nhật nhanh chóng chủ trương chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu, các quy trình thủ tục hải quan đã được đăng tải công khai để thực hiện đúng quy định, nộp thuế đầy đủ để hưởng những quyền lợi chính đáng của mình.
Đương nhiên những hành vi phù hợp pháp luật hải quan mới thuộc thành tố cấu thành văn hóa pháp luật hải quan, hành vi hợp pháp là hành vi được thực
46
hiện trên cơ sở các yêu cầu của pháp luật, yêu cầu của đạo đức, là sự biểu hiện văn hóa và kinh nghiệm cuộc sống của con người, đó là hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật, phù hợp với cái đúng trong pháp luật nói chung và luật hải quan nói riêng để hướng tới việc xác lập chân – thiện – mỹ - ích. Cơ sở xã hội cơ bản nhất cho hành vi tuân thủ pháp luật là sự hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Trong lĩnh vực hải quan đó chính là những lợi ích kinh tế mà các chủ thể tham gia hướng tới. Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa muốn lợi nhuận, sự nhanh chóng về thủ tục đem lại cho họ những lợi ích lớn trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước thông qua các cơ quan hải quan, hành vi của công chức hải quan để đạt được lợi ích quản lý, thu thuế xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, gian lận thương mại... Nói tóm lại giá trị tinh thần của văn hóa pháp luật hải quan chính là những lợi ích tinh thần, vật chất như: sự hài lòng của Doanh nghiệp, khách hàng, những tiện ích, sự tiết kiệm về thời gian, tiền bạc, sự tôn trọng quyền, lợi ích khách quan, trật tự công cộng. Đó cũng là những giá trị của luận văn mà người viết muốn đem lại. Giá trị này sẽ được làm rõ trong thực trạng văn hóa pháp luật hải quan và là hướng để đề xuất quan điểm xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay ở các chương sau.
47
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN, KẾT QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG TỒN
TẠI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT HẢI QUAN