Điểm mạnh của tỉnh Bình Định: Bình Định sở hữu nhiều biển đảo hoang sơ như Hòn Khô, Eo Gió, Cù Lao Xanh…, tài nguyên văn hóa, lịch sử đa dạng với hệ thống 13 tháp Chăm rất có giá trị; các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như bài chòi, tuồng; lễ hội Tây Sơn, võ Bình Định; các lễ hội cầu ngư, làng nghề truyền thống…, cùng nhiều đặc sản ngon, dân dã và con người thân thiện. Đây là những lợi thế để phát triển du lịch đang được Bình Định khai thác, phát huy với những hiệu quả đáng khích lệ. Các dịch vụ ca nô du lịch, nhà hàng hải sản, nhà nghỉ homestay, có thêm nhiều nhà nghỉ, khách sạn và hàng trăm nhà hàng, quầy đặc sản, sản phẩm lưu niệm.
Điểm yếu của tỉnh Bình Định: Theo nhận định của ngành chức năng và giới chuyên môn, bên cạnh những thành tựu trong thời gian qua, ngành du lịch Bình Ðịnh cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục để phát triển bền vững. Số liệu của Sở du lịch cho thấy, hiện toàn tỉnh
30
có 153 khách sạn, gồm: 1 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao,2 khách sạn 3 sao, 16 khách sạn 2 sao, 129 khách sạn 1 sao... với tổng số 3.972 phòng. So với một số địa phương phát triển du lịch trong khu vực như Đà Nẵng, Nha Trang, số lượng cơ sở hạ tầng tại tỉnh ta còn thua xa. Có một cái thiếu “khó nói” của du lịch Bình Định nhưng được nói nhiều nhất trong những năm qua, là chưa có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các điểm đến du lịch. Điều này tưởng chừng đơn giản, mà rất cần thiết, nhất là khi du lịch Bình Định đẩy mạnh thu hút khách quốc tế. Tỉnh và các ngành chức năng đều thấy rất rõ, đã đưa vào nhiều báo cáo chuyên ngành, nhấn mạnh là sẽ xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn.
Cơ hội của tỉnh Bình Định: Để hiện thực hóa các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng nêu trên, Bình Định đang tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng, nhất là hạ tầng kết nối đến các điểm du lịch, cũng như hạ tầng giao thông. Tỉnh cũng đang tập trung tổ chức lại các điểm du lịch hiện có sao cho tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng điểm du lịch kết hợp đầu tư các sản phẩm đặc thù, để du khách đến Quy Nhơn, đến Bình Định sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, Bình Định đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nâng cấp các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện kết nối từ sân bay, nhà ga đến các danh thắng, di tích, các điểm du lịch. Các tập đoàn hàng đầu về du lịch, nghỉ dưỡng như Anphanam, Marriott, TMS… cũng đã đầu tư các dự án lớn tại Bình Định. Tạo điều kiện tối đa cho việc đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Bình Định đã đẩy mạnh quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này. Với những nỗ lực không ngừng cùng những lợi thế có sẵn đó, “thiên đường” du lịch Bình Định đã thực sự “tỉnh giấc” sau nhiều năm “ngủ quên”. Một trong những lý do khiến cho du khách ưa chuộng đến với Bình Định vì khác với đại đa số những địa điểm du lịch khác ở Việt Nam đã bị khai thác nhiều, Bình Định là một trong số những địa điểm hiếm hoi vẫn giữ gìn được những nét hoang sơ và mộc mạc. Du khách đến với Bình Định chủ yếu mong muốn được tận hưởng cảm giác yên bình, sạch đẹp, thiên nhiên hùng vĩ và các món ăn phong phú với chi phí hợp lý. Nhiều địa điểm du lịch biển đảo tuyệt đẹp xung quanh thành phố Quy Nhơn đã tạo nên cơn sốt khám phá trong giới trẻ Việt Nam như: Biển Kỳ Co, biển Trung Lương, đảo Hòn Khô, đảo Cù Lao Xanh…
Thách thức của tỉnh Bình Định: Bên cạnh cơ hội, ngành du lịch Bình Định cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Du lịch Bình Định bị cạnh tranh gay gắt bởi
31
các tỉnh, thành ở khu vực miền Trung. Hai loại hình du lịch được xem là thế mạnh của Bình Định là du lịch biển và văn hóa Chăm, thì các tỉnh, thành lân cận đã đưa vào khai thác từ lâu, đã có thương hiệu, bản sắc riêng hấp dẫn hơn. Nếu chúng ta đi dọc bờ biển Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam) ở cánh Bắc và Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) ở phía Nam, chúng ta sẽ giật mình trước sự phát triển mạnh mẽ của du lịch biển nơi đây. Thậm chí ngay “sát nách” chúng ta là Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) cũng đã mọc lên một tổ hợp resort - khách sạn - nhà hàng tiêu chuẩn 4 sao, dân Bình Định cuối tuần rất thích thú đến đó nghỉ ngơi, cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh tuy có cải thiện, nhưng phát triển chưa tương xứng so với yêu cầu, nhất là đường đến các điểm tham quan, các làng nghề, lò võ còn rất khó khan. Các DN kinh doanh du lịch ở Bình Định phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp mạnh, có thương hiệu để dẫn dắt thị trường, đủ sức cạnh tranh với các DN ở khu vực lân cận. Và ngoài ra khí hậu ở tỉnh còn rất khắc nghiệt, ban ngày nóng như thiêu đốt, ban đêm lạnh lẽo và bãi biển Quy Nhơn tuy đẹp nhưng lại là nơi cá mập tập trung vào sinh sản nhiều nhất.