PHÂN TÍCH KĨ THUẬT DỰNG PHIM 4.1 Khoảng cách

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT HỌC – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH COCO PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH COCO (Trang 42 - 53)

4.1. Khoảng cách

Cảnh quay được trích khi Miguel đang leo lên một cái bậc cao để gây chú ý đến Ernesto de la Cruz khi Miguel đến Vùng đất người chết. Bằng cách sử dụng Crane

Shot ( quay bằng cần cẩu ) đi theo nhân vật Miguel và dừng lại tại một cảnh toàn ( Long Shot ) với một bố cục rất tốt cho ta nhiều thông tin rằng lần này mặc dù đứng trước một đám đông lớn nhưng Miguel vẫn đang làm chủ tình hình, cậu ta biết cậu ta đang làm gì, hồn tồn kiểm sốt được nó.

Một Extreme Close Up Shot ( cảnh đặc tả ) được sử dụng trong phân đoạn Miguel trang trí cây đàn của mình cho giống Ernesto de la Cruz. Các cảnh quay đặc tả thường được sử dụng để chúng ta có thể chú ý, nhìn sự vật, sự việc một cách rõ ràng hơn. Nếu một bộ phim chỉ có cảnh tồn hoặc trung thì sẽ rất nhàm chán, người xem khơng có cơ hội được “gần gũi” với sự vật, sự việc diễn ra trong phim. Qua hình ảnh này, ta thấy Miguel đang làm việc này một cách tỉ mỉ, chăm chút, nó thể hiện tình u của cậu đối với âm nhạc.

Cảnh quay Close Up ( Cận cảnh ) được sử dụng trong phân đoạn Miguel thắp nến trong căn phịng bí mật của mình. Nhờ có góc quay này mà ta có thể cơ hội thấy rõ hơn, nhiều thứ chi tiết hơn về căn phòng của Miguel ( nến, hình nộm, hoa,...) đó là những thứ mà cảnh tồn hoặc cảnh trung khơng diễn tả hết được.

Phân đoạn cuộc hành trình tìm cách trở về Vùng đất Người sống của Miguel và Hector lại được mở ra bằng một Extreme Long Shot ( viễn cảnh ). Góc nhìn này cho ta thông tin biết rằng họ đang ở đâu và thấy được một thành phố rộng lớn, lộng lẫy, xa hoa nhưng bên cạnh đó tạo ra hiệu ứng tăng thêm phần khó khăn trong hành trình của cả hai.

Phân cảnh quay bao quát toàn bộ không gian rộng lớn với Extreme long shot

(tồn viễn cảnh). Qua đó cho thấy sự ấm cúng dưới những đốm lửa, sự tấp nập của con người hịa cùng cảnh vật thiên nhiên.

4.2. Góc quay

Góc quay được trích từ đoạn một hướng dẫn viên du lịch đang thuyết trình về Ernesto de la Cruz – nhân vật được xem là nhạc sĩ lừng danh nhất trong lịch sử Mexico. Bằng cách sử dụng góc quay Bird’s eye view ( Góc quay từ trên cao) đoạn phim đã

đặc tả được tầm vĩ đại của nhân vật Ernesto de la Cruz. Dưới góc nhìn này tất cả nhân vật xung quanh đều rất nhỏ bé so với bức tượng, làm tăng hiệu ứng to lớn, tầm vóc của nhân vật chính. Qua đó thể hiện sự kính

nể, quý trọng.Tiếp tục là phân đoạn kể về Ernesto de la Cruz. Đạo diễn Lee Unkrich và Adrian Molina đã sử dụng rất tốt và triệt để quy tắc điểm vàng trong nhiếp ảnh. Ta có thể thấy trong cảnh này nhân vật Ernesto de la Cruz không hề chiếm phần lớn trong khung hình nhưng chúng ta vẫn có thể tập trung vào nhân vật đồng thời thấy được độ lộng lẫy của đêm nhạc. Đó là do nhân vật được đặt vào 1 trong 4 điểm vàng của khung ảnh. Đây là 4 điểm mà mắt con người sẽ chú ý vào

Cảnh quay được trích từ phân đoạn cậu bé Miguel đang đánh giày cho một nghệ sĩ guitar. Nhìn vào cảnh này cảm tưởng như người nghệ sĩ và cây đàn đại diện cho âm nhạc – thứ mà gia đình Miguel cấm đốn. Góc quay Low Angle ( góc quay

thấp hơn tầm mắt ) đã tạo ra khoảng cách giữa âm nhạc ( tượng trưng là cây guitar ) và Miguel. Cậu bé dường như khó có thể chạm tới.

Tiếp tục là một góc quay Extreme Low Angle ( Cực thấp so với mắt người ) và dừng lại tại khoảng cách Medium Shot ( Trung cảnh )nhưng lần này nó được sử dụng với một mục đích khác. Cảnh quay được trích từ đoạn bà nội của Miguel đánh tên nghệ sĩ vì nghĩ rằng ơng ta dụ dỗ Miguel chơi đàn. Qua góc nhìn này, độ nghiêm khắc và đáng sợ của nhân vật được tăng lên còn nhân vật Miguel thì nhỏ bé khiến cho chúng ta có cảm giác Miguel thật sự đang phải đối diện với một khó khăn rất to lớn để được chơi nhạc.

Phân đoạn này mở ra góc phịng mà Miguel dùng để thoả mãn đam mê của mình. Nhưng với góc quay Medium Shot ( Trung cảnh ) Miguel, âm nhạc (cây guitar) và thần tượng của mình được đứng ngang hàng với nhau, khơng cịn khoảng cách nào giữa họ. Ta có thể nhìn thấy ánh mắt tập trung của cậu bé khi chơi đàn. Miguel thật sự đang tận hưởng và say sưa với niềm đam mê của mình.

Đây là cuộc gặp mặt của Hector và Cezi. Và góc quay Over Shoulder Shot (góc qua vai) được sử dụng với một mục đích quen thuộc trong tất cả các cảnh đối thoại. Qua góc nhìn này ta có được vị trí, tầm nhìn của nhân vật. Từ đó tạo cho ta cảm giác như chính chúng ta có thể tham gia vào chính cuộc đối thoại đó.

Đây là lúc Miguel đang cầu cứu Hector để trở về lại Vùng đất Người sống. Thực ra cả 2 đều có mong muốn được quay lại Vùng đất Người sống và đều bị giới hạn trong 1 khoảng thời

gian, nếu khơng quay về thì sẽ bị biến mất. Góc quay Extreme Low Angle (góc

cực thấp so với tầm mắt) kết hợp cùng khung cảnh bốt điện thoại chật chội đã làm tăng phần kịch tích, nguy kịch cho cả hai.

Đây chính là một góc máy mà thể hiện rõ sự tài năng của đạo diễn. Trong góc quay này đạo diễn đã cùng 1 lúc kết hợp 2 quy tắc đó chính là quy tắc 2/3 và quy tắc điểm vàng trong nhiếp ảnh. Miguel và Hector được đặt tại điểm vàng của khung hình cịn phía thành phố được sắp xếp nằm trong 2/3 cịn lại của khung hình. Trong cảnh quay này ta có thể cảm giác được rằng Miguel và Hector đang rất nhỏ bé so với khung cảnh thành phố - tượng trưng cho hành trình sắp tới của cả hai. Và hành trình đó chắc chắn sẽ khơng dễ dàng chút nào.

4.3. DI CHUYỂN

ZOOM OUT

TRACKING SHOT ( Trượt máy quay )

PANNING SHOT ( Xoay ngang máy quay )

PEDESTAL SHOT ( Di chuyển máy quay )

10. NHẠC PHIM

Nhạc phim trong Coco chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và là một điểm cộng cực lớn cho tác phẩm này khi khơng đi vào lối mịn của những phim Pixar từng làm trước đây. Tuy Coco khơng phải phim nhạc kịch nhưng hồn tồn dùng âm nhạc để dẫn dắt cốt truyện. Âm nhạc như là hơi thở của người Nam Mỹ, cụ thể là nền văn hóa âm nhạc Mexico – nơi mà nơi mỗi người dân đều có thể là một nghệ sĩ. Dù họ giàu hay nghèo, âm nhạc là thứ kết nối tất cả. Hình ảnh những chàng nhạc sĩ hay cơ vũ công cùng nhau biểu diễn trên phố cứ thế xuất hiện xuyên suốt tác phẩm.

Phần âm nhạc được lồng ghép khéo léo thành chủ đề xun suốt thơng qua những màn trình diễn sơi động, đầy màu sắc. Điểm cộng thêm cho tác phẩm điện ảnh này chính là các bản nhạc của Coco đều diễn ra hợp lý, chứ không gượng gạo khi nhân vật bỗng dưng đứng ra hát mà khơng có mục đích gì cụ thể.

Một phần khơng thể thiếu để tạo nên thành cơng cho nhạc phim chính là ngơn từ trong những bản nhạc. Nhạc phim phần nào đã khái quát nội dung bộ phim một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Thật vậy, trong Coco, âm nhạc đã trở thành một trong những nhân vật chính vơ hình nhưng hồn tồn hiện hữu khắp mọi không gian và thời gian để dẫn dắt mạch truyện, nói lên tiếng lịng, đưa đẩy cảm xúc và làm chất xúc tác cho mọi mối duyên cớ. Âm nhạc nồng nàn và quyến rũ, say đắm lẫn buồn khổ, da diết đến nhớ thương của bộ phim cũng mở nút cho mọi gút mắc, khai phóng cho mọi tâm hồn dẫu lầm đường lạc lối, đưa con người ta trở về nhà và dẫn lối cho ta làm những điều đúng đắn nhất tự con tim mình, mỗi khi họ cầm đàn lên và cất giọng hát. Phần âm nhạc “rất Mexico” của phim cũng là do nhạc sĩ Germaine Franco, người từng đảm trách phần âm nhạc cho bộ phim chính kịch Dope thực hiện. Vốn là người bản địa sinh ra lớn lên Lớn lên ở vùng giáp ranh giữa Mexico và Texas, âm nhạc dân gian Mexico đã ăn sâu vào máu thịt của ơng. Do đó, phim Coco chính là một bữa tiệc âm thanh được kết hợp giữa các nhạc cụ độc đáo nhất của xứ sở khoai tây ví dụ như tiếng

đàn Guitarrón, đàm Harp, Quijada, kèn Tuba (sousaphone), kèn Charchetas, đàn Jaranas, đàn Requintos, đàn Marimba, kèn Trompet và đàn vĩ cầm…

Đồng thời, ca khúc chủ đề phim Remember Me do bộ đôi nhạc sĩ từng soạn nhạc cho Frozen là Kristen Anderson- Lopez và Robert Lopez hoàn toàn mang hưởng bolero ranchero rõ rệt, chính là loại nhạc vơ cùng thịnh hành ở Mexico những vào thập niên 20-30 thế kỷ trước. Giai điệu vui tươi, tiết tấu trầm bổng, phù hợp

với cảnh vật, con người. Đặc biệt là màn biểu diễn của Miguel cho thấy một con người tự tin, yêu đời. Cậu đã hoàn thành ước mơ trở thành một nhạc sĩ. Âm thanh từ nhạc cụ rất chân thực, sống động.

Bên cạnh ca khúc Un Poco Loco được nhắc đến ở phần trên, ca khúc chủ đề Remember Me mà gã danh ca tráo trở lấy làm slogan cho mình, đã trở thành một phương tiện truyền đạt chủ đề cho cả bộ phim. Xét về câu chuyện bài hát đơn giản chỉ là của người cha dành cho đứa con gái bé bỏng nhưng chính nó đã tạo nên dấu ấn khơng thể phai cho cái kết nói riêng và cũng là dấu ấn đắt giá cho cả bộ phim nói chung. Với thơng điệp rằng: “Hãy nhớ về

cha và đừng để nước mắt con rơi”

cùng cuộc đời bà Coco chỉ chờ đợi, ngóng trơng cha về để được lao vào vòng tay cha lần nữa là những khoảnh khắc tạo nên xúc động

mạnh mẽ nhất trong trái tim người xem. Chi tiết Miguel hiểu ra mọi chuyện và quyết định sống với đam mê cũng là khi cậu cảm thấy thấy yêu gia đình mình hơn hết thảy. Con người ta lựa chọn ra đi để thỏa khát khao nhất thời nhưng có lẽ chỉ có quay về để được trở lại là chính mình mới là cái kết hạnh phúc nhất.

Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước không chỉ bằng một cái họ tên, một nghề nghiệp gia truyền mà còn bởi những truyền thống, gia phong, những đam mê chảy tràn trong huyết quản – những giá trị khơng dễ có thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận từ trong sâu thẳm trái tim. Cũng như ông bà tổ tiên ln ở bên chúc phúc dù ta chẳng bao giờ có thể nghe-thấy họ nhưng nếu ta ln tin mình có nguồn cội, ta sẽ luôn cảm nhận được mối dây kết nối giữa hai thế giới và có được nguồn sức mạnh tâm linh to lớn. Cũng như một câu thoại vô cùng đắt trong Coco: Mọi thứ

chỉ thực sự kết thúc khi chiếc cầu kết nối hai thế giới mất đi, khi người còn sống khơng cịn nhớ đến người đã khuất… Có lẽ đó cũng là điều khiến Coco vượt lên

trên những bộ phim lấy gia đình làm chủ đề như trước đây. Hơn cả chính là sự tơn trọng dành cho tất cả những người đã khuất trên cõi đời này với thơng điệp rằng họ chỉ có thể tan biến hồn tồn khỏi vũ trụ khi khơng ai cịn sống nhớ về họ và kể câu chuyện của họ nữa – khi ấy mới được gọi là: cái chết mãi mãi.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT HỌC – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH COCO PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH COCO (Trang 42 - 53)