Điều kiện xuất hiện tắc nghẽn

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý Hệ điều hành (Trang 59 - 60)

e) Chiến lược điều phối với nhiều mức độ ưu tiên

2.5.2. Điều kiện xuất hiện tắc nghẽn

Coffman, Elphick và Shoshani đã đưa ra4 điều kiện cần có thể làm xuất hiện tắc nghẽn:

Có sử dụng tài nguyên không thể chia sẻ (Mutual exclusion): Mỗi thời điểm, một tài nguyên không thể chia sẻ được hệ thống cấp phát chỉ cho một tiến trình , khi tiến trình sử dụng xong tài nguyên này, hệ thống mới thu hồi và cấp phát tài nguyên cho tiến trình khác.

Sự chiếm giữ và yêu cầu thêm tài nguyên (Wait for): Các tiến trình tiếp tục chiếm giữ các tài nguyên đã cấp phát cho nó trong khi chờ được cấp phát thêm một số tài nguyên mới.

Không thu hồi tài nguyên từ tiến trình đang giữ chúng (No preemption): Tài nguyên không thể được thu hồi từ tiến trình đang chiếm giữ chúng trước khi tiến trình này sủ dụng chúng xong.

Tồn tại một chu kỳ trong đồ thị cấp phát tài nguyên ( Circular wait):

một tập hợp các tiến trình {P0, P1,…,Pn} đang chờ mà trong đó P0 đang chờ một tài nguyên được giữ bởi P1,

P1 đang chờ tài nguyên đang giữ bởi P2,…, Pn-1 đang chờ tài nguyên đang giữ bởi Pn Pn đang chờ tài nguyên đang giữ bởi P0

60 Khi có đủ 4 điều kiện này, thì tắc nghẽn xảy ra. Nếu thiếu một trong 4 điều kiện trên thì không có tắc nghẽn.

Khi có đủ 4 điều kiện này, thì tắc nghẽn xảy ra. Nếu thiếu một trong 4 điều kiện trên thì không có tắc nghẽn.

Có thể sử dụng một đồ thị để mô hình hóa việc cấp phát tài nguyên. Đồ thị này có 2 loại nút : các tiến trình được biễu diễn bằng hình tròn, và mỗi tài nguyên được hiển thị bằng hình vuông

Hình 2.19Đồ thị cấp phát tài nguyên

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý Hệ điều hành (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)