giá trị
sản phẩm của công ty trong nhận thức người tiêu dùng. VHC đang thực hiện phương pháp sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, gắn liền phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, các chất thải trong quá trình sản xuất và chế biến được tái sản xuất để thành sản phẩm đầu vào sử dụng cho công đoạn tiếp theo.
- Quy mô lớn với tiềm lực mạnh còn giúp VHC mạnh dạn sản xuất collagen từ
da cá, điều mà chưa có công ty nào trong ngành theo đuổi. Vào tháng 10/2019, VHC
tung ra sản phẩm Collagen mang thương hiệu Vinh Wellness. Đây là collagen được
chế biến từ phụ phẩm trong quá trình chế biến cá tra đầu tiên trên thế giới đạt chứng
nhận ASC. Nhà máy collagen với công suất là 3,500 tấn mỗi năm, ước tính
đóng góp
thêm khoảng 3% vào doanh thu của VHC mỗi năm.
- Các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sẽ mang lại nhiều nguồn lợi cho các donh
nghiệp thuỷ sản Việt Nam nói chung và VHC nói riêng.
- Xuất khẩu là động lực tăng trưởng doanh thu cho VHC: Mỹ là một trong
các thị trường xuất khẩu chính của VHC đạt giá trị khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng và chiếm
tỷ trọng khoảng 54% tổng doanh thu năm 2019. Giá trị xuất khẩu sang Mỹ của VHC
tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 2% trong giai đoạn 2015-
2019, từ 3,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2015 lên 4,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2019.
2.2. Rủi ro
- Chi phí sản xuất ngày càng tăng từ con giống, thức ăn, cá nguyên liệu, điện, chi phí tài chính ...
- Thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất có thể khiến cho Công ty không hoàn thành kế hoạch sản xuất và làm chậm tốc độ tăng trưởng, do Công ty mới chỉ chủ
động đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu sản xuất.
- Các rào cản về thương mại và kỹ thuật ở các nước nhập khẩu - Rủi ro cạnh tranh tại thị trường Mĩ