67
Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dƣỡng, thay thế sửa chữa những hƣ hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.
Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lƣợng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ;
68
6.2. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dƣỡng theo yêu cầu kĩ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thƣờng. Công việc sửa chữa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa thƣờng phát sinh không lớn do vậy không phải lập dự toán.
Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
Chi phí sửa chữa thƣờng xuyên TSCĐ khi phát sinh thƣờng đƣợc hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản sửa chữa:
ạ Nếu do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)
Nợ TK 142- Chi phí trả trƣớc (Nếu chí phí sửa chữa cần phân bổ dần) Có TK : 111, 152, 334…
Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD từng kỳ,kế toán ghi: Nợ TK 627,641,642
Có TK 142- Chi phí trả trƣớc
b. Nếu thuê ngoài sửa chữa thì số tiềnphải trả cho đơn vị sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642, 142
Nợ TK 133 –Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Có TK 111,331…
6.3. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hƣ hỏng nặng; hoặc theo yêu cầu kĩ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thƣờng dài; chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy DN phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.
Hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sảncố định
1. Nếu DN có kế hoạch
Nếu DN có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì DN có thể trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:
ạ Hàng kỳ, trích trƣớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335- Chi phí phải trả
69 Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…
c. Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 2413 –Sửa chữa lớn TSCĐ
d. Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số đƣợc trích trƣớc theo kế hoạch (nếu có), kế toán ghi:
–Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trƣớc thì sẽ trích bổ sung, ghi: Nợ TK 627, 641, 642,…
Có TK 335 –Chi phí phải trả
– Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trƣớc thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Có TK 627, 641,…
Hoặc Có TK 711- Thu nhập khác
2. Nếu DN không có kế hoạch trích trƣớc
Nếu DN không có kế hoạch trích trƣớc thì DN sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tƣợng có liên quan:
ạ Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 2413 –Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 111, 112, 331,…
b. Khi công trình SCL hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, kế toán ghi:
Nợ TK 242
Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
c. Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tƣợng sử dụng có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
3. Sửa chữa lớn chỉ mang tính chất nâng cấp, cải tạo
Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai từ việc sử dụng tài sản đó:
70
ạ Khi phát sinh chi phí SCL mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, kế toán ghi:
Nợ TK 241- XDCB dở dang
Có TK 111, 152, 331, 334…
b. Khi công việc SCL hoàn thành đƣa TSCĐ vào sử dụng:
– Những chi phí phát sinh không thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
Nợ TK 627,641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ) Nợ TK 242 (Nếu chí phí sửa chữa lớn)
Có TK 241 –XDCB dở dang
– Những chi phí phát sinh thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 241 –XDCB dở dang