II. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
3. Sự biến thiên tuần hoàn một vài tính chất của các nguyên tố trong HTTT
chất của các nguyên tố trong HTTT
3.Bán kính nguyên tử (r)
Bao gồm bán kính kim loại và bán kính cộng hóa trị.
Bán kính kim loại của một nguyên tử bằng một nửa khoảng cách giữa tâm hai nguyên tử kim loại gần
nhau nhất trong mạng lưới tinh thể.
Bán kính cộng hóa trị của một nguyên tử bằng nửa khoảng cách giữa tâm hai nguyên tử của cùng một nguyên tố tạo nên liên kết đơn cộng hóa trị.
•Đối với các nguyên tố kim loại: BKNT chính là BKKL. •Đối với các nguyên tố phi kim: BKNT chính là BKCHT.
3.2 Sự biến đổi bán kính nguyên tử trong cùng một chu kỳ cùng một chu kỳ
Trong cùng một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải BKNT của các nguyên tố giảm dần.
Lưu ý:
•Các nguyên tố nhóm A giảm đều đặn.
3.1.3 Sự biến đổi của BKNT trong cùng một nhóm một nhóm
Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới BKNT của các nguyên tố tăng dần.
Lưu ý:
•Các nguyên tố nhóm A tăng đều.
•Nhóm B: chu kỳ 4-5 tăng nhẹ; chu kỳ 5, 6, 7
dường như không thay đổi. có một số nhóm bất quy tắc có r giảm nhẹ.
3.2 Bán kính ion
• Bán kính ion là bán kính của một cation hay một
anion.
• Khi một nguyên tử trung hòa biến đổi thành một
anion thì bán kính của nó tăng, khi chuyển thành một cation thì bán kính nó giảm.
• Đối với các ion đẳng electron (số electron bằng
nhau), ion nào có điện tích hạt nhân lớn hơn thì bán kính nhỏ hơn.
3.2 Năng lượng ion hóa (I)
Là năng lượng cần thiết để bức electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái không bị kích thích. (luôn mang dấu dương) X0 + I1 = X+ + e-
X+ + I2 = X2+ + e- ……. …….