Những kiến nghị giải pháp hoàn thiện về thời hiệu khởi kiện theo quy định của

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 (Trang 28 - 32)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3 Những kiến nghị giải pháp hoàn thiện về thời hiệu khởi kiện theo quy định của

định của Bộ luật Dân sự năm 2015

2.3.1 Vướng mắc do có nhận thức khác nhau về thời hiệu khởi kiện

Vì nhận thức khác nhau về thời hiệu khởi kiện cho nên tác giả kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể quy định về thời hiệu khởi kiện thuộc về luật nào? Luật nội dung hay luật tố tụng.

2.3.2 Vướng mắc do quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của

mình bị xâm phạm

Đối với quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tác giả kiến nghị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của

một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước hoặc tại

phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ nhất”.

Có như thế, việc áp dụng pháp luật về thời hiệu trong việc giải quyết các vụ án tại Tòa án mới được thống nhất, đảm bảo được lòng tin của nhân dân đối với cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

2.3.3 Cho phép đương sự thỏa thuận về thời hiệu

Cho phép đương sự thỏa thuận về thời hiệu là một vấn đề mới mẻ mà ngày 02 tháng 7 năm 2020, Bộ môn Luật dân sự - Khoa Luật Dân sự trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo cấp Khoa với chủ đề "Thời hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam".Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, vấn đề cho phép đương sự thỏa thuận về thời hiệu là nội dung khá mới, dù trong luật hiện hành đã có quy định về thỏa thuận có tác động đến thời hiệu, nhưng nội dung này chỉ ảnh hưởng đến việc bắt đầu lại thời hiệu, chứ không tác động toàn diện đến mốc tính thời hiệu, kéo dài thời, gián đoạn thời hiệu, bắt đầu lại thời hiệu. Phó Giáo sư. Tiến sĩ Lê Minh Hùng còn cho rằng, vấn đề cho phép thỏa thuận lại thời hiệu nên được khuyến khích, vì nó phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện của pháp luật dân sự16.

Vì thế, tác giả kiến nghị nên cho phép đương sự thỏa thuận về thời hiệu và kể cả cho phép thỏa thuận lại thời hiệu.

Kết luận Chương 2

Qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện. Tác giả đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện. Chính vì vậy, trong thực tiễn xét xử có tình trạng Tòa án áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện.

Cùng với đó, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho 16Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam ngày 14/07/2020

vấn đề “Thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015” nhằm giải quyết những tranh chấp, những vướng mắc trong thực tiễn.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống về khái niệm, đặc điểm, các quy định của pháp luật về thời hiệu thừa kế. Trong đề tài đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm, các quy định về thời hiệu khởi kiện được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015. Và Tiểu luận cũng đánh giá về thời hiệu khởi kiện, để có thể thấy rằng thời hiệu khởi kiện là một vấn đề hết sức phức tạp.

Qua phân tích, đánh giá đề tài đưa ra những góc nhìn khác nhau về thời hiệu khởi kiện để chỉ ra những khó khăn, vướng mắc thiếu thống nhất trong việc áp dụng thời hiệu khởi kiện. Qua đó có thể thấy còn khá nhiều những quy định về thời hiệu khởi kiện vẫn chưa được quy định rõ ràng hoặc chưa có hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong quá trình tố tụng, chính vì vậy vẫn có nhiều trường hợp áp dụng chưa đúng về thời hiệu khởi kiện, dẫn đến quá trình giải quyết vụ án kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xét xử của Tòa án.

Từ đó, đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện về thời hiệu khởi kiện phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện ý chí của pháp luật dân sự nhằm tạo sự tương thích với các nguyên tắc của quan hệ dân sự, tạo niềm tin cũng như tăng tính nghiêm minh của pháp luật./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

[1] Hiến pháp năm 1992 [2] Hiến pháp năm 2013 [3] Bộ luật Dân sự năm 2005 [4] Bộ luật dân sự năm 2015

[5] Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

[6] Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội

[7] Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[8] Giáo trình Bộ luật dân sự của Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội,...

[9] Giáo trình Bộ luật tố tụng dân sự của Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội

[10] Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015 của tác giả Đỗ Văn Đại

[11] Bài viết Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự của tác giả Dương Tuấn Khanh trên tạp chí điện tử

[12] Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 của PGS.TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên), NXB Hồng Đức.

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w