Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động tại cảng Chùa Vẽ x

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động khai thác cảng chùa vẽ (Trang 46)

2.2.1 Thực trạng an toàn lao động của cảng Chùa Vẽ

Bảng 2.1: B ng thốống kê sốố v tai n n x y ra trong 3 năm 2012-2014ả ụ ạ ả

STT NĂM SỐ VỤ TAI NẠN LOẠI HÌNH GHI CHÚ

NẶNG NHẸ

1 2012 3 1 2

2 2013 2 1 1

3 2014 2 0 2

Qua biểu đồ ta thấy số vụ tai nạn lao động xảy ra tại chi nhánh cảng Chùa Vẽ trong 3 năm 2012, 2013, 2014 giảm cả về tổng số vụ tai nạn và số vụ tai nạn nặng. Điều này cho ta thấy dấu hiệu tích cực trong công tác ATLĐ.Cụ thể: - Năm 2012 có tổng số 3 vụ tai nạn lao động. Trong đó có 1 vụ tai nạn nặng và 2 vụ tai nạn nhẹ

+ Vụ tai nạn nặng xảy ra tại bãi container. Nguyên nhân do chủ hàng vào bãi hạ container, do không để ý trong quá trình di chuyển từ dãy cont này sang dãy cont khác . Bên cạnh đó công nhân ngồi trên xe nâng tầm quan sát bị hạn chế dẫn đến đâm xe vào chủ hàng. Chủ hàng tử vong tại chỗ.

+ Vụ tai nạn nhẹ xảy ra trong kho hàng. Trong quá trình xếp dỡ hàng vào kho, do không thực hiện đúng quy trình và quy định xếp dỡ hàng hóa dẫn đến hàng bị đổ vào người. Một trường hợp công nhân xếp dỡ bị xứt xát nhẹ, một trường hợp công nhân giao nhận trong quá trình kiểm hóa bị hàng đổ vào người làm gẫy tay. - Năm 2013 tổng số vụ tai nạn giảm xuống còn 2 vụ. Trong đó có một vụ tai nạn nặng và 1 vụ tai nạn nhe.

+ Vụ tai nạn nặng xảy ra trong kho CFS. Theo quy định công nhân phải thực hiện theo đúng quy trình xếp dỡ, hàng nặng xếp dưới, hàng nhẹ xếp lên cao. Do hết chỗ xếp hàng, công nhân lái ngại chuyển chỗ hàng hóa trong kho nên đã xếp hàng nặng vừa khai thác từ cont vào kho lên giá cao. Khi công nhân xếp dỡ vào xếp hàng hóa giá hàng bị gẫy, hàng rơi vào đầu làm chấn thương sọ não. + Vụ tai nạn nhẹ xảy ra trong quá trình công nhân xếp dỡ mã hàng trên xe của chủ hàng. Do khuất tầm nhìn của mã hàng xe nâng hất công nhân xếp dỡ ngã xuống đất gây thương nhẹ.

- Năm 2014 tổng số vụ tai nạn lao động tại cảng Chùa Vẽ là 2 vụ , trong đó chỉ là các vụ tai nạn nhẹ, không đáng kể.

Nhận xét : nhìn chung quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng Chùa Vẽ được cơ giới bằng các loại máy móc thiết bị hiện đại, ít có sự tham gia của con người. Công nhân chủ yếu thực hiện bốc xếp trực tiếp trong quá trình giao nhận hàng vào kho bãi. Vì vậy mà tại nạn lao động chủ yếu xảy ra tại khu vực này. Ngoài ra, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn là do sự bất cẩn cũng như ý thức của công nhân trong quá trình tuân thủ các quy trình xếp dơ hàng hóa theo quy định.

2.2.2 Đánh giá cụ thể công tác đảm bảo ATLĐ tại cảng Chùa Vẽ a, Ưu điểm

Lượng tai nạn lao động xảy ra tại chi nhánh Cảng Chùa Vẽ là khá ít. Để đạt được điều này Chi nhánh cảng nói chung và ban KTVTAT đã thực hiện khá tốt công tác đảm bảo ATLĐ mà cụ thể là:

* Thực hiện đúng nội quy về an toàn lao động của pháp luật cũng như cảng Hải Phòng.

Thường xuyên cấp nhập thông tin, các điều luật của nhà nước cũng như các quy định của cảng về các vấn đề ATLĐ. Nghiêm chỉnh chấp hành cũng như phổ biến cho thể cán bộ công nhân viên trong cảng biết và thực hiện.

Hàng năm cảng thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện cho công nhân viên về công tác ATLĐ nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ thiết yếu cho công nhân viên, từ đó góp phần thực hiện tốt công tác ATLĐ.

Bên cạnh đó, mỗi khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra ban KTVTAT sau khi phân tích nguyên nhân rút kinh nghiệm đã huấn luyện lại ATVSLĐ cho người vi phạm quy trình và thông báo tới các đơn vị liên quan để các đơn vị tránh mắc lại lỗi tương tự.

* Làm tốt công tác ATLĐ tại hiện trường

Bên cạnh lý thuyết thì những hình ảnh trực quan tại nơi làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ giúp thực hiện tốt công tác ATLĐ của cảng. Cụ thể cảng cho treo các băng rôn khẩu hiệu, các biển báo an toàn, biển cấm tại các bến bãi cầu tàu.

* Đề ra kế hoạch và thực hiện tốt công tác bảo hộ hàng năm

Bảng 2.2 :Báo cáo thực hiện công tác an toàn kĩ thuật và phòng chống cháy nổ ( 2014-2015)

STT Nội dung công việc thực hiện Số lượng

Chi phí (đồng) Năm 2014 Năm 2015 1 Đăng kiểm thiết bị máy móc có

yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ 50 50.000.000 50.000.000 2 Đo và sửa chữa tiếp đất, chống

sét 6 4.000.000 4.000.000

3 Thang tre 160 16.000.000 16.000.000

4 Móc đáp 900 25.000.000 25.000.000

5

rang bi phương tiện PCCC, hệ thống báo cháy, huấn luyện, hội thao…

ATLĐ

( trích báo cáo thực hiện bảo hộ lao động năm 2014 và kế hoạch bảo hộ lao động năm 2015 của ban ATQLCL- cảng Chùa Vẽ ) Bảng 2.3: Báo các th c hi n cống tác BHLĐ c ng Chùa Vẽẽ ( 2014-2015)ự ệ ả

STT Tên trang bị bảo hộ lao động Đơn vị Số lượng Chi phí ( đồng) Năm 2014 Năm 2015 1 Quần áo BHLĐ Bộ 435 121.800.000 121.800.000

2 Quần áo mưa Bộ 150 31.500.000 31.500.000

3 Mũ nhựa Chiếc 300 1.400.000 1.400.000

4 Giầy thượng đình trắng Đôi 200 3.000.000 3.000.000

5 Xà phòng BHLĐ Kg 2100 6.090.000 6.090.000

6 Khẩu trang Chiếc 5000 30.000.000 30.000.000

7 Mũ vải mềm Chiếc 50 1.350.000 1.350.000

8 Gang tay vải Đôi 8000 56.000.000 56.000.000

9 Gang tay sợi Đôi 600 3.900.000 3.900.000

10 Ủng cao su Đôi 20 1.500.000 1.500.000

11 Ủng cách điện Đôi 5 1.250.000 1.250.000

12 Giầy chống dầu Đôi 100 14.000.000 14.000.000

13 Đèn nạp điện Bộ 20 1.900.000 1.900.000

14 Gang tay cao su Đôi 200 4.200.000 4.200.000

15 Khẩu trang hoạt tính Chiếc 300 2.100.000 2.100.000

16 Khăn vác Chiếc 300 10.500.000 10.500.000

17 Dây đai an toàn Bộ 10 7.500.000 7.500.000

18 Áo tín hiệu Chiếc 100 19.500.000 19.500.000

19 Khăn bông bịt mặt Chiếc 200 7.000.000 7.000.000

20 Cờ tín hiệu cầu bến Chiếc 10 5.000.000 5.000.000

21 Quần áo Chỉ đạo Bộ 31 9.920.000 9.920.000

22 Kính BHLĐ Chiếc 20 6.000.000 6.000.000

23 Quần áo blu Bộ 2 5.000.000 5.000.000

24 Quần áo bảo vệ Bộ 30 12.600.000 12.600.000

25 Mũ bảo vệ Chiếc 30 2.700.000 2.700.000

26 Phù hiệu bảo vệ Chiếc 30 2.850.000 2.850.000

27 Giầy Asia Đôi 350 35.000.000 35.000.000

( trích báo cáo thực hiện bảo hộ lao động năm 2014 và kế hoạch bảo hộ lao động năm 2015 của ban ATQLCL- cảng Chùa Vẽ )

b, Hạn chế và tồn tại

- Trong các buổi tập huấn, công nhân chưa thực sự có ý thức tiếp thu các kĩ năng , kiến thức do các cán bộ kĩ thuật tuyên truyền, còn lơ là không nghiêm túc và chủ quan.

- Bên cạnh công tác tuyên truyền, còn thiếu việc tổ chức các buổi tập luyện giả định tại hiện trường để công nhân có thể tiếp thu và áp dụng khi có tai nạn thực tế xảy ra.

- Ngoài ra còn thiếu các biện pháp tuyên truyền về an toàn đối với cả chủ hàng và các chủ phương tiện trong quá trình vào làm hàng tại cảng, do đó còn có một số tai nạn xảy ra đối với họ.

* Công tác trang bị bảo hộ lao động

- Trang bị bảo hộ cho công nhân làm việc tại cảng xong còn thiếu công tác bảo hộ lao động cho các chủ hàng, chủ phương tiện vận tải cũng như các khách hàng ra vào làm việc tại kho bãi, cầu tàu. Điều này có thể gây tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong cảng.

- Công nhân chưa có ý thức tốt trong việc sử dụng bảo hộ lao động. VD: không mặc áo, mũ bảo hộ trong quá trình bốc xếp hàng, hay đội mũ bảo hộ không đeo quai mũ . Công nhân lái xe nâng hàng, lái ô tô không đội mũ bảo hộ, không đeo gang tay trong quá trình làm hàng.

- Chất lượng một số trang bị bảo hộ không tốt và phù hợp như chất liệu áo bảo hộ quá nóng, làm công nhân khó chịu vào mùa hè.

* Công tác kiểm tra , giám sát

- Một số cán bộ , nhân viên an toàn lao động còn ngại xuống hiện trường làm việc , chỉ nắm bắt thực tế thông qua các thông báo.

- khu vực làm việc tại cảng rộng gồm cả khu cầu tàu, kho bái, chuyển tải nên không thể giám sát một cách xát xao, chi tiết tại tất cả các khu vực, không thể kiểm tra hết được quá trình thực hiện các quy trình xếp dỡ của công nhân. - Đặc biệt khó có thể giám sát quản lý được hoạt động của chủ hàng, chủ phương tiện, khách hàng ra vào hoạt động tại cảng

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG XẾP DỠ HÀNG HÓA TẠI CẢNG 3.3 Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động

a, Mục đích của công tác bảo hộ lao động

Một quá trình làm việc có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. nếu không được phòng ngừa ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:

- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn lao động.

- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gấy nên.

- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.

b, Ý nghĩa công tác BHLĐ

Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức khỏe lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quàn

chúng, ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động chưa được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đinh ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa , nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển.

Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nêu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thaanfcuar cá nhân người lao động và tập thể lao động. Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu…

3.2 Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động xếp dỡ hàng tại cảng

3.2.1 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục về ATLĐ

- Các ban lãnh đạo thường xuyên phối hợp với công đoàn cơ sở tuyên truyền, giáo dục người lao động chấp hành đúng quy định biện pháp làm việc an toàn. VD: + Hàng năm cảng tổ chức 2 đợt huấn luyện ( mỗi đợt 2 buổi) cho cán bộ công nhân viên về vấn đề an toàn lao động. Thông qua đó nêu nên các quy định, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người cũng như ý nghĩa về việc thưc hiện công tác an toàn lao động

+ In ấn sách, tài liệu về an toàn lao động cho công nhân viên học tập. + In các khẩu hiệu tuyên truyền, giáo dục tại nơi làm việc để nhắc nhở thường xuyên công nhân lao động an toàn.

- Thực hiện huấn luyện hướng dẫn người lao động nâng cao hiểu biết và kĩ năng làm việc an toàn, sát hạch ATVSLĐ riêng cho công nhân

VD: đối với từng loại ngành loại nghề khác nhau như công nhân lái nâng, công nhân lái đế, công nhân bốc xếp,… thì các yêu cầu kĩ thuật về an toàn lao động lại khác nhau. Do đó cần phải hướng dẫn, huấn luyện cụ thể cho từng nhóm công nhân phù hợp với ngành nghề của họ

3.2.2 Biện pháp đảm bảo trang bị bảo hộ lao động

a, Đối với cảng

- Mua sắm các loại trang bị BHLĐ phải có chất lượng đảm bảo, phù hợp và cấp phát cho công nhân.

VD: Đối với các trang bị như quần áo BHLĐ, mũ bảo hộ, giầy,.. thì một năm cấp phát một lần, đối với các trang bị mau hỏng như khẩu trang, gang tay,.. thì phải cấp phát hàng tháng.

- Phải hướng dẫn cho người lao động sử dụng thành thạo các trang bị BHLĐ cũng như phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

-Thường xuyên và kiểm tra định kì chất lượng của các phương tiện BHLĐ, đặc biệt là các phương tiện bảo hộ chuyên dụng có yêu cầu kĩ thuật cao như gang tay cách điện, ủng cách điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an toàn,… - Bắt buộc công nhân phải sử dụng phương tiện BHLĐ theo đúng quy định trong khi làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng. Nếu người nào cố tình vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỉ luật theo quy định

b, Đối với công nhân

- Có ý thức sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ theo quy định trong quá trình làm việc.

- Có ý thức giữ gìn, bảo quản tốt trang bị được cấp phát.

3.2.3 Biện pháp giảm sát, thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa

- Quy định và phổ biến quy trình, công nghệ xếp dỡ tới người lao động theo từng ngành nghề ( phát văn bản hường dẫn tới tay người lao động, treo các bảng hướng dẫn về quy trình, định mức xếp dỡ tại nơi làm làm việc,..) đồng thời thành lập các đội thanh tra, giám sát việc thực hiện quy trình xếp dỡ của công nhân. Nếu có sự sai xót trong quá trình thực hiện thì yêu cầu chỉnh sửa ngay theo quy định.

- Nhóm công nhân làm việc phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công nhân trong nhóm, có nhóm trưởng chỉ huy, đảm bảo các tác nghiệp thống nhất, chính xác , an toàn.

- Trách nhiệm của điều độ, chỉ huy , giám sát là theo dõi xát xao quá trình làm việc, nếu công nhân không làm việc theo đúng quy trình thì phải nhắc nhở, nếu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động khai thác cảng chùa vẽ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)