Sau đợt thực tập cơ sở ngành tại Công Ty Cổ Phần Cân Hải Phòng, em đã có dịp thâm nhập với môi trường làm việc thực tế; nhận dạng và hiểu rõ hơn các kiến thức đã được học; bước đầu làm quen với công việc chuyên môn của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Trong thời gian kiến tập, em đã tìm hiểu những thông tin chung về doanh nghiệp, đó là: Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp; Chức năng và nhiệm vụ chính của doanh nghiệp Đặc điểm về;
quy trình công nghệ của doanh nghiệp dựa trên những thông tin được cung cấp và nguồn tài liệu thu thập được. Từ đó, tiếp thu và chọn lọc thông tin chính xác, ngắn ngọn nhất để hoàn thành bài báo cáo này. Công việc này giúp em nâng cao khả năng thu thập xử lý thông tin hiệu quả; tổng hợp, phân tích các tài liệu một cách khách quan và thực tế hơn. - Nâng cao tính tự giác, kỷ luật trong công việc. Để có những thông tin, tài
liệu hỗ trợ cho bài báo cáo này, em đã bỏ thời gian, công sức để sưu tầm, nghiên cứu; lập dàn ý chi tiết; chuẩn bị những câu hỏi trước khi đi kiến tập. Điều này giúp em có tính chủ động hơn trong công việc và thu thập thông tin tốt hơn tránh thiếu sót trong quá trình hoàn thiện nội dung của bài báo cáo.
- Vận dụng những kiến thức đã được học về một công ty cổ phần, cùng với những kiến thức cơ bản trong môn Quản trị học để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và phong cách lãnh đạo của công ty, qua đó đưa ra nhận xét khách quan của mình về bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Đây cũng là những bước đầu tiên để em hiểu được nguyên tắc quản lý doanh nghiệp, sự ràng buộc, trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Từ đó, có kinh nghiệm thực tế cho công việc của một nhà quản lý tương lai sau này.
- Nhờ có những tài liệu hữu ích về doanh nghiệp cũng như những giải đáp, hỗ trợ nhiệt tình của bác Vũ Trường Sơn về những khó khăn, thách thức cùng với những cơ hội phát triển của doanh nghiệp, em có thể nhận định được phần nào phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Tuy chỉ là suy đoán, luận lập được hướng dẫn nhưng phần nào cũng giúp em nâng cao khả năng tư duy, tiên quyết, tiên liệu, hoạch định có tầm nhìn xa. Đây là một tố chất rất cần có của một nhà quản trị tương lai. - Bên cạnh đó, việc phải vận dụng kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quá trình
việc giao tiếp còn có nhiều hạn chế do thiếu kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp và kinh nghiệm thực tế, nhưng với sự gợi ý, hướng dẫn của thầy giáo Phạm Ngọc Thanh em có thêm kiến thức,tự tin hơn để tiếp tục quá trình tìm hiểu thông tin, mô hình doanh nghiệp. Từ đó, khả năng giao tiếp xử lý tình huống của em được hoàn thiện hơn. Đó cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực đối với một nhà quản trị tương lai sau này.