Chiến thuật siết ốc.

Một phần của tài liệu Một số chiến thuật và nguyên tắc trong đàm phán - thương lượng (Phần 1) potx (Trang 26 - 27)

- Dạ Cám ơn thủ trưởng.

9.18.Chiến thuật siết ốc.

Chiến thuật siết ốc rất đơn giản. Mỗi khi phía bên kia đưa ra đề nghị và bạn thấy cần hòan chỉnh thêm thì bạn có thể nói: "Theo tôi thì ông nên hòan chỉnh thêm, chứ như vậy thì chưa đủ". Mỗi lần nói như vậy bạn phải nghĩ, đợi cho bên kia nói tiếp, sau đó cứ thế mà siết chặt thêm.

Ví dụ: Thời tôi làm hợp đồng cho một công ty dầu khí nước ngoài, tôi có một ông sếp rất điệu nghệ trong trò "siết ốc". Một lần ông giao cho tôi làm báo cáo. Khi tôi làm xong và trình bày cho ông ta, ông ta hỏi: "Anh đã làm thật cẩn thận chưa?". Suy nghĩ một lúc tôi trả lời: "Tôi làm cẩn thận rồi, chứ rất cẩn thận thì chưa." Thế là tôi lại lấy về và xem xét cẩn thận hơn. Sau đó ông ta nhận tập báo cáo của tôi. Sau hai ngày tôi nhận lại tập báo cáo cùng mấy dòng chữ: "Anh khẳng định là anh làm rất cẩn thận rồi chứ?". Để "chắc ăn" tôi đành phải dò xét lại rất kỹ lưỡng một lần nữa, sau đó mới đưa cho sếp và nói: "Lần này thì tôi đã làm rất cẩn thận rồi." Sếp mỉm cười và nói: "Lần này tôi sẽ đọc báo cáo của anh."

**** Đối lại chiến thuật siết ốc.

Nếu bên kia trả lời bạn rằng: "Thế này thì chưa đủ", theo chiến thuật "siết ốc" thì bạn phải hỏi ngay: "Thưa ông, theo ông là thế nào là đủ ạ?" Hỏi như vậy có hai mục đích: một là có thể họ sẽ rút lui chiến thuật siết ốc, hai là ta bám theo những gì họ nói mà hòan tất thêm chỉ một lần. Lần sau nếu bị siết ốc tiếp thì bạn phản ứng ngay với câu: "Lần trước ông bảo tôi làm như thế còn gì".

Một phần của tài liệu Một số chiến thuật và nguyên tắc trong đàm phán - thương lượng (Phần 1) potx (Trang 26 - 27)