Thủ tục giám đốc thẩm

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Trang 52 - 56)

1.1. Quy định chính xác hơn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 371) 371)

- BLTTHS năm 2003: Quy định căn cứ kháng nghị gồm: (1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; (2) Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (3) Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; (4) Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

- BLTTHS năm 2015: Chỉ kháng nghị giám đốc thẩm khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây: (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Lý do:bảo đảm quy định chặt chẽ các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tránh kháng nghị tràn lan.

1.2. Quy định chính xác hơn về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 373) thủ tục giám đốc thẩm (Điều 373)

53

VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. (3) Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới (Điều 275).

- BLTTHS năm 2015: (1) Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. (3) Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Lý do: Phù hợp với Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 2014.

1.3. Bổ sung quy định về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 374) án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 374)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn, thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.4. Bổ sung quy định về thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 375)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: (1) Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo. (2) Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (chứng cứ, tài liệu kèm theo nếu có) thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; (3) Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông

54

báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thuận lợi cho thực tiễn áp dụng; thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.5. Bổ sung quy định về chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 376) theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 376)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: (1) Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu. (2) Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn, thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.6. Quy định cụ thể nội dung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 378) (Điều 378)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính: (1) Số, ngày, tháng, năm của quyết định; (2) Người có thẩm quyền ra quyết định; (3) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (4) Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (5) Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; (6) Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định; (7) Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án; (8) Yêu cầu của người kháng nghị.

- Lý do: bảo đảm tính cụ thể, minh bạch.

1.7. Quy định chi tiết hơn việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 380) (Điều 380)

- BLTTHS năm 2003: Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được gửi cho: (1) Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị; (2) Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm; (3) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị (Điều 277).

- BLTTHS năm 2015: (1) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp Chánh án TAND tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. (3) Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

- Lý do: bảo đảm tính cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng cấp kháng nghị.

1.8. Quy định cụ thể hơn về các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (Điều 381) nghị (Điều 381)

- BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể

- BLTTHS năm 2015: (1) Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (2) Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (3) Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

- Lý do: phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.

1.9. Quy định cụ thể hơn thành phần Hội đồng giám đốc thẩm và phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này (Điều 382) vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này (Điều 382)

- BLTTHS năm 2003: Trên cơ sở quy định 03 cấp Tòa án, Bộ luật quy định TAND cấp tỉnh và TAND tối cao có quyền giám đốc thẩm. Việc giám đốc thẩm được tiến hành bởi toàn thể Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán.

- BLTTHS năm 2015: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, Toà án quân sự trung ương bị kháng nghị; Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Quy định thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao (Hội đồng gồm 03 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể); thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (Hội đồng gồm 05 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể). Đồng thời, quy định cụ thể phạm vi, thẩm

56 quyền xét xử của các Hội đồng này.

- Lý do: thống nhất với Luật tổ chức TAND năm 2014.

1.10. Quy định chi tiết hơn về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 386) 386)

- BLTTHS năm 2003: Một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến. Nếu người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có mặt theo giấy triệu tập thì những người này được trình bày ý kiến rồi đến đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát (Điều 282).

- BLTTHS năm 2015: (1) Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị, việc giải quyết vụ án và tham gia tranh tụng với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. (3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

- Lý do: bảo đảm tính chặt chẽ và cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

1.11. Bổ sung thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 388)

- BLTTHS năm 2003: Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; (3) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- BLTTHS năm 2015: Ngoài ba thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong Bộ luật hiện hành, BLTTHS năm 2015 bổ sung: (1) Thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa cho đồng bộ với thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm dân sự, hành chính; (2) Thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Lý do: Để phù hợp với thực tiễn giám đốc thẩm thời gian qua, có những trường hợp chứng cứ đã rõ ràng, có thể khắc phục ngay mà không nhất thiết hủy án để điều tra lại, làm kéo dài thời hạn tố tụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (Trang 52 - 56)