Chúng ta đã biết, trong nghệ thuật quan trọng là cái tinh cái chất lượng ‘‘quý hồ tinh bất quý hồ đa’’ mà dấu hiệu của cái tinh, cái chất lượng chính là phong cách. Có thể noi một trong những lí do để thơ tình Xuân Diệu có một sức sống mãnh liệt đến hôm nay đó là vì ông có một phong cách nghệ thuật riêng độc đáo. Nó khác biệt với thơ tình của các nhà thơ cùng thời và ảnh hưởng lớn đến thơ ca việt nam.
Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt nửa thế kỷ với những cách tân táo bạo trong ngôn từ. Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, ông tỏ ra là người luôn có ý thức vận dụng ngôn ngữ thơ, theo ông ‘‘mỗi nhà thơ phải là nhà kỹ thuật lớn của ngôn ngữ’’. Vì thế ngôn ngữ thơ Xuân Diệu được cá thể hoá mạnh mẽ mang đậm dấu ấn riêng, ông
rất coi trọng việc chọn chữ, chọn lời, sắp xếp từ ngữ đúng lúc, đúng chỗ, ông có lối viết như cựa quậy trong từng chữ. Cùng viết về tình yêu, nếu Xuân Diệu sử dụng hệ thống ngôn ngữ trau chuốt với hàng loạt động từ khoẻ khoắn, ấn tượng như:‘‘kẻ uống tình yêu dập cả môi’’, ‘‘hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi’’, ‘‘Ta muốn ôm…’’.Thì thơ Thế Lữ là thơ của một kẻ đa tình, ‘‘một kẻ khát yêu, lòng mở sẵn để đón một tình yêu không thấy tôi’’.
Nếu thơ tình Xuân Diệu với hệ thống động từ biểu hiện tình yêu gắn với cuộc đời trần tục, tâm hồn gắn với thể xác thì thơ tình của Lưu Trọng Lư lại diễn tả cái tôi say sưa, thoát ly, nhạy cảm tóm gọn trong hai chữ ‘‘tình’’ và ‘‘mộng’’.
Như đã phân tích ở trên, hệ thống động từ trong thơ Xuân Diệu sử dụng rất hiệu quả mang lại giá trị biểu đạt cao. Nó cho thấy ở ông là một niềm khát khao giao cảm với đời, một niềm khát khao mãnh liệt, táo bạo. Nhờ đó ta thấy được tình yêu thực sự của con người trần tục.
Trong con mắt tình yêu của Xuân Diệu, sự vật hiên ra một cách vui tươi, mơn mởn sức sống với ong, bướm, ánh nắng chan hoà :
Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Quả thật với con mắt của một người yêu đời, khát sống, khát yêu thì cái gì cũng trở nên đẹp và thơ mộng:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến nơi nơi động tiếng huyền
Với loạt động từ mạnh ‘‘phất, chớp, ríu rít, đổ, động’’ cho ta thấy một cảnh vật căng đầy sức sống. Đó cũng biểu hiện tình yêu của nhà thơ, song không
là tình yêu nam nữ mà lớn hơn ôm trùm hơn là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, yêu cuộc đời.
Còn Huy Cận, thơ tình ông viết về nỗi sầu thiên cổ, nỗi thê thiết của cuộc đời. Thơ Huy Cận diễn tả cái buồn cô đơn của con người trước thiênnhiên bát ngát. Cảnh vật trong thơ ông thường hoang vắng tĩnh lặng:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
và đó là sự đối lập giữa con người với cái bao la rộng lớn của vũ trụ, là cái cô đơn của kiếp người:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Còn Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử lại thể hiện cái đau đớn điên loạn của cuộc đời, là sự chán nản, hoài nghi và tuyệt vọng:
Trời hỡi hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian
Phải nói rằng, viết về tình yêu, viết về cuộc sống, đến Xuân Diệu ta mới nhận thấy một niềm khát khao giao cảm, khát khao sống đến mãnh liệt, say đắm.Những động từ mạnh mẽ được nhà thơ sử dụng thật tinh tế. Với Xuân Diệu , sống cũng là sống hết mình ‘‘vắt đến giọt cuối cùng’’, ông ý thức rõ về thời gian: ‘‘Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua’’. Vì thế ông vội vàng sống cuống quyết:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn thâu cánh bướm với tình yêu Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Và non nước và cây và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi thơm Cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Chỉ mười câu thơ mà có chứa tới mười bốn lần sử dụng động từ mạnh ‘‘muốn, riết, ôm, hôn…’’ cho thấy sự cuống quyết sống vội vàng tận hưởng của nhà thơ trước cuộc đời.
Và nếu như Xuân Diệu yêu là yêu hết mình, cho là cho tất cả, tình yêu của ông bao gồm cả thể xác, táo bạo và mãnh liệt:
Hãysát đôi đầu
Hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
Thì tình yêu trong thơ Nguyễn Bính thật nhẹ nhàng, kín đáo. Ông không đi tìm những cách tân hiện đại và ‘‘tây’’ như Xuân Diệu mà ông say sưa với cảnh quê, tình quê mộc mạc, duyên dáng:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Nếu Xuân Diệu yêu là phải ôm, phải hôn, riết, cắn thì Nguyễn Bính là sự tương tư, nhớ mong :
Thôn đoài ngồi nhớ thôn đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Đó là một chàng trai quê thương nhớ âm thầm cô gái láng giềng : Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn
để rồi lại thầm trách hỏi: ‘‘cớ sao bên ấy chẳng sang bên này’’. Quả thật thơ tình Nguyễn Bính có cái đằm thắm duyên quê, nhẹ nhàng và kín đáo, không vồ vập và cuống quyết như thơ tình Xuân Diệu.
Có thể nói Xuân Diệu là một nhà thơ rất tây, rất hiện đại với ngôn ngữ thơ rất độc đáo trong đó phải kể đến là hệ thống động từ được sử dụng thật tinh tế. Đó là một phần ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp và một phần nhà thơ học hỏi từ vốn ngôn ngữ của dân tộc.
Trước Xuân Diệu chúng ta có Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ nôm, cũng là một nhà thơ tình nổi tiếng với hệ thống ngôn từ sắc sảo, độc đáo:
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Thơ tình Xuân Diệu thể hiện một phong cách riêng độc đáo, không lẩn với bất kỳ nhà thơ nào khác. Ông có những cách tân táo bạo trong ngôn từ.