III. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đờ
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông, là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân.
Không phải ngẫu nhiên mà trong tác phẩm "Đường Kách mệnh", Hồ Chí Minh đưa phần giáo dục đạo đức lên hàng đầu, trong đó trước hết phải xử lý mối quan hệ với chính mình, phải tu dưỡng cá nhân. Từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người.
Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tư dưỡng đạo đức suốt đời:
Môt là, việc tu dưỡng đạo đức phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, suốt
cả cuộc đời:
Theo Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ. Mỗi người phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời. Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người phải được thực hiện qua hoạt động thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao. Muốn vậy, mỗi người phải thường xuyên tự tu dưỡng đạo đức, như Bác từng căn dặn: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.”
Trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tu dưỡng đạo đức là một quá trình đấu tranh quyết liệt, lâu dài trong nội tâm của mỗi con người. Vì thế, việc rèn luyện đạo đức đòi hỏi mỗi cán bộ phải có dũng khí đấu tranh với chính mình và phải kiên trì bền bỉ, nỗ lực tu dưỡng suốt đời.
Hai là, việc tu dưỡng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi
người:
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử là "chính tâm, tu thân" để "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", và chỉ rõ: "Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi con người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công"
Trong giáo dục đạo đức cho cán bộ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tu dưỡng đạo đức là một quá trình đấu tranh quyết liệt, lâu dài trong nội tâm của mỗi con người: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm bón cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”
Ba là, tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn của mỗi
người:
Trong xu thế hội nhập, cùng với khẳng định sức mạnh tập thể, thì vai trò cá nhân là cực kỳ quan trọng. Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình, và phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất cụ thể, phong phú và đa dạng. Thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua quá trình tu dưỡng rèn luyện công phu mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao, hoàn thiện.
Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh.
Bài học đó đã được Hồ Chí Minh đúc kết ở 4 câu thơ: "Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian lao rèn luyện mới thành công."
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức.
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, những chuẩn mực chung nhất của đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, Trung với nước, hiếu với dân
Hai là, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Ba là, Thương yêu con người, sống có tình nghĩa Bốn là, Tinh thần quốc tế trong sáng
Và cũng theo Người, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng xây dựng đạo đức cách mạng của Đảng nói chung và việc rèn luyện của mỗi người nói riêng:
Một là, Nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức Hai là, Xây đi đôi với chống
Ba là, Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Nâng cao đạo đức trong tình hình mới, Đảng và nhân dân ta quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra.
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, bên cạnh việc xây dựng những phẩm chất đạo đức. Trung với nước, hiếu với dân, thương người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng nêu trong di sản của Người, chúng ta còn phải đấu tranh quyết liệt chống các tệ nạn xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị trường đang làm phương hại đến nền đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sớm nhận ra sự nguy hiểm của bệnh "cá nhân", đó là nguyên nhân đẻ ra các tệ nạn tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ. Ngay từ năm 1952, Người đã nêu rõ những tệ nạn cần phải chống gồm ba loại hình là tham ô, lãng phí quan liêu. Người coi những tệ nạn đó là tội ác, là kẻ thù khá nguy hiểm của nhân dân, là bạn đồng minh của thực dân, phong kiến, là thứ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” phá từ trong phá ra. Người đã chỉ rõ tội lỗi của những kẻ tham ô, lãng phí quan liêu cũng nặng như tội lỗi "Việt gian, mật thám". Người cho rằng: "Việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót".
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn “Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị - nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật - 2021
2. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học dành cho bậc đại học - không chuyên lý luận chính trị - nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật - 2021
3. Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên Báo Le Paria số 25 tháng 5- 1924,
4. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, CTQG, H, 2011, tr. 240, 5. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, CTQG, H, 2011, tr.14
6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, CTQG, H, 2011, tr.163, tr.256
7. Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế của Nguyễn Ái Quốc - 1953
8. Câu thơ của Hồ Chí Minh đọc trong Diễn văn tiễn Chủ tịch K.E.Vôrôsilốp và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô lên đường về nước
9. Lời căn dặn được trích trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 03 tháng 4 năm 1953 gửi các đơn vị bộ đội được giao nhiệm vụ giúp bạn Lào tác chiến ở Thượng Lào
10. Đoàn kết quốc tế theo Di chúc của Bác Hồ theo bảo tàng Hồ Chí Minh
11. Con đường cách mạng Hồ Chí Minh - Độc lập, tự cường và sáng tạo theo bảo tàng Hồ Chí Minh
12. Án hành "Bản đồ Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ' ' theo bảo tàng Hồ Chí Minh
STT Mã sinhviên Họ và tên LHC Nhiệm vụ Nhậnxét
31 820D10501 Nguyễn Thị ThuHuyền K56Q1 Tổng hợp, chỉnh sửa word,duyệt PP, TT
32 920D10507 Hoàng Lan K56Q2 Word
33 020D10502 Nguyễn ThịNgọc Lan K56Q1 Word
34 219D13002 Phạm Nhật Lệ K55E1 Word
35 20D10508
1 Bùi Phương Linh
K56Q
2 Word
36 220D10502 Đỗ Thị ThùyLinh K56Q1 Word
37 220D10508 Lại Thị PhươngLinh K56Q2 Word
38 219D13023 Ngô Thị PhươngLinh K55E4 Word
39 19D105022 2 Thạch Thị Khánh Linh K55Q 1 Word 40 20D10502 4 Trần Gia Linh K56Q 1 Word