II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA CỦA CÔNG
5. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, động viên khuyến
khích người lao động làm việc
Lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động là ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình sản xuất đạt hiệu quả hay không là do yếu tố con người quyết định nên để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả còn phụ thuộc vào trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động.
Tình trạng tay nghề công nhân của công ty hiện nay không đồng đều, trình độ tay nghề cao hay là chưa cao, do vậy việc nâng cao tay nghề cho công nhân là việc làm cấp bách cùng với việc bố trí lại cơ cấu lao động trong công ty.
Vì vậy việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề là việc làm cần thiết với công ty, nâng cao năng suất làm việc yêu cầu công ty phải có kế hoạch và chương trình đào tạo lao động phù hợp, khoa học cụ thể là:
Đối với đội ngũ công nhân: thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho công nhân, cán bộ kỹ thuật. Để làm được điều đó, hàng quý, hàng năm công ty phải tổ chức kiểm tra tay nghề cho công nhân trên cơ sở đó mà phân loại:
Công nhân có tay nghề khá
Công nhân có tay nghề trung bình.
Công nhân có tay nghề yếu: cần bồi dưỡng thêm.
Với những công nhân có tay nghề yếu: tổ chức nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn ngành nghề để họ nắm vững quy trình công nghệ kỹ thuật, có thể tổ chức học tập ngoài giờ tùy theo tình hình sản xuất.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý: công ty cần có biện pháp khuyến khích, khen thưởng hay biện pháp hành chính sau:
Chỉ đề bạt vào vị trí lãnh đạo những người có đức, có tài, thể hiện tinh thần
trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nhân cách, trình độ quản lý hợp với cơ chế thị trường.
Thưởng phạt bằng vật chất, lên lương trước thời hạn cho những người đóng góp trí tuệ, sáng tạo. Trong sự phát triển của công ty.
Có biện pháp xử lý thỏa đáng đối với cán bộ không đảm nhận được công việc,
không có chuyên môn bằng hình thức bố trí công việc khác hoặc cho thôi việc khi cần.
Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ thì kiến thức về
kinh tế, ngoại ngữ, tin học là rất cần thiết, do đó công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ đi học thêm văn bằng hai ở các trường đại học.
Đồng thời đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động để họ thành thạo hơn về công việc thì công ty cũng cần có những chính sách đãi ngộ và động viên khuyến khích. Động viên khuyến khích. Động viên khuyến khích không chỉ là việc cần làm đối với những người lao động mà cả đối với thành viên trong ban giám đốc. Mỗi thành viên trong ban giám đốc cũng cần phải có sự hăng say trong làm việc. Sự miệt mài trong công tác, quên làm quên ngủ của giám đốc vì công việc chung của công ty, sự sẵn sàng từ bỏ chuyến đi nghỉ ngơi du lịch cùng gia đình, không ngần ngại làm thêm giờ,… để thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra của công ty là những biểu hiện sống động của sự nhiệt tình trong lao động của ban giám đốc.
Một sự thỏa mãn trong lao động chứng tỏ người lao động đã được chú ý đúng mức. Thái độ bất mãn với công việc, với những đối xử bất công chính là những biểu hiện hết sức nghiêm trọng của việc yếu kém trong công tác động viên khuyến khích.
Để động viên khuyến khích mọi người một cách liên tục và có hiệu quả, một vấn đề đặt ra là xây dựng một hệ thống thưởng phạt nghiêm minh. Trong công ty hiện đã có chủ trương này nhưng chưa thường xuyên, chủ trương áp dụng còn hạn chế, đặc biệt là ở các bộ phận sản xuất nơi công nhân làm việc. Thường thì họ mới chỉ được hưởng theo lương chính, và chỉ có thưởng khi doanh thu tăng cao hay vào những chu kỳ mà lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ tăng cao. Động viên khuyến khích, công ty nên coi đây là việc làm thường xuyên cho toàn thể lao động trong công ty. Động viên khuyến khích sẽ là động lực cho mọi người trong công ty nhiệt tình làm việc, phát
huy tính sáng tạo của các cá nhân khi họ yên tâm làm việc. Động viên khuyến khích sẽ là một liều thuốc bổ cho sự phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Gia nhập vào nền kinh tế thị trường, tham gia vào các tổ chức lớn như WTO, cơ hội đến với các doanh nghiệp nước ta là rất lớn đồng thời nguy cơ biến mất khỏi thị trường cũng khó tránh khỏi nếu doanh nghiệp đó không ngày một mạnh lên. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tràng An trong những năm qua đã có những nỗ lực không ngừng trong sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý và kinh doanh của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt rộng khắp thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, phạm vi tiêu thụ không ngừng được mở rộng, số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ đặt ra ngày càng tăng, từ đó công ty đã thu được một số hiệu quả nhất định, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước, lại bị sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty phải đối mặt không ít khó khăn. Điều đáng ghi nhận là công ty đang cố gắng hết mình để vượt qua thử thách và hiện tại công ty đã có những dự định cho đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra các thị trường mới. Nhưng để làm được những việc này thì công ty phải từng bước tăng cường tiềm lực của mình bằng cách thực hiện tốt các chỉ tiêu quan trọng trong kỳ kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền – 2004 – Giáo trình Quản trị kinh doanh – NXB Lao động xã hội – Hà Nội.
2. Trần Minh Đạo – 2002 – Giáo trình Marketing căn bản – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Nguyễn Năng Phúc – 1998 – Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – NXB Thống kê – Hà Nội.
4. PGS.TS. Lê Văn Tâm – 2000 – Giáo trình quản trị chiến lược – Nhà xuất bản thống kê.
5. Trương Đoàn Thể – 2004 – Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp – NXB Lao động xã hội – Hà Nội.
6. Các bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2003 – 2007 của Công ty cổ phần Tràng An.
7. Tài liệu về quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Tràng An
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TGĐ : Tổng giám đốc P.TGĐ : Phó tổng giám đốc XN : Xí nghiệp SP : Sản phẩm SX : Sản xuất
VT, TP : Vật tư, thành phẩm
UBND : Ủy ban nhân dân
KH : Kế hoạch
KHSX : Kế hoạch sản xuất
KT-TC : Kế toán tài chính
TCNS : Tổ chức nhân sự
ĐV : Đơn vị
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp Lưu đồ 2.1: Lập kế hoạch và triển khai sản xuất của công ty
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2003 – 2007 Bảng 1.2: Tình trạng máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất của công ty Bảng 1.3: Cơ cấu sử dụng lao động của công ty qua các năm gần đây Bảng 1.4: Cơ cấu sử dụng vốn của công ty
Bảng 2.1: Sản lượng mặt hàng sản xuất của công ty năm 2003 - 2007 Bảng 2.2: Tình hình tiêu thụ các mặt hàng chính những năm gần đây
Bảng 2.3: cơ cấu sản lượng tiêu thụ sản phẩm của các thành phần doanh nghiệp ngành sản xuất bánh kẹo.
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2007
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng lao động của công ty những năm gần đây Bảng 2.6: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong những năm gần đây Bảng 2.7: Đánh giá nguồn vốn sử dụng của công ty
Bảng 2.8: Công suất sử dụng của máy móc thiết bị trong công ty Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất năm 2008
Bảng 3.2: Kế hoạch sản xuất tháng 5 năm 2008 Bảng 3.3: Kế hoạch sản xuất tuần thứ 30 năm 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 2
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ... 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY ... 3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ... 3
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN ... 5
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Tràng An ... 5
2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ... 6
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ... 9
V. ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HỆ THỐNG CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DOANH NGHIỆP ...11
VI. ĐẶC ĐIỂM MÁY MÓC THIẾT BỊ, QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM ...12
VII. ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG ...16
VIII. ĐẶC ĐIỂM VỀ VỐN ...18
IX. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ ...19
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ...21
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOACH SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY ...21
1. Lập kế hoạch sản xuất ...23
2. Duyệt ...24
3. Triển khai, kiểm soát tiến độ sản xuất ...25
4. Báo cáo, cập nhật, quyết toán vật tư, thành phẩm ...25
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY ...27
1.Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty ...27
2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty ...29
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2007 ...31
IV. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG KẾ HOẠCH HÓA CỦA CÔNG TY ...33
1. Ưu điểm ...33
2. Những tồn tại: ...33
3. Nguyên nhân ...34
V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ...35
1. Hiệu quả sử dụng lao động ...35
2. Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu ...36
3. Hiệu quả huy động vốn ...39
5. Tổ chức quản lý, hiệp tác giữa các bộ phận ...42
Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN ...42
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI ...43
1. Phương hướng chung của ngành ...43
2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong những năm tới ...47
3. Kế hoạch sản xuất sản phẩm trong năm 2008 ...45
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA CỦA CÔNG TY ...50
1. Tăng cường điều tra nghiên cứu thị trường...50
2. Tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm ...51
3. Tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ có trọng điểm ...53
4. Huy động thêm vốn đầu tư có hiệu quả ...54
5. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, động viên khuyến khích người lao động làm việc ...55
KẾT LUẬN ...58