Đối với hệ thống pháp luật tuyên truyền pháp luật

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Trang 30 - 32)

Trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, bước đầu đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tinh thần dân chủ hóa, công khai hóa ngày càng được mở rộng, quyền khiếu nại và trách nhiệm khiếu nại không ngừng được phát huy. Từ đó đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước và đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.Tuy nhiên công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là công tác phức tạp và nhạy cảm, có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các mặt kinh tế và đời sống. Muốn nâng cao hiệu quả công tác này đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, song song và gắn với quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn chỉnh, thường xuyên thay đổi, một số các quy định còn chồng chéo cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo còn nhiều và thường xuyên. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng nhằm tạo ra nền tảng pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

sắc pháp luật về khiếu nại, tố cáo, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, tổ chức. tăng cường tính pháp chế trong hoạt động quản lý, ngăn chặn và đẩy lùi các vi phạm pháp luật, chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Cần có cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo độc lập, không nên duy trì cơ chế giải quyết như hiện nay. Do thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các quyết định hành chính như hiện nay là cùng một chủ thể : Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định xử phạt hành chính của người dân, khi người dân có khiếu nại Quyết định xử phạt này thì Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nên không tạo được sự tin tưởng của người dân.

Thường xuyên tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực trạng pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và thực trạng thực hiện pháp luật đó để tìm ra những ưu diểm cũng như những hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.Qua đó kiện toàn cơ chế thực hiện pháp luật trên mọi phương diện: tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Thanh tra nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đại biểu HĐND, cơ quan báo chí…

Thường xuyên tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là khiếu nại, tố cáo, tạo cho họ thói quen “ sống và làm việc theo pháp luật”, giúp họ nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật, chủ động hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo từ cơ sở. Rà soát lại các Quyết định về khiếu nại, tố cáo trong các văn bản

của các quy định pháp luật hiện hành, từ đó hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta.

Thống nhất công tác giải tỏa đền bù giữa các công trình, giá đền bù, thời gian đền bù để tránh phát sinh các khiếu nại về việc giải tỏa đền bù.

Một phần của tài liệu Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)